Wth = Qth/Ltt

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội - hacisco (Trang 30)

Trong đó:

Wth: Năng suất lao động bình quõn thực hiện;

Qth: Khối lượng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) thực hiện. Ltt: Tổng số lao động bình quõn thực tế sử dụng.

2.3.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bơi vì nếu doanh nghiệp có lợi nhuận cao, chứng tỏ chắc chắn rằng doanh nghiệp có doanh thu cao hơn chi phí hoặc doanh thu cao và chi phí thấp. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác. Lợi nhuận cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá rất khả quan.

Hiện tại các nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng 2 chỉ tiêu là Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sơ hữu – ROE (Return on Equity) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA (Return on Assets) để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này cho thấy sức sinh lời từ vốn chủ sơ hữu và tài sản của doanh nghiệp là bao nhiêu. Các chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao. Công thức tính các chỉ tiêu này như sau:

- Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản - ROA (Return On Assets): Thể hiện một đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong 1 thời gian nhất định ( thường là 1 năm).

ROA = x 100%

- Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sơ hữu - ROE (Return On Equity): thể hiện một đồng vốn chủ sơ hữu của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong 1 thời gian nhất định (thường là 1 năm).

ROE = x 100%

Các chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp cứ bỏ ra 1 đồng vốn hoặc 1 đồng tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu các chỉ tiêu này thấp tức là khả năng sinh lời của tài sản và vốn chủ sơ hữu thấp, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Do đó doanh nghiệp phải tìm mọi cách mơ rộng thị trường, phát triển kinh doanh, tăng năng suất, giảm chi phí để nõng cao lợi nhuận. Nếu các chỉ tiêu này cao tức là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp cần phát huy lợi thế của mình một cách tối đa và không ngừng đề phòng các đối thủ cạnh tranh thõm nhập vào thị trường của mình.

Bên cạnh các chỉ tiêu có thể đo lường được như trình bày ơ trên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được biểu hiện qua chỉ tiêu định tính như:

2.3.4 . Uy tín và kinh nghiệm của doanh nghiệp

Uy tín và kinh nghiệm của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội - hacisco (Trang 30)