Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh, sự tham gia tích cực trong triển khai thực hiện Nghị quyết của các cấp, các ngành, các Đoàn thể và các địa phương, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên ngành kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Môi trường đầu tư của tỉnh Lâm Đồng ngày càng được cải thiện, các doanh nghiệp tìm thấy cơ hội đầu tư vào phát triển du lịch Lâm Đồng ngày càng rõ nét hơn; đồng thời nhiều sản phẩm, loại hình du lịch mới được hình thành đã góp phần thu hút
khách du lịch đến với Lâm Đồng ngày càng nhiều hơn. Công tác xúc tiến, tuyên
truyền quảng bá về du lịch Lâm Đồng ngày càng được chú trọng nhiều hơn, nhiều sự kiện văn hóa - du lịch được tổ chức đã thu hút đông đảo sự quan tâm của du
khách. Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm, góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh, tạo tiền đề đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được
đa dạng hóa và nâng cao chất lượng.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch và góp phần tạo nên diện mạo mới cho tỉnh.
Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ mơi trường.
Hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và ngày càng hồn thiện tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý phát triển du lịch.
Đã tạo lập được những căn cứ quan trọng để các huyện, thành phố trong tỉnh
tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, Quy hoạch chi tiết và thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.
Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ du lịch đã được cải thiện, ngành du lịch Lâm Đồng nói chung và du lịch Đà Lạt nói riêng đã thực sự khẳng định vị trí và vai trị quan trọng đối với du lịch miền Trung Tây Nguyên và cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh nêu trên, du lịch Đà Lạt hiện nay vẫn còn tồn tại những yếu kém, bất cập, hạn chế cần được khắc phục như : việc tôn tạo các danh lam thắng cảnh, khu – điểm du lịch vẫn chưa được chú trọng, đầu tư đúng mức; chưa có nhiều sản phẩm mới để thu hút du khách đặc biệt là sản phẩm vui
chơi giải trí. Do điều kiện du lịch Lâm Đồng có tính thời vụ nên trong mùa cao
điểm (các dịp lễ, tết) giá cả dịch vụ tăng cao hơn nhiều so với mùa thấp điểm, từ đó
tạo ra sức cạnh tranh cục bộ giữa các doanh nghiệp du lịch kéo theo sự tăng giá của một số dịch vụ khác làm ảnh hưởng đến tâm lý của du khách. Đội ngũ nhân viên
làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch còn kém về trình độ chun mơn, tay nghề chưa được đào tạo chuyên nghiệp, số nhân viên thông thạo ngoại ngữ cịn ít hoặc đa số chỉ giao tiếp bằng tiếng anh mà chưa phổ biến bằng các thứ tiếng khác. Từ đó, dẫn đến chất lượng phục vụ kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Cảnh quan môi trường chưa được quan tâm đúng mức, nhất là các khu – điểm du lịch và những nơi công cộng, hệ thống vệ sinh chưa đáp ứng được yêu cầu,
ý thức của người dân và một phần của du khách chưa cao, dẫn đến việc xả rác tràn lan làm mất mỹ quan của khu du lịch nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung; hệ thống cây xanh đô thị chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức.
Bên cạnh đó, chất lượng tour, tuyến còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp gây nhàm chán. Nhìn chung, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch chưa khai thác, sử dụng hết những tiềm năng vốn có. Sản phẩm du lịch cịn ở trình độ thấp, còn đơn điệu, chưa khai thác được các sản phẩm đặc thù và có lợi thế so sánh như : các tour nghỉ dưỡng, chữa bệnh, spa, các tour tìm hiểu, nghiên cứu mơi trường sinh thái. Các sản phẩm du lịch chưa gắn được các giá trị văn hóa truyền thống, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn về đầu tư du lịch tại địa phương. Việc quảng bá du lịch chưa rộng
rãi, chưa tìm hiểu được hết thị hiếu, sở thích của khách hàng nội địa và quốc tế. Do vậy, chưa đáp ứng được loại hình dịch vụ một cách hợp lý, chưa khai thác được các
dịch vụ vào mùa thấp điểm, mùa mưa. Hệ thống giao thông chưa thuận lợi để thu
hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Từ những thực trạng trên cho thấy, số lượng khách đến Lâm Đồng tăng chậm và chưa đồng đều qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ khách nước ngoài đến Lâm Đồng rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% / tổng lượng khách.
2.8 Đánh giá của du khách và chuyên gia, nhà quản lý về du lịch Lâm Đồng
Để làm cơ sở cho luận văn này, trong khuôn khổ một nghiên cứu nhỏ, tác giả đã phối hợp với một vài cộng tác viên tiến hành phát một lượng phiếu điều tra nhỏ
(Phụ lục 2.4) cho các đối tượng là du khách nước ngoài và trong nước được lựa
chọn ngẫu nhiên tại thành phố Đà Lạt vào ngày 30/4 và 1/5/2010 với số lượng phiếu phát ra là 150 (n=150), số phiếu thu về là 128. Riêng đối với các chuyên gia, tác giả
đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp, số lượng mẫu phỏng vấn là 6 (n=6) là các nhà báo,
trưởng khoa, doanh nhân kinh doanh du lịch hiện đang cư trú hoặc có chuyến cơng tác ở địa bàn thành phố Đà Lạt, và Giám đốc, hướng dẫn viên các doanh nghiệp lữ hành tại Lâm Đồng.
Bảng 2.14 Kết quả điều tra phần thông tin đối tượng
I. Phần thông tin về đối tượng khảo sát Số phiếu Tỷ lệ (%)
1. Giới tính: - Nam 76 59% - Nữ 52 41% 128 100% 2. Độ tuổi: - Dưới 30 tuổi 62 48% - Từ 30 – 45 tuổi 46 36% - Trên 45 tuổi 20 16% 128 100% 3. Tình trạng hơn nhân: - Có gia đình 74 58% - Chưa có gia đình 54 42% 128 100% 4. Trình độ học vấn - Trên Đại học 12 9% - Đại học 59 46% - Cao đẳng, trung cấp 45 35% - THPT, THCS, TH 12 9% 128 100% 5. Nghề nghiệp:
- Nhân viên nhà nước 42 33%
- Nhân viên kinh doanh 48 38% - Học sinh, sinh viên 23 18%
- Khác 15 12% 128 100% 6. Mức thu nhập tháng: - Trên 5 triệu 46 36% - Từ 3 - 5 triệu 38 30% - Dưới 3 triệu 15 12% - Khác 29 23% 128 100% 7. Nơi cư trú: - Trong nước 107 84% - Nước ngoài 21 16% 128 100%
Bảng 2.15 Kết quả điều tra về đối tượng lựa chọn đi cùng
I. Phần thông tin về đối tượng khảo sát Số phiếu Tỷ lệ (%)
10. Những đối tượng anh/chị thường đi cùng khi
tham gia tour du lịch? - Gia đình / người thân 72 56%
- Bạn bè / đồng nghiệp 38 30%
- Đi một mình 8 6%
- Khác 10 8%
128 100%
Theo khảo sát, cơ cấu khách đến Lâm Đồng có sự khác biệt giữa người nước ngoài và người Việt Nam. Người Việt Nam thường đi du lịch theo kiểu gia đình
hoặc đi cùng bạn bè, đồng nghiệp; trong khi đó khách ngoại quốc thường đi một
mình, hai người hoặc đi với một nhóm bạn, ít đi theo kiểu gia đình.
Bảng 2.16 Kết quả điều tra về lựa chọn thời gian du lịch
I. Phần thông tin về đối tượng khảo sát Số phiếu Tỷ lệ (%)
8. Anh/chị thường đi du lịch theo tour vào những thời điểm nào?
- Cuối tuần 8 6%
- Ngày lễ / tết 32 25% - Thời gian nghỉ hè 23 18% - Mùa hành hương / lễ hội / festival 57 45%
- Khác 8 6%
128 100%
Khách ngoại quốc thường đi du lịch quanh năm, trong khi khách nội địa
thường đi theo mùa, lễ, tết hoặc hè. Khách nội địa tới Lâm Đồng chủ yếu là đi cùng gia đình, nên độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ rất lớn, chiếm 84%, đa số là nam, phần lớn những đối tượng này đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học, có
doanh, thu nhập ở mức 3 triệu trở lên chiếm 66%. Đây hứa hẹn sẽ là nhóm khách hàng mục tiêu cho ngành du lịch Lâm Đồng.
Bảng 2.17 Kết quả điều tra về thời gian lưu trú
I. Phần thông tin về đối tượng khảo sát Số phiếu Tỷ lệ (%)
9. Những tour du lịch anh/chị lựa chọn thường kéo dài bao nhiêu ngày?
- Từ 1-2 ngày 30 23%
- Từ 3-4 ngày 52 41%
- Từ 5-6 ngày 23 18%
- Trên 6 ngày 23 18%
128 100%
Thời gian lựa chọn cho những chuyến du lịch của khách chiếm tỷ lệ cao nhất là 3 – 4 ngày, liên hệ với thời gian lưu trú bình quân của Lâm Đồng là 2,35 ngày, chứng tỏ Lâm Đồng khơng có nhiều hấp dẫn để thu hút khách ở lại như dự tính ban
đầu. Khách đi du lịch Lâm Đồng thường là khách đến lần đầu theo tour, háo hức với
những điều mới lạ ban đầu, đặc biệt là sự mát mẻ của Đà Lạt, để rồi những ngày sau
đó, độ nhiệt tình giảm sút rõ rệt, đặc biệt là những du khách nhỏ tuổi. Thật vậy, đối
với khách nội địa, suốt mấy ngày liền đi tour Lâm Đồng theo một kiểu đi dạo, ngắm cảnh, xem hoa, chụp hình sẽ “bội thực” và ăn q nhiều một món, dù thắng cảnh
đẹp. Chính vì sự đơn điệu, nhàm chán và trùng lặp của sản phẩm du lịch mà Đà Lạt
chỉ thu hút được lượng khách mới, lượng khách đã từng đến không cịn thích đến
nữa.
Bảng 2.18 Kết quả điều tra về sự thu hút khách tới Lâm Đồng II. Phần khảo sát về sự thỏa mãn của du khách II. Phần khảo sát về sự thỏa mãn của du khách
đối với du lịch Lâm Đồng Số phiếu Tỷ lệ (%)
1. Anh/ chị đến Lâm Đồng mấy lần?
- Lần đầu tiên 63 49% - Lần thứ hai 37 29% - Lần thứ ba 15 12% - Lần thứ tư 7 5% - Trên bốn lần 6 5% 128 100%
Bảng 2.19 Kết quả điều tra về sự thỏa mãn của du khách
2. Loại cơ sở lưu trú nào thường được anh/chị lựa chọn ở Lâm Đồng? - Khu nghỉ mát (resort) 5 4%
- Làng du lịch 21 16%
- Khách sạn, nhà nghỉ 89 70%
- Khác 13 10%
128 100%
4. Anh/chị tham khảo du lịch Lâm Đồng qua những kênh thông tin nào?
- Quảng cáo trên TV, báo, Internet, tờ rơi 13 10%
- Website của công ty du lịch 13 10% - Nhân viên tư vấn của công ty du lịch 2 2%
- Các diễn đàn du lịch trên Internet 21 16%
- Ý kiến người thân, bạn bè, đồng nghiệp 63 49% - Kinh nghiệm bản thân 16 13%
128 100%
5. Sau khi đi du lịch Lâm Đồng về, anh/ chị có dự định giới thiệu cho bạn bè, gia đình, đồng nghiệp... về Lâm Đồng khơng?
- Có 62 48%
- Khơng 66 52%
128 100%
6. Anh/chị có dự định quay trở lại Lâm Đồng để du lịch khơng?
- Có 62 48%
- Khơng 66 52%
128 100%
Kết quả khảo sát cũng cho thấy khi lên Lâm Đồng, đa số du khách thường
chọn khách sạn, nhà nghỉ làm nơi lưu trú, trừ những dịp lễ, tết giá phịng có tăng, còn lại giá phòng tương đối tốt, theo đánh giá của khách thì giá cả nằm ở mức trung bình đạt 2,51 điểm, điều này cũng là hợp lý vì khi lượng khách tăng thì kéo theo các dịch vụ khác cũng tăng tương ứng.
Bảng 2.20 Tổng hợp kết quả điều tra MỨC ĐỘ MỨC ĐỘ STT YẾU TỐ Đánh giá chung Rất khơng hài lịng (%) Khơng hài lịng(%) Bình thường (%) Hài lịng (%) Rất hài lòng(%) 3,08 1 2 3 4 5 1 Khí hậu 4,0 0,8 1,6 15,6 58,6 23,4 2 Thắng cảnh 3,7 1,6 10,2 24,2 49,2 14,8 3
Tài nguyên nhân văn (các
di sản văn hóa...) 3,2 1,6 9,4 57,0 30,5 1,6 4
Cơ sở vật chất kỹ thuật
(khách sạn, nhà nghỉ...) 3,0 7,0 13,3 52,3 23,4 3,9
5
Cơ sở hạ tầng (giao thông, hệ thống điện, nước, BCVT)
3,1 5,5 10,9 55,5 27,3 0,8
6
Mơi trường chính trị, luật pháp (an ninh quốc phòng...)
3,9 0,8 5,5 23,4 43,0 27,3
7 Giá cả 2,5 10,9 38,3 40,6 9,4 0,8
8
Nguồn nhân lực du lịch
(hướng dẫn viên, lễ tân...) 2,9 7,8 25,0 40,6 24,2 2,3
9
Các dịch vụ hỗ trợ (mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí...)
2,6 10,9 39,1 31,3 18,0 0,8
10
Hoạt động xúc tiến, quảng
bá du lịch 2,5 10,9 33,6 49,2 4,7 1,6 11 Cảnh quan môi trường 2,5 13,3 28,9 53,1 3,9 0,8
Qua khảo sát ta thấy du khách đánh giá về khí hậu rất cao, với 4,02 điểm, họ hài lịng về khí hậu Lâm Đồng. Vì nguyên nhân để họ đặt chân lên Lâm Đồng là do Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ quanh năm, họ đi một phần cũng để trốn cái nóng ở
địa phương, đây chính là lợi thế quan trọng của du lịch Lâm Đồng. Lâm Đồng có
những thế mạnh mà trong phát triển du lịch, được coi là những lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh nổi bật. Đó là một hệ thống những giá trị lớn về tài nguyên tự nhiên và nhân văn; về hệ thống kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.
Về cơ sở hạ tầng, du khách cũng đánh giá bình thường, đạt 3,07 điểm. Về
mơi trường chính trị luật pháp, Lâm Đồng được xem là vùng đất hiền hòa, con
người thân thiện, nên cũng được du khách đánh ở gần như ở mức tốt, khách hàng
cũng hài lịng, chấm 3,91 điểm. Như vậy, ngồi khí hậu, thắng cảnh đẹp và vấn đề an toàn đều được cho ở mức tốt, hài lòng với 4,02; 3,66 và 3,91 điểm, đây chính là lợi thế quan trọng của du lịch Lâm Đồng.
Các yếu tố được đánh giá bình thường, có điểm trung bình nằm trong khoảng
3 điểm là cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, nguyên nhân là do được đầu tư
nâng cấp, còn lại các yếu tố khác du khách đánh giá ở mức trung bình, đó là các yếu tố giá cả, nguồn nhân lực, các dịch vụ hỗ trợ, hoạt động xúc tiến quảng bá và vệ
sinh môi trường. Trong đó thấp nhất là vệ sinh mơi trường hiện tại ở các điểm tham quan du lịch.
Anh Phan Đình H, Giám đốc Cơng ty du lịch Vịng Trịn Việt (TP.HCM)
nhận xét: “ Nói về tài nguyên du lịch vùng núi thì Đà Lạt thuộc hàng có giá trị cao nhất vì khí hậu mát quanh năm nhưng lại không rét như Sa Pa vào mùa đông. Đà Lạt mát hơn Chiang Mai (Thái Lan), rộng hơn Genting (Malaysia) và Tagaytay (Philippines). Vả lại, tuy là vùng núi nhưng Đà Lạt lại có nhiều hồ đẹp, thác nước
hùng vĩ càng làm cho Đà Lạt nên thơ hơn. Nhiều đồi thông đẹp và trái cây, rau, củ ngon cũng là lợi thế cho Đà Lạt. Thế nhưng điều đáng tiếc là Đà Lạt xây dựng thiếu bản sắc nên đơ thị ngày càng lớn thì thành phố ngày càng xấu; khơng có chiến lược rõ ràng về sản phẩm du lịch riêng biệt để tạo lợi thế cạnh tranh, nên nói đến Đà Lạt