Yếu tố chủ yếu Mức độ quan trọng Phân loại (1-4) Số điểm quan trọng
O1: Có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. 0,12 3 0,36 O2: Chính sách đổi mới và hội nhập của Chính Phủ. 0,11 3 0,33
O3:Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện. 0,12 3 0,36 O4: Nền kinh tế tăng trưởng, đời sống được nâng
cao. 0,07 3 0,21
O5: Ngành du lịch được Chính phủ quan tâm nhiều
hơn. 0,05 3 0,15
O6: Lâm Đồng nằm trong chiến lược phát triển du
lịch khu vực miền Trung Tây Nguyên. 0,05 3 0,15 O7: Cơ sở hạ tầng (đường sá, sân bay…) ngày càng
được hoàn thiện. 0,05 3 0,15
O8: Nhu cầu du lịch, tham quan, hội chợ, hội thảo,
triển lãm…có xu hướng tăng nhanh. 0,05 3 0,15 O9: Luật Du lịch được ban hành. 0,05 3 0,15
T1: Đối thủ cạnh tranh thu hút khách quốc tế như
Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia. 0,07 2 0,14 T2: Tình hình thế giới mất ổn định (khủng bố, thiên
tai, dịch bệnh) 0,05 2 0,1
T3: Nguy cơ ô nhiễm môi trường du lịch. 0,04 1 0,04 T4: Tệ nạn ăn xin, chèo kéo khách du lịch, gây tác
động xấu đến môi trường du lịch. 0,04 1 0,04
T5: Thời gian nghỉ ngắn ngày, chi phí ít, khách du lịch chọn Ninh Chữ, Nha Trang, Mũi Né... là điểm
đến của họ. 0,05 2 0,1
T6: Yêu cầu chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng
cao của du khách. 0,04 2 0,08
T7: Sự phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ 0,04 2 0,08
Tổng cộng 1 2,59
Điểm ma trận các yếu tố bên ngồi 2,59 cao hơn điểm trung bình 2,5 điều
này cho thấy ngành du lịch Lâm Đồng đã tận dụng tốt những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ.
2.7 Tóm tắt cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu
Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh, sự tham gia tích cực trong triển khai thực hiện Nghị quyết của các cấp, các ngành, các Đoàn thể và các địa phương, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên ngành kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Môi trường đầu tư của tỉnh Lâm Đồng ngày càng được cải thiện, các doanh nghiệp tìm thấy cơ hội đầu tư vào phát triển du lịch Lâm Đồng ngày càng rõ nét hơn; đồng thời nhiều sản phẩm, loại hình du lịch mới được hình thành đã góp phần thu hút
khách du lịch đến với Lâm Đồng ngày càng nhiều hơn. Công tác xúc tiến, tuyên
truyền quảng bá về du lịch Lâm Đồng ngày càng được chú trọng nhiều hơn, nhiều sự kiện văn hóa - du lịch được tổ chức đã thu hút đông đảo sự quan tâm của du
khách. Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm, góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh, tạo tiền đề đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được
đa dạng hóa và nâng cao chất lượng.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch và góp phần tạo nên diện mạo mới cho tỉnh.
Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và ngày càng hồn thiện tạo mơi trường thuận lợi cho công tác quản lý phát triển du lịch.
Đã tạo lập được những căn cứ quan trọng để các huyện, thành phố trong tỉnh
tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, Quy hoạch chi tiết và thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.
Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ du lịch đã được cải thiện, ngành du lịch Lâm Đồng nói chung và du lịch Đà Lạt nói riêng đã thực sự khẳng định vị trí và vai trò quan trọng đối với du lịch miền Trung Tây Nguyên và cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh nêu trên, du lịch Đà Lạt hiện nay vẫn còn tồn tại những yếu kém, bất cập, hạn chế cần được khắc phục như : việc tôn tạo các danh lam thắng cảnh, khu – điểm du lịch vẫn chưa được chú trọng, đầu tư đúng mức; chưa có nhiều sản phẩm mới để thu hút du khách đặc biệt là sản phẩm vui
chơi giải trí. Do điều kiện du lịch Lâm Đồng có tính thời vụ nên trong mùa cao
điểm (các dịp lễ, tết) giá cả dịch vụ tăng cao hơn nhiều so với mùa thấp điểm, từ đó
tạo ra sức cạnh tranh cục bộ giữa các doanh nghiệp du lịch kéo theo sự tăng giá của một số dịch vụ khác làm ảnh hưởng đến tâm lý của du khách. Đội ngũ nhân viên
làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch cịn kém về trình độ chun mơn, tay nghề chưa được đào tạo chuyên nghiệp, số nhân viên thơng thạo ngoại ngữ cịn ít hoặc đa số chỉ giao tiếp bằng tiếng anh mà chưa phổ biến bằng các thứ tiếng khác. Từ đó, dẫn đến chất lượng phục vụ kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Cảnh quan môi trường chưa được quan tâm đúng mức, nhất là các khu – điểm du lịch và những nơi công cộng, hệ thống vệ sinh chưa đáp ứng được yêu cầu,
ý thức của người dân và một phần của du khách chưa cao, dẫn đến việc xả rác tràn lan làm mất mỹ quan của khu du lịch nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung; hệ thống cây xanh đơ thị chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức.
Bên cạnh đó, chất lượng tour, tuyến cịn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp gây nhàm chán. Nhìn chung, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch chưa khai thác, sử dụng hết những tiềm năng vốn có. Sản phẩm du lịch cịn ở trình độ thấp, cịn đơn điệu, chưa khai thác được các sản phẩm đặc thù và có lợi thế so sánh như : các tour nghỉ dưỡng, chữa bệnh, spa, các tour tìm hiểu, nghiên cứu mơi trường sinh thái. Các sản phẩm du lịch chưa gắn được các giá trị văn hóa truyền thống, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn về đầu tư du lịch tại địa phương. Việc quảng bá du lịch chưa rộng
rãi, chưa tìm hiểu được hết thị hiếu, sở thích của khách hàng nội địa và quốc tế. Do vậy, chưa đáp ứng được loại hình dịch vụ một cách hợp lý, chưa khai thác được các
dịch vụ vào mùa thấp điểm, mùa mưa. Hệ thống giao thông chưa thuận lợi để thu
hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Từ những thực trạng trên cho thấy, số lượng khách đến Lâm Đồng tăng chậm và chưa đồng đều qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ khách nước ngoài đến Lâm Đồng rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% / tổng lượng khách.
2.8 Đánh giá của du khách và chuyên gia, nhà quản lý về du lịch Lâm Đồng
Để làm cơ sở cho luận văn này, trong khuôn khổ một nghiên cứu nhỏ, tác giả đã phối hợp với một vài cộng tác viên tiến hành phát một lượng phiếu điều tra nhỏ
(Phụ lục 2.4) cho các đối tượng là du khách nước ngoài và trong nước được lựa
chọn ngẫu nhiên tại thành phố Đà Lạt vào ngày 30/4 và 1/5/2010 với số lượng phiếu phát ra là 150 (n=150), số phiếu thu về là 128. Riêng đối với các chuyên gia, tác giả
đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp, số lượng mẫu phỏng vấn là 6 (n=6) là các nhà báo,
trưởng khoa, doanh nhân kinh doanh du lịch hiện đang cư trú hoặc có chuyến công tác ở địa bàn thành phố Đà Lạt, và Giám đốc, hướng dẫn viên các doanh nghiệp lữ hành tại Lâm Đồng.