Nguồn lực vật chất, kỹ thuật

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội - hacisco (Trang 25)

Nguồn lực vật chất, kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của DN so với đối thủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được sử dụng và khai thác trong quá trình hoạt động nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Nguyên nhân là vì trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh hương mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của DN. Một DN có hệ thống

trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại thỡ cỏc sản phẩm của DN nhất định sẽ được bảo đảm về chất lượng hơn khi đến tay người tiêu dùng. Có hệ thống máy móc hiện đại sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, tăng nhanh vòng quay về vốn, giảm bớt được khâu kiểm tra về chất lượng hàng hóa có được đảm bảo hay không. Nếu xét về công nghệ, máy móc có ảnh hương đến giá thành của sản phẩm và như vậy sẽ ảnh hương đến giá bán sản phẩm của DN. Ngày nay do tác động của khoa học, công nghệ, cuộc chiến giữa các DN đang trơ thành cuộc cạnh tranh về trí tuệ, về trình độ công nghệ, máy móc. Công nghệ tiên tiến không những đảm bảo năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ mà còn có thể xác lập tiêu chuẩn mới cho từng ngành sản xuất kỹ thuật. Mặt khác trong thời đại hiện nay, khi vấn đề môi trường đang là một mối quan tâm toàn cầu thì doanh nghiệp nào có trình độ công nghệ cao, máy móc thiết bị hiện đại sẽ dành được ưu thế trong cạnh tranh khi mà các thiết bị hiện đại thường có tính chất thân thiện với môi trường hơn. 2.2.2.3. Nguồn nhân lực - Năng lực quản trị của doanh nghiệp

Năng lực của nhà quản trị được thể hiện ơ việc các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp đưa ra các chiến lược, hoạch định hướng đi đúng đắn và phù hợp cho doanh nghiệp. Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi về trình độ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn nhận và giải quyết các công việc một cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình. Biết quan tâm, động viên, khuyến khích cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra nhà quản trị còn phải là người biết nhìn xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai với cách nhìn vĩ mô, hợp với xu hướng phát triển chung của toàn ngành và hợp với xu thế của cả nền kinh tế thị trường. Nhà quản trị chính là người cầm lái của con tàu doanh nghiệp, họ là những người “đứng mũi chịu sào” trong mỗi bước đi của doanh nghiệp. Họ là những người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất. Họ chính là những người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp. Vì vậy mà năng lực quản trị đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển của doanh

nghiệp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Con người là yếu tố quyết định thành bại của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, không có con người thì cũng đồng nghĩa với không có sản xuất kinh doanh. Chính vì lẽ đó DN cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng môi trường văn hóa với nề nếp, tổ chức của DN. Đồng thời DN phải quan tâm đến các chỉ tiêu cơ bản như số lượng lao động, trình độ tay nghề, năng suất lao động, thu nhập bình quan, năng lực của cán bộ quản lý.

Con người là yếu tố chủ chốt, là tài sản quan trọng và có giá trị cao nhất của DN. Bơi chỉ có con người mới có đầu óc và sáng kiến để tạo ra sản phẩm, chỉ có con người mới biết và khơi dậy được nhu cầu của con người và chỉ có con người mới tạo dựng được uy tín, hình ảnh của DN mà tất cả những yếu tố này chính là những yếu tố làm nên năng lực cạnh tranh của DN. Vì vậy muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, DN phải chú ý quan tâm đến tất cả mọi cá nhân trong DN, từ những người lao động bậc thấp đến những nhà quản trị cao cấp nhất, bơi mỗi người đều giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của DN. Trong bất cứ một DN nào, nếu chỉ có nhà lãnh đạo giỏi thì vẫn chưa đủ, vẫn chỉ là có người ra quyết định mà chưa có người thực hiện những quyết định đó. Vì vậy bên cạnh các nhà lãnh đạo giỏi, DN phải có một đội ngũ nhân viên giỏi cà về trình độ và tay nghề, có óc sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm, có ý thức trong công việc. Họ chính là những người sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, mang tính cạnh tranh cao. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia, ban lãnh đạo có thể không phải là những người có trình độ chuyên môn cao, khả năng tốt, chỉ cần họ có thâm niên công tác lâu năm trong nghề là họ có thể yên tâm với vị trí của mình, đội ngũ nhân viên cũng vậy, đôi khi không cần giỏi về chuyên môn, tay nghề, vẫn có thể tồn tại lâu dài trong DN. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế ngày nay, quy luật đào thải ngày càng thể hiện rõ, nếu ban lãnh đạo không có đủ trình độ, khả năng về chuyên môn, không có năng lực lãnh đạo thì trước sau họ cũng sẽ bị đào thải, điều này cũng đúng với các đối tượng cán bộ, công nhân viên

khác. Trong nền kinh tế thị trường, DN nào có đội ngũ lãnh đạo giỏi, tài tình và sáng suốt thì ơ đó cán bộ, công nhân viên sẽ rất yên tâm để làm việc và cống hiến hết mình bơi họ sẽ luôn mang trong mình cảm giác là DN mình sẽ luôn đứng vũng và phát triển, trách nhiệm và quyền lợi của họ sẽ được đảm bảo, được nâng đỡ và phát huy. Ở đâu có nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm, có ý thức và tinh thần sáng tạo thì ơ đó có sự phát triển vững chắc bơi những quyết định mà ban lãnh đạo đưa ra sẽ luôn có người thực hiện tốt. Như vậy để có năng lực cạnh tranh cao thì mọi thành viên trong DN phải có ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ về công việc của mình. Muốn vậy, khâu tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ nhân sự là vấn đề quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội - hacisco (Trang 25)