có một mảng thị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ưu thế trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ơ mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bơi các đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành. Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản, dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụ thể và sát thực của đụớ thủ.
Ngoài ra để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ ta dùng chỉ tiêu Thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được những mặt mạnh hay những điểm còn hạn chế so với đối thủ.
2.3.2. Năng suất lao động
Năng suất lao động (NSLĐ) là nhõn tố có ảnh hương rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bơi thông qua NSLĐ, ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và tổ chức lao động và trình độ công nghệ của DN. NSLĐ được định nghĩa bơi OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế- Organization for Economic Cooperation and Development) là "tỷ số giữa sản lượng đầu ra với số lượng đầu vào được sử dụng". Thước đo sản lượng đầu ra thường là tổng sản lượng đầu ra GDP (Gross Domestic Product) hoặc tổng giá trị gia tăng sản phẩm GVA (Gross Value Added) tính theo giá cố định, điều chỉnh theo lạm phát. Ba thước đo thường sử dụng nhất của lượng đầu vào là: thời gian làm việc, sức lao động và số người tham gia lao động. Nói cách khác, với cùng một lượng đầu vào và thời gian như nhau, doanh nghiệp nào có khả năng tạo ra được nhiều sản phẩm hơn, tạo ra được sản lượng đầu ra cao hơn, doanh nghiệp đú cú năng suất lao động cao hơn. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Theo thông tư số /2005/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn tính NSLĐ bình quân và tiền lương bình quân theo nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thì: “Năng suất lao động bình quân được tớnh trờn cơ sơ tổng giá trị hoặc sản phẩm tiêu thụ và số lao động sử dụng của công ty”. Do đó ta có công thức tính năng suất lao động bình quõn như sau: