NĂM
CHỈ TIÊU ĐVT
2006 2007 2008 2009
Lao động ngành (trực tiếp) Người 5.800 6.000 7.000 7.500
(Nguồn: Sở VH-TT du lịch Lâm Đồng)
Hiện nay tồn ngành có 12.300 lao động trực tiếp (đạt 82% so với kế hoạch năm 2010) phục vụ trong ngành du lịch (trong đó có 7.000 lao động hoạt động tại
các doanh nghiệp du lịch và 5.300 lao động phục vụ ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ) và khoảng 20.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội (đạt 66,7% so với kế hoạch năm 2010), trong đó có khoảng 40% lao động đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, tăng 10% so với năm 2006. Riêng đối với Lâm Đồng, số lượng lao
động trực tiếp làm trong ngành du lịch tăng dần qua các năm, hiện có 7.500 lao động trực tiếp trong ngành nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách tốt hơn.
Nguồn nhân lực nữ hướng dẫn viên du lịch còn khan hiếm, hướng dẫn viên du lịch yêu cầu đòi hỏi rộng rãi về kiến thức, ngoại ngữ chuẩn và sức khỏe tốt hiện
nay rất thiếu. Toàn tỉnh Lâm Đồng cho đến nay chỉ có khoảng 60 hướng dẫn viên
được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Như vậy, để phục vụ cho 130.000 lượt
khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng hàng năm, thì một hướng dẫn viên phải đảm nhận hơn 2167 lượt khách du lịch. Vì thế, xảy ra tình trạng mỗi khi tour nhiều doanh nghiệp phải tìm đến người có khiếu ăn nói để phục vụ các tour. Tuy nhiên, rất nhiều thơng tin khơng chính xác mà ngay họ cũng không biết làm ảnh hưởng rất nhiều đến các thông tin du lịch, chất lượng phục vụ và ấn tượng của du khách. Theo thống kê tham khảo, trong số 7.500 lao động trực tiếp đang làm trong ngành du lịch thì số người đã qua đào tạo từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm 35% - 40% là một báo động. Phần lớn tập trung ở khách sạn 3 – 5 sao, còn từ 2 sao trở xuống và nhất là
khách sạn đạt chuẩn thì cịn thiếu rất nhiều, chủ yếu sử dụng người trong gia đình hoặc thuê thời vụ nên chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của khách.
Thu nhập bình quân hiện nay của ngành du lịch là tương đối thấp, phần lớn
các doanh nghiệp du lịch trả lương theo phương thức tự thỏa thuận ở mức thấp so với mặt bằng giá trị sinh hoạt đắt đỏ hiện nay.
Bảng 2.11 Thu nhập bình quân/tháng của lao động ngành dịch vụ du lịch Lâm Đồng năm 2008 TT Loại hình doanh nghiệp Khách sạn và nhà hàng Vận chuyển Nghệ thuật vui chơi, giải trí 1 100% vốn nước ngoài 150USD 2 Doanh nghiệp nhà nước
2.656 triệu đồng 2.771 triệu đồng 2.105 triệu đồng
Trung Ương quản
lý
2.214 triệu đồng 3.005 triệu đồng
Địa phương quản
lý
2,802 triệu đồng 1.305 triệu đồng 2.105 triệu đồng
Do vậy, tìm nhân lực đủ để đào tạo đã khó, nhưng để họ gắn bó với nghề cịn khó hơn, do thu nhập từ nghề khơng đủ ni người. Đó là lý do hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch hiện rất yếu và thiếu.
Đào tạo nguồn nhân lực
Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 trường đào tạo ngành du lịch từ bậc công nhân
lành nghề cho đến đại học, gồm: Trường Trung cấp du lịch Đà Lạt, Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Lâm Đồng, trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Yersin. Thời gian qua đã cung cấp hàng ngàn lao động cho
ngành du lịch địa phương và các vùng lân cận.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực tuy đã được quan tâm đào tạo, tuy nhiên thực tế ngành du lịch trong đơn vị nhà nước đang gánh một đội ngũ phục vụ lớn từ
thời bao cấp. Đội ngũ nhân lực mới tiếp cận đến các doanh nghiệp hoạt động quy
mơ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, có thể chấp nhận mức lương thấp.
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch nhìn chung vẫn cịn yếu cả về số lượng và chất lượng; đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ ngoại ngữ, chun mơn nghiệp
vụ được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp tuy đã được quan tâm, đào tạo bồi
dưỡng. Nhưng thực tế với nghiệp vụ được đào tạo cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu
phục vụ của ngành du lịch, một ngành địi hỏi hay gắt về ngoại hình, tuổi tác phục vụ, sức khỏe phục vụ, khả năng giao tiếp và trình độ hiểu biết vốn có. Chưa kể những kỹ năng trong phục vụ, sự kiên trì rèn luyện trong tất cả các tình huống, kinh nghiệm và khả năng thích ứng giữa đào tạo và thực tế. Hiện nay, ngoài những
doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, một số rất ít doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đội ngũ nhân viên phục vụ đào tạo có bài bản thì hầu hết số cịn lại là rất thiếu và yếu.
2.3.7 Hoạt động Marketing của du lịch Lâm Đồng
Việc phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tốt nhất của khách du lịch mà doanh nghiệp nhắm đến, nhưng du lịch Lâm Đồng chưa chú trọng trong việc này, bởi vì đa số khách du lịch tới Lâm Đồng đều thông qua các hãng lữ hành ở các địa phương khác, chủ yếu là ở nơi khách đang sống. Bên
cạnh đó, hoạt động nghiên cứu thị trường của các các đơn vị lữ hành còn riêng biệt, nhỏ lẻ.
Hoạt động xúc tiến, quảng bá còn riêng lẻ, thiếu chuyên nghiệp. Chưa khuyến khích xã hội hóa các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch và chưa có các chương
trình liên kết du lịch với các địa phương, qua đó làm cầu nối cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, giao lưu ký kết hợp đồng, mở rộng hoạt động
kinh doanh thơng qua các chương trình liên kết, chưa triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Lâm Đồng và các địa phương trong khu vực và cả nước. Công tác Marketing, xúc tiến quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường như công tác khai thác thị trường chưa được coi trọng đúng mức, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các hãng lữ hành trong và
ngồi nước để tìm kiếm nguồn khách, việc nghiên cứu thị trường chưa được tập
trung, kinh phí dành cho cơng tác xúc tiến quảng bá cịn hết sức khiêm tốn… Khơng có văn phịng đại diện tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, chi nhánh văn phòng tại Singapore, Nhật Bản... Các Lễ hội Trà năm 2008 và Festival Hoa Đà Lạt 2010 và các lễ hội khác nhằm thu hút khách du lịch và quảng bá các sản phẩm Lâm Đồng cho bạn bè trong nước và quốc tế chưa tổ chức có hiệu quả.
Việc triển khai quảng bá bằng nhiều hình thức như phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch, tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch tham gia nhiều hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến tại chỗ thông qua các sự
kiện của Tỉnh như Festival hoa, Lễ hội văn hóa trà, các hội chợ triển lãm…chưa có tính chuyên nghiệp.
Xây dựng trang web về xúc tiến du lịch thương mại và đầu tư của Lâm Đồng chưa cung cấp đầy đủ thông tin, tuyên truyền, quảng bá về lĩnh vực du lịch Lâm
Đồng đến các nhà đầu tư, các công ty du lịch và du khách. Việc in ấn, phát hành
nhiều ấn phẩm như Dalat Traveler (nay là Dalat Info phát miễn phí cho người đọc), Logo ngành du lịch Lâm Đồng, Cẩm nang xúc tiến du lịch, VCD Du lịch Đà Lạt,
VCD Lâm Đồng tiềm năng cơ hội đầu tư, ấn phẩm truyền thuyết các thắng cảnh của Lâm Đồng, VCD Hoa Đà Lạt chưa đến tay bạn đọc.
Phần lớn các doanh nghiệp du lịch cịn thụ động trong cơng tác xúc tiến
quảng bá, khai thác khách. Việc tự quảng bá, xúc tiến du lịch khai thác khách của các doanh nghiệp, người kinh doanh du lịch còn hạn chế, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của tồn ngành du lịch Lâm Đồng cịn thấp. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược
phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường. Khả năng thu hút vốn đầu tư chưa cao. Hiện tượng kinh doanh cầm chừng nhằm đảm bảo bộ máy hoạt động, mức độ đầu tư thấp nên chỉ đáp ứng tạm thời bộ mặt của đơn vị, chưa tạo ấn tượng rõ nét với du
khách.
2.3.8 Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch
Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về du lịch chưa được xây
dựng đồng bộ, thiếu thơng thống nhạy bén, nhiều thủ tục hành chính rườm rà gây
khó khăn cho doanh nghiệp nên chưa tạo được môi trường thuận lợi để huy động
mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch; Công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, việc triển khai thực hiện các quy hoạch dự án còn chậm, quản lý sau thu hoạch chưa tốt; chưa kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong đầu tư kinh doanh du lịch.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh thiếu tính ổn định, điển hình là việc thay đổi Sở Du lịch thành Sở Du lịch Thương mại, hiệu lực và năng lực quản lý chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ quản lý phát triển du lịch trong tình hình mới, nhất là đối với một tỉnh được đánh giá là trọng tâm phát triển du lịch. Trình độ nghiệp vụ những người làm công tác du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của ngành, chưa nhận thức hết vai trò kinh tế động lực của du lịch trong giai đoạn
hiện nay.
2.4 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng
Xuất phát từ những tiềm năng để phát triển du lịch và thông qua thực trạng phát triển của du lịch tỉnh Lâm Đồng, có thể khái quát những điểm mạnh và những
điểm yếu của ngành du lịch tỉnh.
S1. Vị trí, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng thuận lợi, tài nguyên nhân văn lâu đời. S2: Môi trường du lịch an toàn và thân thiện.
S3: Nguồn nhân lực dồi dào.
S4: Được sự quan tâm của tỉnh và các bộ, ngành trung ương. S5: Đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020.
2.4.2 Những điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng (W)
W1: Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng. W2: Quản lý vệ sinh môi trường du lịch chưa tốt.
W3: Tài nguyên nhân văn chưa được khai thác đúng mức. W4: Dịch vụ du lịch còn thiếu.
W5: Nguồn nhân lực chưa đáp ứng cả chất và lượng.
W6: Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch còn kém hiệu quả W7: Vấn đề đầu tư và quản lý nhà nước về du lịch còn yếu kém.
2.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Từ những điểm mạnh, điểm yếu rút ra được từ việc phân tích thực trạng
ngành du lịch và những tác động đến hoạt động Marketing du lịch của tỉnh Lâm Đồng, từ đó xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của du lịch Lâm Đồng.