Giao thông
9 Đường bộ
Lâm Đồng đã nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống đường bộ có chất lượng
tương đối tốt và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh, một mặt đảm bảo giao thông thuận lợi trong nội tỉnh, mặt khác đặt Lâm Đồng vào vị trí cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. Hơn nữa, với hệ thống quốc lộ chạy qua và việc nối tuyến với quốc lộ 1A, Lâm Đồng có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh khác trong cả nước. Hiện nay, hệ thống đường bộ của Lâm Đồng
tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao
thơng có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay, mạng
lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó: Hệ thống quốc lộ có tổng chiều dài 412,15km, gồm 264,85km đường nhựa, 65,3km đường cấp phối, 82km đường đất, trên dọc tuyến có 54 cầu với 1.551,89m dài và 533 cống. Hệ thống
đường tỉnh có tổng chiều dài 346,25km, gồm 23,13km đường nhựa, 134,18km
đường cấp phối, 130,4km đường đất và 58,54km đường nữa dự kiến sẽ khai thông
xây dựng trong các thời kỳ quy hoạch. Trên tồn tuyến đường tỉnh có 45 cầu với 867,1m dài và 162 cống. Hệ thống đường huyện có tổng chiều dài 985,69km, trong
đó 171,32km đường nhựa, 282,32km đường cấp phối và 532,05km đường đất, trên
tồn tuyến có 82 cầu với 1.271,9m dài và 487 cống. 9 Đường sắt
Trong cùng thời gian bắt đầu xây dựng những chặng đường đầu tiên của
tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, từ Sài Gòn đến Nha Trang, từ Đà Nẵng đến Đơng Hà và từ Vinh đến Hà Nội, Tồn quyền Paul Doumer đã chỉ thị tiến hành
nghiên cứu mở tuyến đường sắt nối vùng đồng bằng ven biển lên cao nguyên Lang Bian. Năm 1898, bằng Đạo luật ngày 25-12-1898, Chính phủ Pháp chấp thuận cho Chính phủ thuộc địa vay một ngân khoản 200 triệu phờ-răng và Toàn quyền Paul Doumer đã sử dụng số tiền này để tân trang có quy mơ hệ thống đường xe lửa ở Đơng Dương, trong đó trên tuyến Sài Gịn - Khánh Hòa lập một tuyến nhánh rẽ lên
Đà Lạt. Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát
dài 8km phục vụ du lịch. Nhà ga cũng được trang bị và nâng cấp nhằm mục đích
khai thác dịch vụ du lịch, đã khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm. 9 Đường hàng không
Trong khi đẩy mạnh phát triển hệ thống đường bộ để nối Lâm Đồng với
thành phố Sài Gòn và các tỉnh lân cận, từ những năm 20 của thế kỷ này, vấn đề xây dựng các sân bay đã được đặt ra và bắt đầu triển khai. Phi trường Liên Khàng (nay
gọi là sân bay Liên Khương) được khởi công đầu tiên trong thời kỳ này và đến năm 1933 mới tạm hoàn tất. Từ năm 1970, sân bay Liên Khương lại được sửa chữa và đại tu bằng bê tơng nhựa. Sau ngày giải phóng, sân bay được cải tạo và tiếp tục sử
dụng. Hiện nay, sân bay Liên Khương có tổng diện tích 160ha với đường băng dài 2.374m và rộng 34m, có khả năng tiếp nhận loại máy bay ATR 72 trọng tải 26 tấn và các loại tương đương có áp suất bánh hơi 8kg/cm2, lên xuống an toàn. Sân bay
này trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam, việc điều hành bay rất thuận lợi,
đảm bảo giao lưu nhanh chóng giữa Đà Lạt với các địa phương khác trong cả nước.
Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay, hàng ngày đều có
chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và ngược lại. 9 Đường thủy
Do đặc điểm địa hình núi và cao nguyên nên hệ thống sơng suối ở Lâm Đồng
ít có giá trị giao thông. Ngay trên sông Đồng Nai, tuy là con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh nhưng trên sơng có nhiều ghềnh thác và nước lên xuống theo mùa, nên
giao thông chỉ thực hiện được trên những đoạn ngắn với những phương tiện nhỏ và thô sơ của cư dân vùng ven bờ sông. Giao thông đường sông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ dồn về nên nước chảy xiết và lịng sơng có nhiều bãi đá hoặc ghềnh thác nguy hiểm nên giao thông bị hạn chế, chỉ có các bè mảng gỗ và tre nứa được khai thác và vận chuyển trên sông là khá thuận
lợi. Giao thông trên sông Đồng Nai giúp cho giao lưu hàng hố giữa huyện Cát Tiên và tỉnh Bình Dương thêm thuận tiện.
Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho lưới điện quốc gia khá ổn định, gồm Nhà máy thủy
điện Đa Nhim (công suất 160 MW), thủy điện Suối Vàng (công suất 3,1 MW), thủy
điện Hàm Thuận - Đa Mi (công suất 475 MW) và thủy điện Đại Ninh (công suất
300 MW); đang xây dựng 2 nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 (công suất 580 MW), các nhà máy điện diêzen Bảo Lộc, Di Linh, Càn Rang với tổng cơng suất 4,16 MW. Hiện nay tỉnh có đã quy hoạch kêu gọi đầu tư 60 dự án thủy điện vừa và nhỏ, 100% số xã có điện đến trung tâm.
Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước đã hồn thiện tương đối tốt, hiện có nhà máy cấp nước Đà Lạt, công suất 35.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước Bảo Lộc, công suất
10.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500
m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được hồn thiện.
Hệ thống bưu chính viễn thơng
Hệ thống thơng tin liên lạc, bưu chính - viễn thơng hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nhà đầu tư. Đến hết năm 2007, 100% xa đã có điện thoại, 105 điểm bưu điện văn hố xã. Có 229.000 máy điện