Các hình thức hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 41 - 43)

2.1. Tình hình áp dụng quy định lãi suất và sự thay đổi của lãi suất tín dụng

2.1.1 Các hình thức hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Nền kinh tế thế giới và Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid- 19. Trước những khó khăn này, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, linh hoạt điều hành đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát và giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều tiết tiền tệ thông qua lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và tác động gián tiếp tới lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng. Từ năm 2012 đến nay, Tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước từng bước cho phép chủ động quyết định mức lãi suất huy động đối với kỳ hạn 12 tháng trở lên và sau đó là kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Hiện nay, các lãi suất suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu được quy định tại Thông tư số 1424/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 07/07/2017 với lãi suất tái cấp vốn là 6,25%/năm, lãi suất tái chiết khấu: 4,25%/năm và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 7,25%/năm.

Đối với thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Thông tư bao gồm 3 chương 10 điều quy định về phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng, các đối tượng, trường hợp được cơ cấu, miễn, giảm lãi, trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và của cơ quan liên quan thực hiện thông tư này. Văn bản được ban hành

trong bối cảnh tình hình dịch bệnh làm đình trệ nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và doanh nghiệp. Từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi thêm 2 lần với thông tư 03/2021/TT-NHNN, thông tư 14/2021/TT-NHNN để điều chỉnh đối tương, thời gian áp dụng phù hợp với tình hình của dịch bệnh. Các chính sách này được đánh giá đã giảm áp lực trả nợ cho các khách hàng gặp khó khăn bởi dịch và giúp các tổ chức tín dụng triển khai hỗ trợ một cách thuận lợi tới khách hàng36. Các hình thức hỗ trợ lãi suất các ngân hàng thương mại có thể thực hiện bao gồm miễn lãi, giảm lãi suất đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 02/CT- NHNN ngày 31/03/2020 về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm phịng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid – 19, yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng; tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa, chia sẻ khó khăn với khách hàng. Trong đó, chỉ thị nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng. Đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, một số nhiệm vụ chính như chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ, điều tiết nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn, khối lượng, lãi suất hợp lý và chuẩn bị các phương án hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt, cung ứng vốn kịp thời, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu; cho vay tái cấp vốn đối với TCTD để thực hiện các chương trình theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu dưới các hình thức tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC; theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, phù hợp, tiếp tục sử dụng đồng bộ các biện pháp và cơng cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; giám sát chặt chẽ việc thực thi giảm

36Huy Thắng (2021), Ngành ngân hàng đang giải 'bài tốn' chưa có tiền lệ, Báo điện tử Chính Phủ, 16/09/2021.

lãi suất của TCTD theo chỉ đạo của NHNN và chủ trương của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc triển khai thực hiện của các TCTD; giám sát việc thực hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN, các quy định về miễn, giảm phí dịch vụ thanh tốn điện tử và các văn bản pháp luật liên quan khác, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định, cơ chế chính sách để hồn thiện khn khổ pháp lý và tháo gỡ vướng mắc phát sinh cho TCTD và khách hàng trong quá trình triển khai thực tế. Đối với các tổ chức tín dụng, các nhiệm vụ chính như ban hành và triển khai quy định nội bộ hướng dẫn Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của NHNN; tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là cho vay để duy trì và khơi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; chủ động rà sốt, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới; Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, giám sát của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban điều hành và Ban kiểm soát đối với các hoạt động của TCTD. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, trong đó có tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 nhằm đảm bảo thực hiện đúng chính sách; phát hiện và kiên quyết xử lý kịp thời việc lợi dụng chính sách để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Quy định về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và sự thay đổi lãi suất dưới tác động của đại dịch Covid – 19 tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương. (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)