.7 Phân loại cơ sở lưu trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển du lịch lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 52)

Đơn vị tính: Cơ sở LOẠI HÌNH SỐ CƠ SỞ TỶ LỆ (%) 5 sao 1 0,15 4 sao 8 1,19 3 sao 2 0,3 2 sao 33 4,46 1 sao 38 5,65 Resort 3 0,45 Khác 588 87,8 Tổng cộng 673 100 (Nguồn: Sở VH-TT du lịch Lâm Đồng)

Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn đạt tiêu chuẩn thấp, khách sạn cao cấp từ 3 – 5 sao cịn rất ít, hiện tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế 1-5 sao ở Lâm Đồng thấp hơn Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa. Trong 30 năm sau ngày đất nước thống nhất, cả ngành du lịch do công ty du lịch Lâm Đồng làm đại diện chỉ mới xây dựng

được một khách sạn 4 sao là Cẩm Đô với 80 phòng. Các khách sạn 4 sao khác mới đưa vào hoạt động gần đây đều do các nhà đầu tư ngồi tỉnh như khách sạn Sài Gịn

– Đà Lạt, Sammy,... (Phụ lục 2.2).

Hệ thống khu, điểm du lịch

Hệ thống khu điểm tham quan du lịch rất phong phú, đến nay tỉnh đã đưa vào

đầu tư khai thác kinh doanh được 31 khu, điểm cùng với hơn 60 điểm tham quan

miễn phí khác phục vụ du khách (Phụ lục 2.3).

Theo một báo cáo mới đây của Sở VHTT&DL tỉnh Lâm Đồng thì “Nhiều

khu, điểm có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng về mơi trường, cảnh quan, khó có khả năng thu hút khách, làm giảm tính hấp dẫn và tính cạnh tranh của du lịch Lâm

Đồng”.

Với đặc thù của ngành du lịch là nghỉ dưỡng và tham quan, do đó các khu, điểm tham quan du lịch ở Lâm Đồng được xem là bộ phận rất quan trọng trong cơ

cấu chung của toàn ngành du lịch. Thế nhưng, trong một thời gian dài, nhiều di tích thắng cảnh nổi tiếng có giá trị rất lớn về cảnh quan, lịch sử và văn hoá được giao cho các nhà đầu tư “bóc lột” đến mức cạn kiệt mà thiếu đầu tư, tôn tạo, bổ sung

dịch vụ mới. Thực trạng này đã gây nên tâm lý trong phần lớn du khách là muốn chuyển sang các địa phương khác du lịch, vì theo họ: “Nơi đó đang có nhiều sản

phẩm du lịch mới lạ, cao cấp, hấp dẫn hơn”. Lãnh đạo ngành VH TT & DL tỉnh Lâm Đồng cũng thừa nhận tình trạng trên: “Số vốn đầu tư không lớn và tiến độ đầu tư kéo dài, đa số khu điểm du lịch áp dụng phương thức vừa đầu tư vừa khai thác kinh doanh. Rất ít dự án có quy hoạch tổng thể chung, hầu hết là đầu tư theo phương án kinh doanh rất sơ sài. Do đó, trên tổng thể, các nội dung không phong phú, dễ trùng lắp lẫn nhau giữa các điểm tham quan, dịch vụ nghèo nàn và đến nay hầu như nhiều khu, điểm đã xuống cấp do không được tôn tạo, nâng cấp kịp thời…

Cũng chính vì khơng được quan tâm, đầu tư nên hệ thống khu, điểm tham quan du lịch tại Lâm Đồng đang có dấu hiệu suy giảm cả về chất lượng lẫn số

lượng, đến thời điểm này đã có nhiều điểm tham quan khơng cịn khả năng hấp dẫn du khách như: thác Bobla, thác Voi, thác Gougah, thác Hang Cọp, thác Camly, vườn Sinh thái Lan Ngọc, khu vui chơi giải trí Đà Lạt,… Trong số đó có điểm bị suy giảm cảnh quan nghiêm trọng, có điểm do thiếu quan tâm nâng cấp cở sở vật chất, hạ tầng và đầu tư sản phẩm mới. Trước thực trạng đó, Sở VH TT&DL tỉnh Lâm Đồng lo lắng: “Trong thời gian tới, sức hấp dẫn, thu hút du khách đến Lâm

Đồng thông qua các khu, điểm du lịch sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như chất lượng và

số lượng các khu du lịch vẫn như tình trạng hiện nay.”

Có thể chỉ ra rất nhiều các điểm du lịch xuống cấp từ môi trường, cảnh quan, như: hồ Than Thở, bèo và rác đang tấn công; Thác Cam Ly bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nguồn nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và từ Hồ Xuân hương chảy xuống; khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào (thân sinh của Hoàng Hậu Nam Phương) cũng bị bỏ hoang nhiều năm; thác Gougah và Liên Khương bị ảnh hưởng nghiêm

trọng về nguồn nước từ cơng trình hồ thuỷ điện Đại Ninh; thác Voi bị xuống cấp

thu hồi). Đặc biệt Hồ Xuân hương trong thời gian qua đã bị một loại tảo lam có tên khoa học Microcystic xâm hại, biến mặt nước trong vắt trở thành một màu xanh rêu, với mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc, khiến du khách, người dân ai ai đi qua cũng bịt mũi,…

Nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn Lâm Đồng được hình thành dựa vào lợi thế sẵn có của các danh thắng được truyền tụng từ bao đời như Thung lũng tình yêu, hồ Than thở, thác Prenn, hồ Suối Vàng, thác Đatanla, núi Langbiang, thác Camly...

Đặc điểm chung của du khách là thích thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên và chụp

hình lưu niệm, nên nhiều khu, điểm du lịch thường tập trung khai thác các dịch vụ “ăn nhanh” thông qua việc đầu tư xây dựng các bãi đậu xe (có nơi thu tiền), các nhà hàng, quán cóc, kiosque phục vụ ăn uống, mua sắm (dạng tư nhân hóa, tự xây dựng, cơi nới nhếch chác) và tạo cảnh giả (nhà rông, thuyền buồm với những màu sắc lòe loẹt) để du khách chụp hình...

Một số khu, điểm du lịch có xây dựng ngôi nhà nghỉ dưỡng (dạng resort, biệt thự...) thường thiếu các hoạt động vui chơi giải trí hoặc các chương trình, sự kiện

mang tính lễ hội – văn hóa, mở rộng hình thức giao lưu thân thiện qua từng đêm lưu trú. Cũng có nơi tổ chức sân khấu ca nhạc, đêm lửa trại cồng chiêng... nhưng nội

dung và hình thức tổ chức cịn sơ lược. Dễ tìm nhất vẫn là các hoạt động karaoke, massage. Chức năng du lịch kết hợp nghỉ dưỡng – sinh thái xa dần với ý nghĩa tích cực của nó tại một số khu, điểm du lịch quen thuộc. Nhiều nơi đã cố gắng đầu tư,

mong tạo ra những sản phẩm mới mang tính đột phá nhưng đơi lúc chưa đem lại nét hài hòa chung với tổng thể cảnh quan du lịch, bởi một số cơng trình được đầu tư

xây dựng vội vàng, giải pháp quy hoạch kiến trúc chưa được quan tâm đúng mức, một vài ví dụ như các kiến trúc – mỹ thuật làm tiểu cảnh, cáp treo đi ngang mặt thác Prenn, thang máy xuống thác Đamb’ri, sân khấu nhạc nước bên dòng thác Camly chật hẹp...

Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm tham quan, vui

chơi giải trí, di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng cịn có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh, giao lưu với đồng bào dân tộc Tây Nguyên...

Nhưng hầu như đều được tổ chức vào ban ngày, cịn ban đêm thì hoạt động vui chơi giải trí cịn rất đơn điệu, nghèo nàn cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt là thiếu những trung tâm mua sắm lớn với những sản phẩm đặc trưng, truyền thống của tỉnh

để phục vụ cho khách du lịch. Điều này đã phần nào làm giảm sức hấp dẫn của du

lịch tỉnh Lâm Đồng đồng thời cũng hạn chế sức tiêu dùng của khách du lịch dẫn đến doanh thu tiêu dùng tăng chậm.

Mua sắm

Một thực trạng dễ nhận thấy tại Lâm Đồng là việc du lịch qua mua sắm hàng hóa qua chợ trung tâm với quy mơ nhỏ, những mùa cao điểm du lịch như tết, hè, lễ... đều chật chội, khách qua lại chen lấn, các cửa ngỏ ra vào bị ách tắc. Các điểm bán hàng tràn lan, khắp chốn nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Tuy thuận tiện cho du khách nhưng vẫn mang dáng vẻ luộm thuộm, bộn bề, giá cả tùy tiện. Văn hóa chợ Đà lạt là một nét đặc trưng cho văn hóa Việt Nam nói chung cũng là nét văn hóa tại Lâm Đồng, việc gìn giữ và phát huy vẻ đẹp duyên dáng, quyến rũ của Lâm Đồng và thu hút du khách trong nước và quốc tế qua chợ, qua việc tìm hiểu đặc sản, trái cây, rau củ, cây cỏ, hoa lá, áo khốc... vốn có của địa phương để ngoài thú vui đi tham quan di lịch, du khách cịn có thể tìm kiếm những món q riêng biệt của Lâm Đồng để làm qua cho người thân, gia đình hoặc làm kỷ niệm tuy

đã kịp thời nhưng về chất lượng dịch vụ cung cấp cần tạo sự hấp dẫn, thích thú với

du khách nhiều hơn nữa.

Ngồi ra, nhu cầu các loại hình dịch vụ, sức mua hàng hóa tập trung chủ yếu về nhu cầu mức độ đối với các cơ sở lưu trú là sự tiện nghi 60%, lịch sự 40%, giản dị 29%, sang trọng 19%, bình dân 11%. Đối với nhu cầu ăn uống tại Lâm Đồng tập trung các loại thức ăn có rau tươi là 81%, thịt rừng 67%, heo gà 34%, hải sản 23%. Nhu cầu về mua sắm nhiều nhất là hoa 71%, rau quả 64%, hàng mỹ nghệ 43%.( ) 2

( ) 2 Theo đề án nghiên cứu cấp Bộ của trường Đại Học Đà Lạt về “Các giải pháp quản lý để phát triển du lịch Đà Lạt và vùng phụ cận giai đoạn 2006-2020”

Về cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống

Theo cơ sở khảo sát dịch vụ phục vụ ăn uống đánh giá năng lực đáp ứng theo các yêu cầu tại thời điểm cuối năm 2008 bao gồm 18 cơ sở nhóm A-nhà hàng cao cấp, nhà hàng trong các khách sạn 3 sao trở lên, 28 nhà hàng nhóm B-nhóm nhà hàng trung bình, 22 nhà hàng nhóm C-nhóm nhà hàng nhỏ, quán ăn nổi tiếng tại Đà Lạt (theo khảo sát đánh giá năng lực đáp ứng hệ thống nhà hàng phục vụ du lịch tại

Đà Lạt - Th.S Phạm Thị Thúy Nguyệt) như sau:

Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về cơ sở dịch vụ phục vụ ăn uống tại Đà Lạt

Yêu cầu Nhóm A Nhóm B Nhóm C Tồn cục

Số lượng chỗ ngồi Khá Trung bình Khơng đáp ứng Trung bình Mức độ thuận tiện Khá Khá Trung bình Trung bình

Mức độ sang trọng Khá Yếu Yếu Trung bình Kỹ năng phục vụ Trung bình Yếu Khơng đáp ứng Yếu

Đa dạng hóa văn hóa ẩm thực

Trung bình Yếu Khơng đáp ứng Yếu

Chăm sóc khách hàng Trung bình Yếu Khơng đáp ứng Yếu

Mức độ thu hút Yếu Yếu Không đáp ứng Yếu Đa dạng hóa sản

phẩm

Trung bình Yếu Không đáp ứng Yếu

Điều kiện vệ sinh Khá Yếu Không đáp ứng Yếu

Số lượng nhân viên Trung bình Yếu Khơng đáp ứng Yếu

Trình độ nhân lực Trung bình Yếu Khơng đáp ứng Yếu

(Nguồn: Sở VH-TT du lịch Lâm Đồng)

Như vậy, theo kết quả khảo sát như trên, các nhóm B, C vẫn chưa đáp ứng

các yêu cầu chung của khách hàng nhất là về cơ sở vật chất, con người, sự chăm sóc, vệ sinh, kỹ năng phục vụ. Nhóm A chưa thu hút khách do về giá cả, mức độ sang trọng.

Loại hình du lịch

Lâm Đồng có hàng trăm cơng trình kiến trúc, danh lam, thắng cảnh, khu

điểm du lịch để du khách lựa chọn. Các hãng lữ hành, công ty du lịch cung cấp

chương trình tour rất đa đạng, các chương trình tham quan được thiết kế rất phong

phú dưới nhiều hình thức như chương trình city tour hàng ngày, chương trình tham quan theo tuyến, chương trình tham quan đặc biệt.

Ngồi ra du khách có thể yêu cầu thiết kế chương trình riêng theo sở thích, hoặc thời gian hợp lý, hay có thế chọn bất cứ chương trình du lịch nào trong hàng trăm chương trình được thiết kế sẵn của các các Công ty Du lịch, đơn vị lũ hành tại Lâm Đồng: trung tâm Điều hành hướng dẫn Du lịch – Cty Du lịch Lâm Đồng, trung tâm Điều hành Hướng dẫn Du lịch Đà Lạt, Mailinhtourism, Cty Du lịch Hồng Bàng Youth Action Tour. Một số tour du lịch chuyên đề như: Tour dã ngoại, thể thao (tham gia các hoạt động ngoài trời như picnic, cắm trại,câu cá, leo núi, tham gia các hoạt động thể thao... cho các đối tượng là sinh viên, học sinh; Chinh phục đỉnh

Langbiang; Tour mạo hiểm, thể thao; Các hoạt động như câu cá, chèo thuyền, cắm trại...); Tour du lịch sinh thái, nghiên cứu chuyên đề (Tour du lịch sinh thái “ Một

Đêm Trong Rừng Vắng”; Tour săn bắn thể thao - rừng Nguyên sinh Pangpá; Khu

du lịch Damb’ri – Xã Đamb’ri; khu du lịch rừng Madagoui; Rừng Quốc gia Nam Cát Tiên); Tour văn hố, lễ hội (tham quan,tìm hiểu tập qn văn hoá, sinh hoạt lễ hội của cộng đồng các dân tộc ít người cư trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như Tìm hiểu về tập quán phong tục của các dân tộc: Chil, Lạch, Sré…; Dự lễ hội đâm trâu, biểu diễn cồng chiêng, ca nhạc dân tộc tại Khu du lịch Langbiang; Tham quan làng Gà - K’long tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc K’ho; Tham quan, tìm hiểu tập tục, tập quán canh tác, cư trú của dân tộc Chil tại làng dân tộc Darahoa; Tham quan làng nghề thêu tay truyền thống...).

2.3.5 Về đầu tư du lịch

Bảng 2.9 Đầu tư du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2009 NĂM NĂM CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 2009 Khu, điểm du lịch Tỷ đồng 70 250 250 300 Cơ sở lưu trú Tỷ đồng 400 600 550 1.000 Vận chuyển và hạ tầng du lịch Tỷ đồng 30 50 100 200 Tổng cộng Tỷ đồng 500 900 900 1.500 (Nguồn: Sở VH-TT du lịch Lâm Đồng)

Đến nay toàn tỉnh đã thu hút được 235 dự án đăng ký đầu tư trên lĩnh vực du

lịch tại Lâm Đồng với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 62.955 tỷ đồng, trong đó có 90 dự án được chủ trương đầu tư đang tiến hành lập báo cáo đầu tư với tổng vốn

đăng ký trên 37.304 tỷ đồng và 145 dự án đã được thoả thuận đầu tư, cấp giấy

chứng nhận đầu tư với số vốn được phê duyệt là 25.651 tỷ đồng. Đa số các dự án

tập trung đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hội nghị - hội thảo.

Đối với Khu du lịch Hồ Tuyền lâm, hiện có 37 dự án đăng ký đầu tư với tổng

số vốn đăng ký đầu tư 7.266 tỷ đồng, trong đó có 10 dự án được chủ trương đầu tư với trên 1.396 tỷ đồng và 27 dự án đã được thỏa thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận

đầu tư với 5.870 tỷ đồng. Đến nay, đã có 11 dự án tổ chức động thổ và hiện có 6 dự

án đang tiến hành thi công xây dựng, tổng vốn thực hiện ước khoảng 80 tỷ đồng. Như vậy, hiện nay cơ cấu vốn đầu tư cho ngành du lịch phong phú hơn, diện mạo ngành du lịch có nhiều bước thay đổi, phong phú, đa dạng. Các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đều đầu tư vốn tăng cường phát triển các hoạt động

kinh doanh du lịch.

Tuy nhiên, cho đến nay, ngành du lịch chưa thể là ngành kinh tế động lực,

nguyên nhân cơ bản nhất có thể được nêu ra đó là việc thu hút đầu tư chưa thực sự có hiệu quả. Hàng trăm dự án, mà theo Sở văn hóa Thể thao và du lịch thì cho tới lúc này đã có 235 dự án được cho chủ trương hoặc được cấp phép đầu tư trên lĩnh

vực du lịch với tổng số vốn đăng ký khoảng 62.955 tỷ đồng, đó là chưa kể cịn

nhiều dự án lớn nhưng chưa xác định rõ vốn đầu tư. Những con số rất khích lệ

nhưng hình như đó chỉ là nhưng con số không vận động, chỉ một vài dự án nhỏ được triển khai như khách sạn Sài Gòn-Đà Lạt, Sammy, Ngọc Lan, Blue

Moon…chưa đem lại một tác động đáng kể nào giúp cho sự lớn mạnh của ngành

kinh tế tỉnh nhà. Trong số 235 dự án này có đến trên 45.000 biệt thự, hàng nghìn khách sạn, khu văn phịng, cơng trình vui chơi giải trí… Bên cạnh đó, mặc dù Tỉnh

Ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản cải tiến thủ tục, tạo điều

kiện thơng thống cho nhà đầu tư, nhưng thủ tục đầu tư chậm, hiện tượng chậm trễ, kéo dài thường xảy ra trong khi lập thủ tục làm dự án dễ làm nản lòng nhiều nhà

đầu tư khi đến với các dự án tại Lâm Đồng.

2.3.6 Nguồn nhân lực du lịch Lâm Đồng Lao động ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần phát triển du lịch lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)