Các nhà cung cấp đầu vào.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội - hacisco (Trang 47)

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI HACISCO

3.2.1.1. Các nhà cung cấp đầu vào.

Hoạt động xây lắp có đặc điểm là phụ thuộc lớn vào tiến độ cung cấp vật tư nguyên vật liệu cho thi công. Trong hoạt động xây lắp của Công ty, vấn đề đầu vào ảnh hương đến khả năng cạnh tranh của Công ty trờn cỏc mặt:

* Ảnh hưởng đến mức giá đưa ra.

Nếu HACISCO có nguồn đầu vào ổn định thì trước hết việc tớnh giỏ của công ty sẽ thuận lợi hơn. Công ty luôn biết rõ giá cả của từng loại nguyên vật liệu, tình hình lên xuống giá cả trên thị trường. Như vậy khi tớnh giỏ cho thực hiện công trình sẽ có quyết định chính xác dùng loại vật liệu nào, với giá cả bao nhiêu là hợp lý nhất. Ngược lại, nếu công ty không có nguồn cung cấp đầu vào ổn định, thường xuyên, công ty sẽ không nắm rõ thông tin về các loại nguyên vật liệu cần thiết cho cho thực hiện thi công (thông tin về giá cả, chất lượng, đặc tính của mỗi loại nguyên vật liệu sẽ phù hợp với công trình nào...) thì khi tớnh giỏ sẽ gặp phải sự lúng túng; phải sử dụng đơn giá của Nhà nước với giá rủi ro cao hơn vì đơn giá của Nhà nước thường không thể sát với giá cả thực tế ơ tất cả các địa phương. Như vậy, sẽ không có gì đảm bảo mức giá đưa ra là mức giá hợp lý nhất, điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.

Qua phân tích trên ta thấy rằng, hiển nhiên nhà cung cấp nguyên vật liệu có thể gây ảnh hương đến mức giá cạnh tranh của HACISCO, có nhiều khía cạnh cần được xét đến. Thứ nhất, nếu do tình trạng chung của nền kinh tế đang gặp khó khăn hoặc do bản thân nhà cung cấp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, họ sẽ không thể đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho công ty một cách ổn định. Thứ hai, bản thân nhà cung cấp vì lợi ích của mình có thể sẽ thay đổi mức giá cung cấp theo chiều hướng tăng lên. Công ty bị đặt trước sự lựa chọn một trong hai con đường: tiếp tục mua hàng với giá cao hoặc tìm nguồn cung cấp khác. Nếu công ty lựa chọn con đường thứ nhất thì khi lập dự toán giá dự thầu công trình sẽ cho kết quả là giá chào thầu quá cao so với các nhà thầu khác, như vậy sẽ làm giảm sự cạnh tranh của mình. Nếu lựa chọn con đường thứ hai công ty sẽ đối đầu với rủi ro: một là sử dụng đơn giá của Nhà nước, có thể giỏ đú không phù hợp với tình hình thực tế; hai là tìm nguồn cung cấp của nhà cung cấp khác thông qua bảng giá chào thầu

của nhà cung cấp, công ty sẽ không nắm rõ chất lượng của nhà cung cấp mới này, đồng thời giá của họ cũng có thể là giá cao; thứ ba không tránh khỏi trường hợp các nhà cung cấp liên kết với nhau để gây sức ép giá cả đối với công ty. Tóm lại, xét về mặt giá cả cạnh tranh, sự ảnh hương của nhà cung cấp đối với công ty có thể diễn ra vì nhiều lý do khách quan nhiều hơn lý do chủ quan.

* Ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Đối với lĩnh vực xây dựng, tiến độ thực hiện công trình phụ thuộc vào tiến độ cung cấp vật tư. Nếu công ty cú cỏc nguồn cung cấp đầu vào ổn định, luôn đảm bảo kịp thời khi cần thiết thì sẽ đảm bảo được tiến độ thi công, không những rút ngắn được tiến độ thi công trên thực tế mà còn rút ngắn tiến độ ngay từ khi lập đề xuất trong hồ sơ dự thầu gửi tới chủ đầu tư.

Ngược lại, nếu như công ty không có cơ sơ để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, mà phải đi mua ngoài của những nhà cung cấp mới lập mối quan hệ lần đầu tiên, chắc chắn công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và những khó khăn ban đầu. Điều này dẫn đến giá không phải là giá cạnh tranh nhất và sẽ làm giảm sức cạnh tranh của công ty. Trong giai đoạn thi công, nếu nguồn vật tư không được cung cấp thường xuyên và ổn định, tiến độ thi công bị ảnh hương và có thể không được đảm bảo như trong hợp đồng ký kết. Nếu như công trình hoàn thành chậm hơn so với tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của công ty sẽ bị giảm xuống. Đây là điều tối kỵ bơi khi công ty mất uy tín với khách hàng thì trong công trình đấu thầu tiếp sau đó, sức cạnh tranh của công ty sẽ bị giảm sút. Khách hàng sẽ không tin tương vào tiến độ thi công do công ty đề xuất có thể đánh giá tiến độ đó là không phù hợp, là không khả thi và có xu hướng lựa chọn nhà thầu khác. Đây là trường hợp hết sức khó khăn cho công ty, nếu công ty đề xuất thời gian thi công dài thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của mình, nếu rút ngắn tiến độ thi công thì chủ đầu tư không tin tương. Như vậy, ta có thể thấy sự ảnh hương của các nhà cung cấp có khả năng to lớn làm giảm sức cạnh tranh của công ty khi tham gia đấu thầu các công trình xây lắp. Vì vậy điều cần thiết là công ty phải đảm bảo hoạt động của mỡnh cú nguồn cung cấp đầu vào ổn định. Trên thực tế, công ty có những đơn vị

làm thầu phụ trong các công trình đấu thầu cung cấp nguyên vật liệu, nguyên liệu thi công tạo thành một chu kỳ khép kín từ sản xuất vật liệu, thi công, hoàn thiện,... 3.2.1.2. Khách hàng – Các doanh nghiệp chủ đầu tư

Theo phân tích của M. Porter, khách hàng có thể ảnh hương đến khả năng cạnh tranh của công ty ơ chỗ: khách hàng có thể gây sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng mua, yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá và công ty phải đáp ứng những yêu cầu đó nếu muốn chiến thắng trong cạnh tranh. Cũng theo M.Porter, sức mạnh của người mua được đem lại từ khối lượng mua lớn hay sự liên kết những người mua với nhau, hoặc người mua có thể nắm được những thông tin về công ty và sử dụng những thông tin đó để gây sức ép lên công ty. Đối với hoạt động đấu thầu xây lắp Bưu chính viễn thông, đây là một lĩnh vực mang tớnh chất đặc thù rất cao tuy nhiên ơ mỗi địa phương hầu hết đều cú cỏc doanh nghiệp hoạt động với khả năng này mà khách hàng - các chủ đầu tư (chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông) trong mỗi dự án chỉ có một, do vậy sự ảnh hương của nhân tố khách hàng có thể được xét theo phương diện khác: đó là khách hàng có nhiều sự lựa chọn, nếu công ty khụng đỏp ứng được cỏc yờu cầu của khách hàng thì khả năng có được cỏc cụng trỡnh là rất nhỏ.

Như ơ phần trên đã phân tích, khi công ty tham gia đấu thầu cần phải đảm bảo đáp ứng được những điều kiện mà chủ đầu tư yêu cầu. Các yêu cầu này được thể hiện trong hồ sơ mời thầu thông qua các bản vẽ, bản tiên lượng, thiết kế công trình, sơ đồ tổ chức mặt bằng, sơ đồ tổ chức hiện trường và các yêu cầu khác thể hiện bằng văn bản. Nếu công ty không đáp ứng được các yêu cầu đú thỡ khả năng Công ty được lựa chọn là rất thấp. Tuy nhiên các yều cầu của chủ đầu tư phần lớn là về đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩn kỹ thuật của nguyên vật liệu, của công trình, từ các công trình xõy dựng dõn dụng cơ bản đến các công trình xõy dựng mang tính chuyên ngành Bưu chính viễn thông... Những đặc điểm này liên quan đến khả năng của công ty có đáp ứng được hay không, nếu những yêu cầu của chủ đầu tư phù hợp thế mạnh của công ty thì công ty sẽ đáp ứng được một cách dễ dàng và đạt được sự hoàn hảo, làm hài lòng chủ đầu tư, tăng sức cạnh tranh của công ty. Ngược lại nếu

năng lực của công ty không phù hợp với lĩnh vực của chủ đầu tư yêu cầu thỡ cỏc biện pháp thi công mà công ty đưa ra, giá chào hàng, tiến độ thi công ... không mang tính cạnh tranh cao, không đảm bảo thắng lợi trong đấu thầu. Hoặc nếu công ty có thể đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư nhưng khả năng đáp ứng không tốt bằng các nhà thầu khỏc thỡ khả năng cạnh tranh của công ty cũng sẽ giảm xuống.

Tóm lại, khả năng thứ nhất mà chủ đầu tư có thể ảnh hương đến sức cạnh tranh của công ty được xét đến ơ đây là sự thích ứng, sự phù hợp giữa năng lực của công ty với những yêu cầu của chủ đầu tư. Sự phù hợp hay không của năng lực công ty với yêu cầu từ phía chủ đầu tư quyết định đến tính ưu việt, tối ưu của những phương án do công ty đề xuất (về tài chính, về kỹ thuật) và làm tăng hay giảm sức cạnh tranh của công ty trong tham gia đấu thầu. Về cơ bản cỏc gúi thầu từ trước đến nay HACISCO tham gia đều tương đối phự hợp với khả năng, năng lực của công ty, đó đều là các gói thầu liên quan đến xây lắp bưu chính viễn thông: xõy lắp hệ thống cống bể, hệ thống mạng cáp quang, cáp đồng…..

Khả năng thứ hai mà chủ đầu tư có thể tác động đến sức cạnh tranh của công ty khi tham gia đấu thầu một công trình đó là mối quan hệ giữa chủ đầu tư với công ty. Xét về khía cạnh này, sự cạnh tranh diễn ra ngay cả khi chuẩn bị phát hành hồ sơ mời thầu. Thật vậy, trong một dự án đấu thầu xây lắp bưu chính viễn thông kể cả đấu thầu mơ rộng hay đấu thầu hạn chế thì số nhà thầu tham dự không phải quá nhiều, thường chỉ giới hạn trong 5 đến 10 nhà thầu do đó sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được tham gia dự thầu cũng rất gay gắt. Việc loại bỏ các đối thủ khác tham gia đấu thầu sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty xét về khía cạnh nào đó. Trên thực tế có một số công trình khi tham gia dự thầu, công ty nhờ có quan hệ tốt với chủ đầu tư nờn đó được mời dự thầu và được mua hồ sơ sớm hơn so với các đối thủ khác, như vậy sức cạnh tranh của công ty sẽ được tăng lên. Trong quá trình đấu thầu, mối quan hệ với chủ đầu tư cũng có ảnh hương lớn đến khả năng cạnh tranh của công ty, thường thì chủ đầu tư lựa chọn những nhà thầu quen thuộc, đã từng có quan hệ làm ăn với mình, như vậy sẽ đảm bảo hơn. Do đó, nếu công ty là đơn vị

quen thuộc với chủ đầu tư thì khả năng trúng thầu sẽ lớn hơn so với các nhà thầu khác. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp bưu chính viễn thông có kinh nghiệm và uy tín lâu năm, HACISCO về cơ bản có mối quan hệ tốt với hầu hết các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông trên cả nước. Đây là một điểm mạnh giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh khi cú cỏc gúi thầu liên quan đến xõy lắp chuyên ngành.

3.2.1.3. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Xõy lắp trong và ngoài ngành .Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện đại, công ty luôn Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện đại, công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phớa cỏc cụng ty, doanh nghiệp khác đang cùng hoạt động trong lĩnh vực Xõy lắp bưu chính viễn thông cũng như trong lĩnh vực xây dựng dõn dụng và bất động sản trên thị trường Việt Nam. Có thể kể ra đây là một số doanh nghiệp là các đối thủ cạnh tranh chính của HACISCO.

- Công ty CP Công trình Viettel thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel Telecom). Hiện tại Công ty CP Công trình Viettel được coi là doanh nghiệp đứng đầu cả nước trong lĩnh vực Xây lắp các công trình Bưu chính Viễn thông. Nguyên nhân là do Tập đoàn Viễn thông Quân đội đang trong thời gian phát triển hạ tầng mạng, liên tục đầu tư xây lắp mới hệ thống các trạm BTS, cột thông tin, các hệ thống cống bể cáp, đồng thời Viettel có chính sách đầu tư, phát triển cơ sơ hạ tầng ơ các nước Lào và Cambodia. Công ty CP Công trình Viettel là công ty tổng thầu cho việc thi công hệ thống mạng 2G, hệ thống trạm BTS nên doanh thu và lợi nhuận của công ty này luôn ơ mức rất cao.

- Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện, thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đây là một doanh nghiệp mạnh, có truyền thống tương đối lâu dài của tập đoàn Bưu chính Viễn thông, là một trong các đối thủ cạnh tranh chính của HACISCO trong tập đoàn tại khu vực miền Bắc.

- Công ty CP Dịch vụ Công trình Xây dựng Bưu điện thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông. Đây là công ty có trụ sơ tại thành phố Hồ Chí Minh, là một công ty mạnh, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và cạnh tranh trực tiếp với HACISCO trong khu vực phía nam.

- Công ty CP Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam, là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ơ khu vực miền Trung và Tõy Nguyờn, công ty có lợi thế về mặt địa lý, thường xuyên cạnh tranh với HACISCO trong việc nhận cung cấp các gói thầu tại các tỉnh miền Trung.

- Các công ty Xây lắp thuộc các tập đoàn xây dựng lớn như: Licogi, Hacinco, Vinaconex...

Các doanh nghiệp này tồn tại, hoạt động trên thị trường và đều được đánh giá là mạnh, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trí vững chắc trên thị trường, có những doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả, có uy tín rất lớn trên thị trường, cũng có doanh nghiệp dù mới ra đời nhưng nguồn vốn lớn, đầu tư kỹ thuật cao, nguồn nhân lực dồi dào nên khả năng cạnh tranh cũng là rất lớn. Chẳng hạn như Công ty CP Công trình Viettel là một công ty có số năm hoạt động là 14 năm trong công tác xây lắp công trình viễn thông, với doanh thu hàng năm lên đến xấp xỉ 1800 tỷ VND, nhân lực lên đến gần 1000 người, có khả năng thực hiện hầu hết các công trình liên quan đến lĩnh vực Viễn thông, hiện được coi là công ty Xây lắp công trình Viễn thông lớn nhất cả nước. Bên cạnh đú cỏc công ty khác như công ty CP Dịch vụ và Xây dựng công trình Bưu điện - PTC trực thuộc VNPT, Công ty Xây lắp Bưu điện – CPT, công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện PTIC,… đều là các công ty có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây lắp phục vụ ngành Bưu chính Viễn thông. Cho đến này, số doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường xây lắp Viễn thông là rất nhiều tạo nên cường độ cạnh tranh rất lớn, là áp lực khó khăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức ép của các doanh nghiệp đối thủ hiện tại đối với công ty có thể xột trờn cỏc mặt sau đây:

- Cạnh tranh về giá:

Trong kinh doanh xây lắp Bưu chính viễn thông, giá đề xuất cho công trình là một tiêu chí quan trọng để các doanh nghiệp chủ đầu tư đánh giá và lựa chọn một doanh nghiệp thực hiện công trình cho mình. Khi tham gia kinh doanh xây lắp các công trình Viễn thông cũng như các công trình dân dụng, chuyên dụng, công ty phải

xác định lấy giá là tiêu chí hàng đầu để tham gia cạnh tranh vì nếu giá công ty đưa ra thấp hơn, hợp lý hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng cho công trình thì khả năng công ty đạt được các công trình là rất lớn.

- Cạnh tranh về tiến độ và biện pháp thi công.

Mỗi nhà thầu tham gia đấu thầu có thế mạnh riêng của mình, với HACISCO

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội - hacisco (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w