.20 Tổng hợp kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển du lịch lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 108)

MỨC ĐỘ STT YẾU TỐ Đánh giá chung Rất khơng hài lịng (%) Khơng hài lịng(%) Bình thường (%) Hài lòng (%) Rất hài lòng(%) 3,08 1 2 3 4 5 1 Khí hậu 4,0 0,8 1,6 15,6 58,6 23,4 2 Thắng cảnh 3,7 1,6 10,2 24,2 49,2 14,8 3

Tài nguyên nhân văn (các

di sản văn hóa...) 3,2 1,6 9,4 57,0 30,5 1,6 4

Cơ sở vật chất kỹ thuật

(khách sạn, nhà nghỉ...) 3,0 7,0 13,3 52,3 23,4 3,9

5

Cơ sở hạ tầng (giao thông, hệ thống điện, nước, BCVT)

3,1 5,5 10,9 55,5 27,3 0,8

6

Mơi trường chính trị, luật pháp (an ninh quốc phòng...)

3,9 0,8 5,5 23,4 43,0 27,3

7 Giá cả 2,5 10,9 38,3 40,6 9,4 0,8

8

Nguồn nhân lực du lịch

(hướng dẫn viên, lễ tân...) 2,9 7,8 25,0 40,6 24,2 2,3

9

Các dịch vụ hỗ trợ (mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí...)

2,6 10,9 39,1 31,3 18,0 0,8

10

Hoạt động xúc tiến, quảng

bá du lịch 2,5 10,9 33,6 49,2 4,7 1,6 11 Cảnh quan môi trường 2,5 13,3 28,9 53,1 3,9 0,8

Qua khảo sát ta thấy du khách đánh giá về khí hậu rất cao, với 4,02 điểm, họ hài lòng về khí hậu Lâm Đồng. Vì ngun nhân để họ đặt chân lên Lâm Đồng là do Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ quanh năm, họ đi một phần cũng để trốn cái nóng ở

địa phương, đây chính là lợi thế quan trọng của du lịch Lâm Đồng. Lâm Đồng có

những thế mạnh mà trong phát triển du lịch, được coi là những lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh nổi bật. Đó là một hệ thống những giá trị lớn về tài nguyên tự nhiên và nhân văn; về hệ thống kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.

Về cơ sở hạ tầng, du khách cũng đánh giá bình thường, đạt 3,07 điểm. Về

mơi trường chính trị luật pháp, Lâm Đồng được xem là vùng đất hiền hòa, con

người thân thiện, nên cũng được du khách đánh ở gần như ở mức tốt, khách hàng

cũng hài lòng, chấm 3,91 điểm. Như vậy, ngồi khí hậu, thắng cảnh đẹp và vấn đề an tồn đều được cho ở mức tốt, hài lịng với 4,02; 3,66 và 3,91 điểm, đây chính là lợi thế quan trọng của du lịch Lâm Đồng.

Các yếu tố được đánh giá bình thường, có điểm trung bình nằm trong khoảng

3 điểm là cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, nguyên nhân là do được đầu tư

nâng cấp, còn lại các yếu tố khác du khách đánh giá ở mức trung bình, đó là các yếu tố giá cả, nguồn nhân lực, các dịch vụ hỗ trợ, hoạt động xúc tiến quảng bá và vệ

sinh mơi trường. Trong đó thấp nhất là vệ sinh môi trường hiện tại ở các điểm tham quan du lịch.

Anh Phan Đình Huê, Giám đốc Cơng ty du lịch Vịng Trịn Việt (TP.HCM)

nhận xét: “ Nói về tài nguyên du lịch vùng núi thì Đà Lạt thuộc hàng có giá trị cao nhất vì khí hậu mát quanh năm nhưng lại khơng rét như Sa Pa vào mùa đông. Đà Lạt mát hơn Chiang Mai (Thái Lan), rộng hơn Genting (Malaysia) và Tagaytay (Philippines). Vả lại, tuy là vùng núi nhưng Đà Lạt lại có nhiều hồ đẹp, thác nước

hùng vĩ càng làm cho Đà Lạt nên thơ hơn. Nhiều đồi thông đẹp và trái cây, rau, củ ngon cũng là lợi thế cho Đà Lạt. Thế nhưng điều đáng tiếc là Đà Lạt xây dựng thiếu bản sắc nên đô thị ngày càng lớn thì thành phố ngày càng xấu; khơng có chiến lược rõ ràng về sản phẩm du lịch riêng biệt để tạo lợi thế cạnh tranh, nên nói đến Đà Lạt người ta chỉ nhớ đó là nơi có khí hậu mát mẻ, và... chấm hết”.

Anh Lương Tấn Lợi, hướng dẫn viên của Công ty du lịch Lửa Việt (TP.HCM), thì cho biết: “Khách đi Đà Lạt chủ yếu để đổi gió, cịn các điểm tham

như vườn hoa thành phố, thác Cam Ly, hồ Than Thở... vì vào những điểm này

khơng có gì mới, có khác biệt chăng là sự xác xơ và xuống cấp hơn lần trước mà thôi. Một điều làm du khách khơng hài lịng là ẩm thực Đà Lạt, đặc biệt nhà hàng

sạch, phục vụ chuyên nghiệp vẫn chưa có thì nói chi đến một nhà hàng ngon. Khách sạn thì ngoại trừ những khách sạn 4 sao và một vài khách sạn 3 sao, còn những khách sạn mini thì phục vụ quá kém. Đáng lưu ý là những khách sạn gắn lên tiêu chuẩn 2 sao, nhưng thật ra cịn rất tệ”.

Nhà báo ng Thái Biểu (Báo Nhân Dân) và PGS.TS Nguyễn Minh Hòa – Trưởng khoa Đô thị học – ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng: “Thế độc tôn của Đà

Lạt đang mất dần, vì Đà Lạt đang ăn vào thiên nhiên, khí hậu, rừng thông, sương

mù, cồng chiêng... Đà Lạt luôn thụ động đón nhận hơn là tạo ra những giá trị mới ngồi những giá trị vốn có”. Và ý kiến của một doanh nhân kinh doanh du lịch lâu năm: “Sản phẩm du lịch của Đà Lạt nay đã già trong con mắt của du khách, Đà Lạt

đang khốc một chiếc áo cũ”.

Nhiều chun gia có thâm niên trong ngành du lịch, khi tiếp xúc với nhóm

điều tra đều có chung nhận xét rằng tại Đà Lạt hiện nay, các điểm tham quan được

chia nhỏ cho các đơn vị quản lý khác nhau, như kiểu dưới đồng bằng chia thửa

ruộng cho từng hộ nông dân. Việc tận thu các điểm tham quan theo kiểu ăn vào tài nguyên thiên nhiên mà thiếu sự tơn tạo cũng bào mịn du lịch Đà Lạt. Đáng tiếc

nhất là việc đưa sân golf vào giữa trung tâm thành phố (đây là điều mà chưa có

thành phố nào trên thế giới làm, vì sân golf chiếm nhiều đất, lại gây ô nhiễm).

Qua đánh giá chung của du khách, ngành du lịch Lâm Đồng đạt 3,02 điểm, đang ở mức bình thường, tuy nhiên, muốn thu hút lượng khách đáng kể đến Lâm Đồng

trong tương lai, tạo thế mạnh cạnh tranh so với các đối thủ khác thì Lâm Đồng cần phải cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện những chỉ tiêu đã đề ra, thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

3.1 Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng

Phát triển du lịch Lâm Đồng theo hướng tập trung phát triển du lịch văn hố, lịch sử, cảnh quan mơi trường lịch sử truyền thống tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con người. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

Phát triển du lịch đạt hiệu quả nhiều mặt vì du lịch là ngành kinh tế mang

tính tổng hợp, có tác dụng thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và

phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo cơng ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hố với văn hoá thế giới, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Phát triển du lịch với nhiều thành phần kinh tế tham gia, có sự quản lý thống nhất của nhà nước. Đây là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau, vừa

huy động được nhiều nguồn lực, vừa làm cho du lịch Lâm Đồng phát triển đúng

hướng, ổn định thị trường kinh doanh du lịch, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển du lịch nhằm tận dụng được các lợi thế có sẵn

để phát triển du lịch.

Phát triển du lịch cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện đáng kể. Do đó, ngồi nhu cầu

được thoả mãn về vật chất, họ cịn có nhu cầu được thoả mãn về mặt tinh thần trong đó có đi du lịch, tham quan, mở rộng tầm hiểu biết nên ta phải khai thác tốt thị

Phát triển du lịch nhanh và bền vững để tránh nguy cơ rơi vào tụt hậu so với nhiều tỉnh khác. Song ngành du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác đang hoạt

động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Du lịch Lâm Đồng có thể và có khả

năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vì sự phát triển của nó dựa trên nguồn tài nguyên du lịch to lớn của tỉnh. Hơn nữa, quan điểm này cịn dựa vào xu hướng có tính quy luật về phát triển kinh tế trong điều kiện có sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, là tỷ trọng thu nhập dịch vụ, du lịch tăng lên nhanh chóng trong thu nhập quốc dân.

3.2 Mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian tới nhiệm vụ của ngành được xác định theo hướng phát triển du lịch chất lượng cao và đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đi đơi với bảo vệ, giữ gìn mơi trường du lịch và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc trong tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ để du lịch thực sự là ngành kinh tế động lực của tỉnh.

3.2.1 Mục tiêu chung Về kinh tế Về kinh tế

Giai đoạn từ nay đến năm 2020 du lịch Lâm Đồng phát triển với mục tiêu

chung là thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế khác theo tinh thần của Nghị quyết 03/NQ – TƯ tỉnh Lâm Đồng đã đề ra.

Về văn hóa, xã hội

Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao vị thế Lâm Đồng đối với cả nước và trên trường quốc tế, cải

tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các vùng nơng thơn và vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn.

Phát triển du lịch Lâm Đồng giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ và tơn tạo tài ngun du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn.

Về an ninh quốc phịng, trât tự an tồn xã hội

Lâm Đồng là cửa ngõ các tỉnh Tây Nguyên có vị trí quan trọng đối với khu vực, vì vậy phát triển du lịch Lâm Đồng góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn

định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện.

3.2.2 Mục tiêu cụ thể

Xây dựng thành phố Đà Lạt đến năm 2012 trở thành đô thị du lịch, là trung

tâm du lịch của vùng, của cả nước và khu vực; lượng khách bình quân hàng năm tăng từ 10 – 15%. Đến năm 2015 đón trên 4 triệu lượt khách (khách quốc tế chiếm 15 – 17%, số ngày lưu trú đạt từ 2,5 – 2,7 ngày/khách; tổng sản phẩm du lịch – dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 73 – 75% trong tổng GDP của thành phố; số phòng đạt chuẩn khách sạn gắn sao từ 3.000 – 3.500 phòng đạt 35% tổng số phòng kinh doanh lưu trú. Ngành du lịch Lâm Đồng hướng tới phát triển du lịch chất lượng cao; xây dựng môi trường du lịch thân thiện và bền vững, tập trung chỉnh trang đô thị, xây dựng thành phố xanh, thành phố sinh thái, văn hóa; phát triển du lịch chất lượng cao theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng không gian du lịch, phát triển và khôi

phục các ngành nghề truyền thống…; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ những người làm du lịch; tăng cường sự chỉ đạo của các

cấp ủy đảng, công tác quản lý nhà nước, vận động của mặt trận, đoàn thể quần

chúng và vai trò của người dân tham gia phát triển du lịch chất lượng cao.

Công bố và triển khai quy hoạch tổng thể về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, hồn thành quy hoạch chi tiết về du lịch ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch; khôi phục một số làng

nghề truyền thống, làng văn hóa kiểu mẫu trong vùng đồng bào dân tộc nhằm nghiên cứu xây dựng mơ hình du lịch cộng đồng ở các địa bàn dân cư dân tộc trong tỉnh.

Đầu tư xây dựng chiến lược bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vào

phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, văn hóa ứng xử của người Lâm Đồng “thanh lịch, hiền hòa, mến khách”, quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao nhằm tạo điều kiện phát huy các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ phát triển du lịch.

Ngoài ra, hoa cũng là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành Du lịch Lâm Đồng không chỉ hiện nay mà cả trong thời gian tới. Các dự án đầu tư chuyên đề về du lịch gắn với hoa sẽ góp phần rất lớn cho mục tiêu khai thác hoa

phục vụ mục đích phát triển du lịch sinh thái tại Lâm Đồng. Tuy nhiên, phát triển du lịch hoa kết hợp với canh tác nông nghiệp sẽ là mơ hình phát triển mới cho ngành hoa Lâm Đồng như phát triển các tuyến du lịch sinh thái tham quan các làng hoa, trang trại hoa, vườn hoa; tổ chức các hoạt động du lịch canh nông cho du

khách được tham gia vào quy trình trồng và sản xuất hoa; sử dụng sản phẩm hoa cắt cành, hoa khô, hoa ép chân không làm quà lưu niệm cho du khách… sẽ làm phong phú và đa dạng hơn cho sản phẩm du lịch Đà Lạt, đồng thời phát huy được hết lợi

thế của du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là tạo cơ hội cho người nơng dân có thêm hướng phát triển mới cho cây hoa dựa vào các hoạt

3.3 Hình thành các giải pháp qua phân tích ma trận SWOT

SWOT

Cơ hội (O)

O1: Có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp.

O2: Chính sách đổi mới và hội nhập của Chính Phủ.

O3:Việt Nam là điểm đến an

toàn và thân thiện.

O4: Nền kinh tế tăng trưởng,

đời sống được nâng cao.

O5: Ngành du lịch được Chính phủ quan tâm nhiều hơn. O6: Lâm Đồng nằm trong chiến lược phát triển du lịch khu vực miền Trung Tây Nguyên.

O7: Cơ sở hạ tầng (đường sá, sân bay…) ngày càng được hoàn thiện.

O8: Nhu cầu du lịch, tham quan, hội chợ, hội thảo, triển lãm…có xu hướng tăng nhanh. O9: Luật Du lịch được ban

hành.

Nguy cơ (T)

T1: Đối thủ cạnh tranh thu

hút khách quốc tế như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia.

T2: Tình hình thế giới mất

ổn định (khủng bố, thiên

tai, dịch bệnh)

T3: Nguy cơ ô nhiễm môi trường du lịch.

T4: Tệ nạn ăn xin, chèo kéo khách du lịch, gây tác động xấu đến môi trường du lịch. T5: Thời gian nghỉ ngắn ngày, chi phí ít, khách du lịch chọn Ninh Chữ, Nha Trang, Mũi Né... là điểm

đến của họ.

T6: Yêu cầu chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng cao của du khách.

T7: Sự phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ

Điểm mạnh (S)

S1. Vị trí, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng thuận lợi, tài nguyên nhân văn lâu

đời.

S2: Môi trường du lịch an toàn và thân thiện.

S3: Nguồn nhân lực dồi dào.

S4: Được sự quan tâm của tỉnh và các

bộ, ngành trung ương.

S5: Đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020. Kết hợp (S +O) - Khai thác điểm mạnh nhằm tận dụng cơ hội. (S1 + S2 + S3 + S5 + O1 + O2 +O3 + O4 + O5 + O7 + O8) . Mở rộng thị trường thu hút khách trong và ngoài nước. (S1 + S2 + S3 + O1 + O2 + O4 + O6 + O7)

. Đa dạng hóa sản phẩm và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển du lịch lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)