Thực trạng phát triển du lịch Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển du lịch lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 43)

2.3.1 Tình hình du lịch Lâm Đồng

Giá trị gia tăng GDP du lịch

Bảng 2.1 Giá trị gia tăng GDP toàn tỉnh

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008

GDP tồn Tỉnh 9.330.682 12.548.062 16.250.257

Trong đó:

1. Nông lâm ngư nghiệp 4.681.991 6.506.327 8.244.907 % so với GDP 50,18 51,85 50,74

2. Công nghiệp, xây dựng 1.817.282 2.434.739 3.267.164 % so với GDP 19,48 19,40 20,11

3. Khu vực dịch vụ 2.831.409 3.606.996 4.738.186 % so với GDP 30,34 28,75 29,15

Trong đó du lịch 285.142 346.631 445.897

% so với GDP 3,06 2,76 2,74

(Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng 2008)

Tổng sản phẩm GDP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2006 - 2008 tăng bình quân hàng năm là 0,94. Trong đó, GDP của ngành du lịch chỉ tăng trưởng 0,37.

Đây là sự tăng trưởng thấp trong tổng thu nhập kinh tế địa phương, chưa khẳng định

là một nguồn thu quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Tỉnh. Hiện nay Tỉnh chuyển dịch phù hợp nền kinh tế tăng dần theo tỷ trọng cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2008.

Lượng khách du lịch tới Lâm Đồng

Lượng khách du lịch năm 2009 đạt 2,5 triệu lượt, ước năm 2010 đạt 3 triệu

lượt, tăng gấp 2 lần năm 2005.

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả ngành du lịch Lâm Đồng từ năm 2006 – 2009. NĂM NĂM

STT CHỈ TIÊU ĐVT

2006 2007 2008 2009

1 Lượng khách Ngàn lượt 1.848 2.200 2.300 2.500 Khách quốc tế Ngàn lượt 97 120 120 130 Khách nội địa Ngàn lượt 1.751 2.080 2.180 2.370 2 Ngày lưu trú bình quân Ngày 2,3 2,3 2,3 2,4 3 Công suất sử dụng phòng % 55 57,5 52 56

(Nguồn: Sở VH-TT du lịch Lâm Đồng)

Từ năm 2006 đến 2009, lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt - Lâm Đồng đạt 8,848 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về

khách du lịch đạt khoảng 14%, trong đó hơn 467.000 lượt khách quốc tế. Ngày lưu trú bình qn đạt 2,325 ngày. Cơng suất phịng bình qn 55,125%.

Theo kế hoạch tỉnh giao năm 2009 là 2.600.000 lượt khách (trong đó có 200.000 lượt khách quốc tế). Tuy nhiên, lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng

tại Đà Lạt - Lâm Đồng năm 2009 ước đạt khoảng 2.500.000 lượt (đạt 96,2% kế

hoạch năm, tăng 8,7% so với năm 2008), trong đó: khách quốc tế ước đạt 130.000 lượt (đạt 65% kế hoạch năm, tăng 8,3% so với năm 2008), khách nội địa ước đạt

Bảng 2.3 Tình hình khách du lịch đến Lâm Đồng năm 2008, 2009.

Đơn vị tính: Lượt khách

Năm 2008 Năm 2009

Tháng

Tổng số Quốc tế Nội địa Tổng số

% +, - so với cùng kỳ

năm 2008

Quốc tế Nội địa

1 190.000 7.700 182.300 250.000 31,6 14.200 235.800 2 200.000 19.500 180.500 180.000 - 10 11.000 169.000 3 155.000 6.800 148.200 180.000 16,1 11.500 168.500 4 156.500 7.500 149.000 200.000 27,8 11.600 188.400 5 170.000 8.500 161.500 187.000 10 8.000 179.000 6 250.000 12.000 238.000 235.000 - 6 6.000 229.000 7 260.000 5.000 255.000 275.000 5,76 11.000 264.000 8 227.000 12.000 215.000 228.000 0,4 12.000 216.000 9 172.000 9.500 162.500 215.000 25 6.000 209.000 10 140.000 7.100 132.900 145.000 3,5 7.200 137.800 11 137.500 6.000 131.500 Ước 185.500 34,5 14.500 171.000 12 242.000 18.400 223.600 Ước 219.500 - 9,3 17.000 202.500 Cả năm 2.300.000 120.000 2.180.000 Ước 2.500.000 8,7 130.000 2.370.000 (Nguồn: Sở VH-TT du lịch Lâm Đồng)

Từ bảng ta thấy lượng khách tới Lâm Đồng tăng mạnh trong 2 năm 2006, 2007. Đến năm 2008, lượng khách có tăng nhưng tăng chậm, lượng khách đến Lâm

Đồng trong năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra của

năm 2009, vì một số nguyên nhân như khủng hoảng kinh tế thế giới đang lan rộng, xu hướng đi du lịch của du khách giảm, đặc biệt là khách quốc tế (theo kế hoạch

năm 2009 Việt Nam đón 4,3 triệu lượt khách quốc tế, thống kê trong 10 tháng đầu năm 2009 chỉ đón được 3 triệu lượt khách, ước cả năm Việt Nam đón khoảng 3,6- 3,7 lượt khách quốc tế - bằng 86% kế hoạch năm, giảm 12% so với năm 2008); dịch cúm A (H1N1) đã lan rộng và ngày càng diễn biến phức tạp tạo tâm lý lo ngại cho

khách khi đi du lịch; hệ thống giao thông đường bộ (Quốc lộ 20) đến Đà Lạt - Lâm

Đồng tuy đang được quan tâm đầu tư, nâng cấp nhưng tiến độ đầu tư rất chậm, chưa

tạo thuận lợi cho du khách đến Đà Lạt, đặc biệt là những tháng cuối năm khi lượng khách đến Đà Lạt tương đối đông; sân bay Liên Khương đang triển khai nâng cấp,

chỉ khai thác tuyến từ TP.HCM và Hà Nội đến Đà Lạt, tần suất các chuyến bay hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, bên cạnh đó giá vé vẫn cịn khá cao

gây khó khăn cho du khách khi đến Lâm Đồng bằng đường hàng không; số lượng dự án đầu tư về du lịch theo đăng ký và được phê duyệt nhiều, tuy nhiên trên thực tế những dự án triển khai đầu tư xây dựng cịn rất ít và tiến độ triển khai rất chậm, do vậy chưa tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc trưng, mới lạ phục vụ du

khách.

Lượng khách đến Lâm Đồng chủ yếu là khách trong nước, lượng khách quốc tế đạt tỷ trọng rất nhỏ. Trong năm 2009, Lâm Đồng đã thu hút được 2,5 triệu khách, trong đó khách quốc tế là 130.000 chiếm 5,2%, với 673 cơ sở lưu trú, số khách sạn cao cấp từ 3 – 5 sao tăng lên 11 khách sạn; ngày lưu trú bình quân hầu như khơng thay đổi; cơng suất buồng phịng 55%, chi tiêu bình quân ở mức 1,4 triệu đồng/

khách.

Bảng 2.4 Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch

Đơn vị tính: Ngày

Năm Thời gian lưu trú khách quốc tế

Thời gian lưu trú khách nội địa

Thời gian lưu trú bình quân 2006 2,16 2,41 2,285 2007 2,18 2,42 2,3 2008 2,2 2,43 2,315 2009 2,2 2,56 2,38 (Nguồn: Sở VH-TT du lịch Lâm Đồng)

Bên cạnh đó, ta thấy số ngày lưu trú trung bình của khách là 2,325 ngày, là quá thấp so với tiềm năng hiện có của du lịch Lâm Đồng, vì đối với thị trường du

lịch, thời gian lưu trú của khách ngắn hay dài phản ánh mức độ nghèo nàn hay

phong phú của các hoạt động du lịch và phản ánh mức độ chi tiêu của khách.

Doanh thu

Doanh thu từ du lịch của một địa phương bao gồm tất cả các khoản do khách du lịch chi trả ở địa phương đó như doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác nữa như bưu điện, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí…Việc tính tốn doanh thu từ du lịch của một địa phương được căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu như số lượt khách, ngày lưu trú trung bình, mức chi tiêu trung bình trong một ngày của một khách.

Bảng 2.5 Doanh thu xã hội từ ngành du lịch Lâm Đồng từ 2006-2009 NĂM NĂM

CHỈ TIÊU Doanh thu

ĐVT

(Tỷ đồng) 2006 2007 2008 2009

Doanh thu xã hội từ du lịch Tỷ đồng 1.663 3.000 3.220 3.400

(Nguồn: Sở VH-TT du lịch Lâm Đồng)

Doanh thu xã hội từ du lịch luôn tăng trưởng từ năm 2006 đến 2009, đạt 11.283 tỷ đồng. Điều này cũng cho thấy những nỗ lực không ngừng của ngành du

lịch Lâm Đồng cũng như sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh tạo điều

kiện thuận lợi cho ngành du lịch ngày càng phát triển, khẳng định uy tín của thương hiệu Đà Lạt - Lâm Đồng, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu của năm 2009 tăng 204% so với năm 2006, còn lượt khách đến Lâm Đồng năm 2009 tăng 135% so với năm 2006, tuy nhiên lượng khách năm 2009 lại khơng hồn thành kế hoạch đề ra, đạt 96,2% kế hoạch

năm, tăng 8,7% so với năm 2008, chứng tỏ du lịch Lâm Đồng đang dần mất đi vị

thế của mình trong tâm trí khách du lịch.

2.3.2 Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn

Lâm Đồng nằm trên cao nguyên thứ ba và cao nhất của vùng Tây Nguyên là

cao nguyên Lâm Viên (cao trung bình 1.500m so với mực nước biển). Tài nguyên du lịch tự nhiên của Lâm Đồng đa dạng và phong phú. Với những yếu tố đặc thù về

tạo ra những cảnh quan đặc sắc với nhiều hồ, thác nước, đồi núi, rừng thông ngoạn mục. Là nơi tập trung sinh sống của trên 40 dân tộc anh em, Lâm Đồng được sở hữu một nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú, đặc sắc với nhiều phong tục tập quán, kiến trúc nhà ở, lễ hội văn hoá dân gian truyền thống của các đồng bào dân tộc, có sức hút du khách trong nước và quốc tế cao. Đặc biệt là khơng gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc bản địa Lâm Đồng cùng các tỉnh Tây Nguyên đã

được UNESCO cơng nhận là “di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân

loại”; và một số di sản khác đang được lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận di sản thế giới như: Vườn Quốc gia Cát Tiên, Di chỉ khảo cổ thánh địa Bà La Môn - Cát Tiên… từ lâu Đà Lạt - Lâm Đồng đã trở thành một thương hiệu du lịch quen

thuộc đối với du khách trong nước và quốc tế.

Là thủ phủ, tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt được đánh giá là

một trong những trung tâm du lịch của Việt Nam. Đà Lạt là miền đất hiền hòa,

thanh lịch, lãng mạn, đây được xem là thiên đường nghỉ dưỡng miền núi ở Việt

Nam. Đến nay, Đà Lạt đã trải qua 117 năm hình thành và phát triển, với quy hoạch và kiến trúc xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc Châu Âu đặc biệt là của Pháp, tạo cho Đà Lạt nhiều cảnh quan thiên nhiên gắn với cơng trình kiến trúc đặc sắc, độc đáo (đến nay vẫn còn tồn tại hơn 2000 biệt thự, cơng trình

mang kiến trúc Châu Âu đầu thế kỷ 20).

Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, độc đáo của

mình, Lâm Đồng đã phát triển được nhiều loại hình du lịch đặc thù như: sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, văn hóa bản địa, hội nghị - hội thảo, thể thao, dã ngoại, du lịch Hoa... Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định Đà Lạt là một trong những trung

tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng lớn của cả nước; là một cực của các tam giác hoạt động du lịch sôi động: thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang; Nha

Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt. Trong đề án phương hướng và giải pháp tăng tốc phát triển du lịch miền Trung Tây nguyên đã xác định Đà Lạt nằm trong nhóm tiểu vùng Tây Nguyên, và là trung tâm của tiểu vùng (gồm 5 tỉnh Tây Nguyên từ Kon Tum

đến Lâm Đồng). Đà Lạt có 1 trong 4 khu du lịch tổng hợp (khu du lịch Đan Kia - Đà Lạt) và 1 trong 21 khu du lịch chuyên đề (khu du lịch hồ Tuyền Lâm) của cả

nước. Đà Lạt nằm trong hành lang tuyến du lịch “Con đường huyền thoại Hồ Chí

Minh”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, điều này sẽ tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho ngành du lịch tiếp nhận dòng khách du lịch từ phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đến Đà Lạt - Lâm Đồng, đồng thời phát huy các tuyến du lịch truyền thống và tiềm năng của địa phương là tuyến du lịch miền núi kết hợp với miền biển, đồng bằng…

2.3.3 Về cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, hạ tầng du lịch, nhất là hạ tầng giao thông được địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhằm phá thế độc đạo, khó khăn về giao thơng giữa Lâm Đồng với các địa phương trong khu vực. Đến nay, Lâm Đồng có thể kết nối giao thông thuận lợi với nhiều địa phương, trung tâm du lịch, trung tâm kinh tế - văn hóa của khu vực và cả nước qua nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Về đường hàng không, hàng ngày thường xuyên có 2 tuyến bay Lâm Đồng - Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng - Hà Nội được khai thác với lượng khách tương đối lớn và ổn

định, hiện tại đã có tuyến bay trực tiếp từ Lâm Đồng đến Đà Nẵng. Sân bay Liên

Khương đã được nâng cấp và hoàn thiện phục vụ trong dịp Festival Hoa Đà Lạt

2010, tiếp nhận các chuyến bay kết nối các đường bay quốc tế, trước hết là các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ góp phần mở rộng giao lưu thị trường, trao đổi

khách giữa Lâm Đồng với các nước trong vùng. Dự án đường cao tốc Liên Khương - Dầu Giây đang được xúc tiến sẽ tạo nên sự kết nối thuận lợi giữa Lâm Đồng với

các tỉnh Đông Nam bộ, kết nối với đường Xuyên Á để khai thác tuyến du lịch Việt Nam - Campuchia - Thái Lan. Ngồi ra, dự án đường Đơng trường Sơn 722 cũng đang khởi động triển khai.

Hệ thống cung cấp điện, nước và bưu chính viễn thơng của địa phương tương

đối ổn định. Hiện nay, 100% số xã trong tỉnh đã có điện, nước và mạng lưới bưu

2.3.4 Về cơ sở vật chất ngành du lịch

Hoạt động kinh doanh lữ hành, vận chuyển du lịch

9 Cơng ty du lịch lữ hành

Tồn tỉnh hiện nay có 22 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành vận chuyển du lịch, trong đó có 6 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 16 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và vận chuyển du lịch.

Một số công ty du lịch lữ hành, phần lớn tập trung tại đường Trương Công Định, chuyên phục vụ du khách, nhất là du khách nước ngoài, tổ chức các tour tham

quan thắng cảnh, cơng trình kiến trúc, làng đồng bào dân tộc thiểu số, trang trại, Vườn quốc gia Cát Tiên, thể thao mạo hiểm, leo núi Lang Biang, leo vách đá bằng dây, cưỡi voi, chèo thuyền, câu cá, bơi lội, đi xe đạp, xe mô tô, xe Vespa cổ, xe lửa, cáp treo, huấn luyện tinh thần đồng đội,... Các cơng ty cịn tổ chức các tour đến hồ Lak, thác Gia Long, Draysap, Vườn quốc gia Yak Don, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Kontum, Quảng Ngãi, Hội An, Huế, Hà Nội, Ninh Chữ, vịnh Cam Ranh, Nha Trang, Mũi Né, đồng bằng sông Cửu Long, địa đạo Củ Chi, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh,... (Phụ lục 2.1).

9 Dịch vụ vận chuyển du lịch

Trong thời kỳ đổi mới, vận hành kinh tế theo cơ chế thị trường nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống dịch vụ vận chuyển chuyên phục vụ cho du lịch của Đà Lạt được các thành phần

kinh tế tham gia với chất lượng ngày càng tăng.

• Dịch vụ vận chuyển đường dài có các đơn vị: Cơng ty Dịch vụ Du lịch Đà

Lạt (DALATTOSERCO), Công ty TNHH Thành Bưởi, Phương Trang,…

• Các cơng ty DALATTOSERCO, Thắng Lợi, Mai Linh, Phương Trang,… hoạt động vận chuyển du khách bằng xe taxi.

• Có rất nhiều điểm cho th xe đạp đơi, xe đạp địa hình hoặc xe gắn máy

phục vụ nhu cầu của du khách muốn tự mình đi lại tham quan.

• Dịch vụ vận chuyển bằng thuyền ở các khu du lịch có diện tích mặt nước lớn (hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, Thung lũng Tình u).

• Dịch vụ vận chuyển bằng đường sắt trên tuyến Đà Lạt - Trại Mát (dài 6,55 km), đưa du khách ngắm cảnh và hoạt động canh tác rau hoa của cư dân sinh sống dọc hai bên đường. Đối tượng của tour này là du khách đến Đà Lạt từ đồng bằng

sông Cửu Long và người nước ngoài đến tham quan nhà ga, chùa Linh Phước. Ngoài dịch vụ vận chuyển kể trên, ở Đà Lạt cịn có khoảng 200 xe vận

chuyển hành khách, trong số này có xe vừa vận chuyển khách đường dài (thường xuyên) vừa tham gia dịch vụ vận chuyển các tuyến (tour) du lịch khi du khách có u cầu (khơng thường xun).

Cơ sở lưu trú

Bảng 2.6 Thống kê cơ sở lưu trú du lịch năm 2006 – 2009. NĂM NĂM

CHỈ TIÊU ĐVT

2006 2007 2008 2009

KS đạt 1-5 sao Khách sạn 54 69 79 85

Số phòng Phòng 10.000 12.500 11.000 11.000

Tổng số cơ sở lưu trú Cơ sở 715 767 675 673

(Nguồn: Sở VH-TT du lịch Lâm Đồng)

Năm 2006 Lâm Đồng có 715 cơ sở lưu trú thì chỉ có 54 khách sạn đạt tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển du lịch lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)