Dân tộc và dân cư
Dân số tồn tỉnh có đến cuối năm 2008 là 1.216.618 người, trong đó lao
động trong độ tuổi là 699.400 người, lao động có việc làm là 649.000 người, lao
động được đào tạo là 167.856 người, lao động công nghiệp là 91.000 người. Lâm
Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc
khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đơng nhất người Kinh chiếm khoảng 77%,
đến người K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%,
Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ...,
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 trường Đại học, 04 trường cao đẳng (Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng nghề Đà Lạt, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Lâm Đồng và Cao đẳng y tế Lâm Đồng), 01 trường Trung cấp Du lịch, hàng năm cung cấp hàng nghìn
lao động có tay nghề cho địa phương. Ngồi ra cịn có nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung Ương đóng trên địa bàn như: Viện nghiên cứu hạt nhân, Phân viện sinh
học, đã góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào
sản xuất của tỉnh.
Hàng năm lực lượng lao động được bổ sung thêm khoảng 5.000 người từ các trường Kỹ thuật, dạy nghề, Đại học và Cao đẳng đóng trên trên địa bàn tỉnh và gần 50% trong số 10.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm.
Quy mô dân số tăng lên hàng năm kéo theo tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao
Tài nguyên du lịch nhân văn
9 Nhóm các di sản văn hóa
Năm 2005, sau Nhã nhạc Cung đình Huế, khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây có thể được coi là sự kiện văn hóa lớn của người dân Tây
Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Churu
ở Lâm Đồng còn khoảng 2700 bộ cồng chiêng với những nét riêng so với cồng
chiêng Tây Nguyên. Đây được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch tham quan,
tìm hiểu.
9 Nhóm các di tích lịch sử văn hóa và khảo cổ
Cho đến nay, theo số liệu chưa đầy đủ, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 100
di tích. Mật độ bình qn 1 di tích/100km2, trong khi mật độ bình qn của cả nước là hơn 2,2 di tích/100km2. Tuy nhiên cao hơn mật độ di tích trong 4 tỉnh cịn lại của Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum (0,3%), Đắc Lắc, Đắc Nơng (0,5%). Những di
tích khảo cổ có giá trị về mặt du lịch là: Khu thánh địa Bà La Môn Cát Tiên, khu mộ cổ của dân tộc Mạ.
9 Nhóm các cơng trình kiến trúc nghệ thuật
Một trong những tài nguyên du lịch độc đáo của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là kiến trúc cảnh quan của thành phố cao nguyên. Thiên nhiên Đà Lạt vốn đã là một cảnh quan tự nhiên đẹp nhưng khi được kết hợp với những cơng trình sáng tạo của con người thì nó thật sự trở nên hồn mỹ và có sức hấp dẫn đặc biệt.
Từ khi người Pháp đặt chân lên miền đất cao nguyên này vào năm 1893 thì thành phố Đà Lạt đã được quy hoạch, mang những đường nét nghệ thuật kiến trúc
cảnh quan đặc sắc. Giữa cảnh thiên nhiên hùng vỹ là những nét chấm phá của các cơng trình kiến trúc ở những vị trí đồi cao mà từ đó có thể quan sát được hầu như tồn bộ thành phố.
Có thể kể đến những cơng trình được xây dựng vào nửa đầu của thế kỷ XX, theo phong cách Châu Âu, chủ yếu là phong cách Pháp, như các Biệt điện 1,2 của
tồn quyền Pháp tại Đơng Dương và của vua Bảo Đại trước kia; Ga xe lửa Đà Lạt, trường Đại học Đà Lạt, Nha địa dư, hiện nay trên thành phố có khoảng 2000 biệt
thự lớn nhỏ mà mỗi biệt thự đều có những nét độc đáo riêng, tạo nên một phong
cách kiến trúc lấy thiên nhiên thơ mộng của Đà Lạt làm bối cảnh nên đã có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.
Có thể nhận thấy một số phong cách kiến trúc sau đây của Lâm Đồng:
- Kiến trúc vùng Normadie: Là kiến trúc miền Tây nước Pháp, với kiểu nhà mái ngồi lớn có phần đi được bẻ gốc, tường xây đá chẻ đến bệ cửa sổ, phần trên xây gạch để lộ các khung sườn gỗ.
- Kiến trúc vùng Bretagne: Là kiến trúc đặc trưng vùng phía Tây nước Pháp với kiểu nhà mái lợp bản thạch, tường xây đá chẻ.
- Kiến trúc vùng PaysBasque: Là kiến trúc của vùng Tây Nam nước Pháp có tường lồi quay ra mặt tiền với khung sườn nổi và có mái rộng ra khỏi tường.
- Kiến trúc vùng Savoie: Là kiến trúc của vùng Tây Nam nước Pháp mà nét
đặc trưng là tầng xây ở dưới, tầng trên làm bằng gỗ có ban cơng rộng.
Có thể coi Đà Lạt như một thành phố bảo tàng kiến trúc độc đáo của Việt Nam, một sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng về phong cách và bàn tay tài hoa của người Đà Lạt đã tạo dựng nên một tài nguyên quý giá trên miền đất cao nguyên,
một sản phẩm du lịch đặc sắc cần được quan tâm nâng cấp, gìn giữ.
Ngồi ra cịn phải kể đến một số cơng trình kiến trúc tôn giáo, như chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, Nhà thờ Chánh tòa, nhà thờ Domain de Maria, tu viện Dòng chúa cứu thế, Thiền viện Trúc Lâm, lăng Nguyễn Hữu Hào... Những cơng trình kiến trúc trên đây đều rất đa dạng về mặt bố cục và dáng vẻ kiến trúc đan xen hài hòa với khung cảnh thiên nhiên Đà Lạt, tạo nên nét hấp dẫn rất riêng của thành phố cao nguyên.
9 Lễ hội văn hóa dân gian
Ngồi các thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú và các di tích lịch sử, kiến trúc, Lâm
động truyền thống của nhân dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng có giá trị đối với
phát triển du lịch.
Cũng như đa số các cư dân nông nghiệp khác, do sống trong điều kiện hầu như hòa nhập vào tự nhiên nên nhân dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng cịn lưu
giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và tín ngưỡng của họ. Đây là các lễ nghi với tập qn canh tác nơng nghiệp cịn mang đậm nét sơ khai.
Trong quan niệm của người Mạ, người K’Ho, Mnông hay Churu, tự nhiên không phải là vô tri, mà là một thế giới hữu linh cũng có những tình cảm và lối ứng xử như thế giới lồi người và hai bên hồn tồn có thể hiểu được nhu và đối thoại
được với nhau. Do vậy, trước khi làm việc gì tác động đến thế giới tự nhiên người
ta phải cúng lễ theo một nguyên tắc nghiêm ngặt. Tiêu biểu là lễ cúng cơm mới, lễ hội cồng chiêng và lễ hội đâm trâu, hội nghệ nhân ngành thêu, Festival hoa Đà
Lạt...
9 Các nghề thủ công truyền thống
Lâm Đồng cũng là nơi có các nghề thủ cơng truyền thống có giá trị phục vụ
du lịch cao. Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đa
Đơng, người Lạch ở Lạc Dương, đan len ở Đà Lạt. Ngoài ra, nghề rèn của người
Mạ cũng rất độc đáo, chủ yếu là rèn các cơng cụ lao động và vũ khí phục vụ săn
bắn. Nghề làm gốm bằng tay cũng là một nghề thủ công độc đáo của cư dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng. Tiêu biểu là một số làng người dân tộc Churu ở Đơn
Dương như Bkăn, Krang gõ, Krang Chớ...
Thành phố Đà Lạt cũng là nơi tập trung các nghệ nhân có nghề chạm khắc gỗ tinh xảo đặc biệt là nghề thêu (XQ), nghề trồng hoa... nên đã tạo ra hàng trăm loại sản phẩm lưu niệm có giá trị mà bất cứ ai lên Đà Lạt cũng muốn mua để kỷ niệm cho một chuyến đi đến một thành phố đáng nhớ.
9 Tài nguyên nhân văn khác
Chợ Đà Lạt với dáng vẻ vừa bề thế vừa thanh nhã, mỹ thuật nằm ngay khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt, là địa danh du lịch hấp dẫn, là đối tượng của khách
du lịch thập phương để mua bán hàng lưu niệm, sản vật Lâm Đồng... trước khi kết thúc cuộc hành trình du lịch của mình.
Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng là nơi trưng bày và giới thiệu các nghiên cứu, phát hiện về khảo cổ học, dân tộc học và kháng chiến qua hai thời kỳ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, là một trong những điểm dừng chân quan trọng của du khách khi đến
Lâm Đồng để tham quan nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.