Những nhân tố tác động đến việc thu hút khách du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch sử dụng sản phẩm tour Đông Giang-Tây Giang của công ty du lịch Hội An Express (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ DU LỊCH

1.3.3. Những nhân tố tác động đến việc thu hút khách du lịch

Dù là khách du lịch nội địa hay là khách quốc tế, một công ty du lịch, lữ hành nào đều cần phải đảm bảo các yếu tố sau đây để có thể thu hút khách du lịch:

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật:

Nói đến cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch người ta thường nghĩ đến khách sạn, nhà hàng, quán bar, cơ sở tham quan, nơi mua sắm, nơi giải trí... tất cả những cơ sở này phải đồng bộ với mục tiêu thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của khách, đồng thời kéo dài thời gian lưu lại của họ. Đó là nguyên lý chung nhưng để đảm bảo cho sự phát triển du lịch tồn diện và có hiệu quả cao người ta thường phân định ra 2 loại: điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch.

Đối với điểm đến du lịch, cần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ. Tại điểm tham quan du lịch không cần xây dựng các khách sạn, cơ sở lưu trú cho khách mà chủ yếu tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất đón tiếp và phục vụ khách tham quan, các cơ sở ăn uống, bán hàng, đặc biệt là hàng lưu niệm, giải trí... nhằm tạo ra sự trải nghiệm và

25

cảm xúc mạnh đối với khách. Vấn đề này liên quan mật thiết đến xây dựng các chương trình du lịch (tour) của các cơng ty lữ hành.

Vấn đề xây dựng điểm đến du lịch cũng như điểm tham quan du lịch phải nằm trong quy hoạch và đồng bộ với quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của cả nước cũng như của từng khu vực, từng tỉnh, thành phố. Việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch phải có các cơ chế, chính sách và luật pháp của nhà nước điều chỉnh.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thơng vận tải các khu nhà giải trí, cửa hàng, cơng viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch (có thể là của một cơ sở du lịch, có thể là của một khu du lịch). Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trị quan trọng trong q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng lao động xã hội là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng nên mà là của tồn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, cơng viên của tồn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng. Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội, nhân tố phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải (đường khơng, đường bộ, đường thủy). Đây chính là cơ sở vật chất kỹ thuật bậc hai đối với du lịch. Nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương và sau nữa là phục vụ cả khách du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong chừng mực nào đó cịn quyết định chất lượng phục vụ du lịch.

- Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên và sản phẩm du lịch

Nói đến sản phẩm du lịch nhiều người thường nhắc đến tài nguyên du lịch (trong đó bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn). Tài nguyên du lịch là một khái niệm rất phong phú về nội dung và rộng về đối tượng (từ hồ nước, bãi cỏ, dịng suối đến ngơi chùa, đình làng, hoặc một trung tâm hội nghị, một sân vận động, một làng nghề…), nhưng trong thực tế không phải tài nguyên du lịch nào cũng được khai thác để phục vụ khách du lịch. Để khai thác những tài nguyên trên, được địi hỏi phải có những điều kiện sau:

Trước hết, tài ngun đó phải có tính hấp dẫn và sức thu hút khách du lịch. Các nhà nghiên cứu về du lịch cho rằng tất cả các hiện tượng, sự vật, sự kiện của tự nhiên và xã hội có sức hấp dẫn và sức thu hút đối với khách du lịch được công ty du lịch giới thiệu cho khách nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, đó chính là tài ngun du lịch. Để tạo ra tính hấp dẫn và sức thu hút khách, ngoài các yếu tố tự nhiên, điều quan trọng phải đầu tư trí tuệ và sức sáng tạo của con người. Rất nhiều người thường so sánh tài nguyên du lịch và sự phát triển du lịch của nước ta với các nước trong khu vực nhưng sự so sánh này chưa

26

hợp lý, nhiều nơi khơng có nhiều tài ngun du lịch, nhưng với trí tuệ và sức sáng tạo của con người làm du lịch nơi đó trở thành một điểm đến du lịch của thế giới.

+ Điểm đến du lịch đóng vai trị quan trọng cho việc thu hút khách du lịch đến tham quan và du lịch. Khơng có điểm đến du lịch hấp dẫn thì sức thu hút khách từ mọi điểm dân cư trên trái đất sẽ hạn chế. Các cơng ty lữ hành trong nước và nước ngồi sẽ khơng có cơ sở để xây dựng các chương trình du lịch thu hút khách. Địa phương và đất nước không thể khai thác các giá trị của thiên nhiên, của văn hóa phục vụ khách du lịch đtơi lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

+ Thứ hai, điểm đến du lịch là nơi xuất khẩu vơ hình và xuất khẩu tại chỗ với giá trị kinh tế cao. Các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể là tài sản của quốc gia, của địa phương và của cộng đồng cần được gìn giữ khơng chỉ cho thế hệ mai sau mà cho cả toàn nhân loại. Những giá trị này không thể mang ra thị trường bán được mà chỉ có thể thu hút khách du lịch đến tham quan chiêm ngưỡng. Nếu người làm du lịch có trí tuệ và sức sáng tạo ra những ý tưởng phù hợp với nhu cầu của khách du lịch để khai thác các giá trị văn hóa này thì sẽ thu được nhiều ngoại tệ thơng qua việc thu vé tham quan và dịch vụ hướng dẫn tham quan. Sau khi khách tham quan và cảm thụ các giá trị văn hóa và thiên nhiên này khơng mất đi, mà ngày càng được tơn tạo và gìn giữ tốt hơn. Nguồn thu từ vé tham quan bằng ngoại tệ, các nhà kinh tế gọi là “xuất khẩu vơ hình”. Khách du lịch nước ngồi đến tham quan và du lịch, họ tiêu thụ một số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và thanh tốn bằng ngoại tệ. Đây là một hình thức xuất khẩu, nhưng là xuất khẩu tại chỗ với hiệu quả kinh tế cao. Vì nó tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí khi xuất khẩu hàng hóa này ra thị trường thế giới, đó là: chi phí về vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí hao hụt trong q trình vận chuyển nhưng lại bán được giá cao hơn giá thị trường thế giới.

+ Thứ ba, điểm đến du lịch là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập giữa các địa phương, giữa các tầng lớp dân cư và làm tăng giá trị của hàng hóa. Khách du lịch nội địa đtôi tiền kiếm được từ một địa phương này sang địa phương khác tiêu dùng, như vậy địa phương đón khách sẽ có thu nhập và dân cư ở địa phương này cũng có thu nhập từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách. Hàng hóa và dịch vụ này nếu bán cho cư dân của địa phương thì giá sẽ rẻ, nhưng khi bán cho khách du lịch tại các khách sạn, nhà hàng giá sẽ cao hơn dẫn đến làm gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ.

+ Thứ tư, phát triển điểm đến du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua việc tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành.

Khi du lịch khách du lịch đến nhiều sẽ tạo ra cho các ngành từ nông nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng, điện lực, nước sạch, bưu chính, viễn thơng..., tiêu thụ được sản phẩm thông qua bán sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch và công ty du lịch.

+ Thứ năm, phát triển điểm đến du lịch là động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp, công nghiệp chuyển sang dịch vụ. Một đất nước, một

27

địa phương có chính sách phát triển du lịch nhằm mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ để thu hút nhiều lực lượng lao động và tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành khác.

+ Thứ sáu, phát triển du lịch nhằm khôi phục và phát triển các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, các làng nghề nhằm mục đích cho khách du lịch tham quan và tìm hiểu cũng như mua những sản phẩm này

Khôi phục và phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống không chỉ để sản xuất ra các sản phẩm lưu niệm bán và để xuất khẩu mà mỗi một làng nghề là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch. Nhiều nước phát triển du lịch đã thành công trong vấn đề này.

+ Đội ngũ lao động

Phịng điều hành – đóng vai trị tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Tiến hành các công việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm của doanh nghiệp. Phòng điều hành như là cầu nối giữa doanh nghiệp lữ hành với thị trường cung cấp dịch vụ và hàng hóa du lịch. Phịng điều hành có các nhiệm vụ sau:

- Là đầu mối triển khai tồn bộ cơng việc điều hành các chương trình, cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch, thơng báo về khách do phịng thị trường gửi tới.

- Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các chương trình du lịch như đăng ký chỗ trong khách sạn, làm visa, mua vé vận chuyển…đảm bảo các yêu cầu về thời gian và chất lượng.

- Thiết lập và duy trì mối liên hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan ( ngoại giao, nội vụ, hải quan). Ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ (khách sạn, nhà hàng….). Lựa chọn những nhà cung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín chất lượng và giá cả hợp lý.

- Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch. Phối hợp với bộ phận kế tốn thực hiện các cơng việc thanh tốn với các doanh nghiệp gửi khách và các nhà cung cấp dịch vụ. Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch.

+ Hướng dẫn viên: Hướng dẫn viên du lịch là những người làm công việc trực tiếp

hướng dẫn đồn du khách trong du lịch. Khi đó, người hướng dẫn với nghiệp vụ của mình để đáp ứng những nhu cầu khám phá của KDL. Công việc trực tiếp dẫn dắt đoàn du lịch trong suốt cả hành trình du lịch. Khi đó, họ vừa là người cung cấp dịch vụ cho đồn khách, cũng có thể là nhân viên của một công ty dịch vụ lữ hành. Bảo đảm thực hiện các công việc được phân công trong nhiệm vụ với công ty. Đảm bảo cho các nhu cầu trong trải nghiệm và du lịch của KDL. Đối với các tour du lịch dài ngày, đồn khách đơng hoặc các tour du lịch mang tính mạo hiểm với điều kiện thời tiết bất thường hướng dẫn viên phải dự đoán trước được những tình huống xấu nhất sẽ xảy ra để có cách giải quyết kịp thời.

Phong cách linh hoạt, sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ với các tác phong khác, chúng tác động và ảnh hưởng lẫn nhau hướng dẫn viên phải tự nâng cao ý thức và rèn luyện tốt phong cách này.

28

Tháo vát: Hướng dẫn viên phải là người tháo vát trong q trình tác nghiệp nhanh

nhẹn trong việc đón khách, tiễn khách, kiểm tra và hướng dẫn du khách thực hiện các dịch vụ như vậy mới có thể đảm bảo được thời gian cho khách tạo cảm giác hứng khởi và luôn vui vẻ khi tiếp xúc với hướng dẫn viên.

Cởi mở, lịch thiệp: Trong quá trình dẫn tour có xảy ra những tình huống hay sơ xuất

khơng đáng có bạn tuyệt đối khơng được tỏ thái độ cáu gắt, lo lắng, hờ hững, bất cần điều này sẽ làm mất lòng tin của du khách đối với hướng dẫn viên. Vì vậy, giữ thái độ cởi mở, lịch thiệp trong giao tiếp là điều vô cùng quan trọng đối với một hướng dẫn viên du lịch.

Thân mật, khéo léo: Khi thuyết minh cho khách về địa điểm tham quan du lịch hướng dẫn viên nên chọn tư thế đứng phù hợp để có thể đưa mắt nhìn vào du khách một cách dễ dàng, để quan sát cảm xúc, thái độ của họ ra sao từ đó sẽ có cách ứng xử thích hợp. Tránh nhìn vào chân khách, tránh nhìn tập trung vào một người để những người khác họ không nghĩ rằng họ đang bị xúc phạm hoặc thiên vị. Hãy nở nụ cười thân thiện, ánh mắt trìu mến để thể hiện sự ấm áp, thân mật, dễ gần.

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tôi đã đề cập đến cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch cũng như vấn đề thu hút khách du lịch sử dụng sản phẩm du lịch của một công ty. Tôi đã tổng hợp nhiều định nghĩa, khái niệm về du lịch để thấy được sự đa dạng, phong phú và hơn hết là tính chất dịch vụ của du lịch. Dịch vụ du lịch chung quy là việc tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ dưỡng, tham quan điểm đến, trải nghiệm dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh đó việc đưa ra các quan điểm về bản chất của thu hút và thu hút khách du lịch để nhằm đưa ra các nhận định, các yếu tố tác động đến việc thu hút khách du lịch sử dụng Sản phẩm Tour Du lịch. Trong đó, một số yếu tố tác động đến việc thu hút khách du lịch sử dụng của một cơng ty có thể kể đến như: cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật; đội ngũ lao động; tài nguyên du lịch và đặc biệt chiến lược kinh doanh của công ty.

30

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TOUR, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TOUR TÂY GIANG- ĐƠNG GIANG HỘI AN EXPRESS.

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DU LỊCH HỘI AN EXPRESS 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch sử dụng sản phẩm tour Đông Giang-Tây Giang của công ty du lịch Hội An Express (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)