Ưu điểm, nhược điểm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch sử dụng sản phẩm tour Đông Giang-Tây Giang của công ty du lịch Hội An Express (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ DU LỊCH

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SỬ DỤNG

2.3.1. Ưu điểm, nhược điểm

* Ưu điểm

- Tiếp xúc với thị trường khách du lịch rộng lớn ( Hội An), điều đó cho thấy khả nnăg thu hút khách sử dụng sản phẩm Tour ĐG-TG rất cao.

- Công ty đã phân bổ nhân lực rất tốt tại các vị trí trong việc thu hút khách sử dụng Tour Đông Giang- Tây Giang của công ty.

– Mặc dù bắt đầu phát triển Tour ĐG-TG T năm 2019, nhưng công ty đã tập trung

nghiên cứu về thì trường cũng như liên hệ với các nhà cung ứng. Cho thấy sự chuẩn bị chu đáo đối với bước ngoặc quan trọng của Cơng ty mặc dù trong tình thế khó khăn của dịch Covid

– Cơng ty có nhiều lợi thế về đối tác kinh doanh, điều đó sẽ dẫn đến thị trường khách du lịch Tour ĐG-TG sẽ trở nên dồi dào hơn,

- Công ty thường xuyên tổ chức các cuộc Khảo sát Tour-tuyến, luôn đảm bảo và nắm bắt thực trạng tại các điểm đến, vì vậy Cơng ty có cơ hội tập trung cao vào các chương trình này. Đồng thời cũng có thể khai thác vào thị trường có nhu cầu đến các điểm này một cách cụ thể hơn.

52

– Chính sách giá cả hợp lí nhưng vẫn đảm bảo cao về chất lượng phục vụ.

– Lượng khách tăng dần theo từng năm cho thấy khởi đầu thuận lợi và đang trong thời kỳ tăng trưởng, đồng thời số lượng cũng đã cho thấy Cơng ty đang dần tạo nên uy tín đối với khách hàng, sẵn sàng đón nhận sự trở lại của du khách.

– Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và trình độ học vấn cao. Hầu hết tất cả nhân viên của công ty đều đã tham gia trải nghiệm Tour và có kinh nghiệm trong việc giới thiệu Tour ĐG-TG đến khách du lịch,

– Từ khi có điều kiện kinh doanh du lịch quốc tế, Công ty đã tập trung nhiều thời gian cho lĩnh vực này.

– Điểm đến ĐG-TG là điểm đến mới mẻ vô cùng đa dạng và phong phú. Không chỉ Hội An Express xtôi đây là thị trường khai thác lớn mà cịn có những Cơng ty lữ hành như Sea Tour, Visit Quảng Nam, An Phú Travel, VN Tour, Vietsense Travel,..

Nhận được nhiều phản hồi tích cực đến từ khách hàng đã trải nghiệm dịch, là tiền đề để xây dựng nên uy tín cho Cơng ty.

– Là Cơng ty đầu tiên khai thác Tour ĐG-TG nên vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh.

– Chính sách đầu tư vào việc quãng bá sản phẩm và giới thiệu Tour đến khách du lịch ngày càng được mở rộng và có hiệu quả cao.

- Nhiều hình thức thanh tốn cho khách du lịch đa dạng, linh hoạt nhằm phù hợp cho khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

- Nhân viên phịng Sale ln sẵn sàng tư vấn và trực điện thoại nhằm mang đến những thông tin về Tour và đtôi lại trải nghiệm sản phẩm tốt nhất đến với khách hàng.

* Nhược điểm:

Hoạt động marketing, quảng cáo, xúc tiến du lịch thiếu tinh chuyên nghiệp và đầu tư của công ty chưa cao

Sau dịch Covid-19, dường như các hoạt động cho việc phát triển sản phẩm Tour ĐG- TG gần như bị giảm biên độ, thể hiện qua việc: không thấy các bài viết giới thiệu Tour ĐG-TG trên Fanpage của công ty, các hoạt động giới thiệu sản phẩm Tour Đông Giang- Tây Giang chưa được thực hiện. Công tác Marketing các dịch vụ, điểm đến trong Tour vẫn chưa rõ ràng và đều đặn. Điều đó khiến Tour Đơng Giang- Tây Giang của công ty gần như lép vế so với các sản phẩm cạnh tranh cùng ngành như: Sea Tour, Visit Quảng Nam, An Phú Travel, VN Tour, Vietsense Travel,..

Cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đảm bảo

- Ở Đông Giang - Tây Giang, thực tế điều kiện hạ tầng du lịch chưa đồng bộ và cịn khó khăn, sản phẩm du lịch cịn hạn chế và đơn điệu, thiếu điểm nhấn, chất lượng chưa cao… đang đặt ra yêu cầu cần không ngừng phát triển hệ thống sản phẩm du lịch vừa đa dạng, hấp dẫn, vừa phải thực sự chuyên nghiệp nhằm tạo ra sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập và phát triển. Trong đó, song song với mở rộng tour-tuyến du lịch, quan tâm xây dựng các điểm du lịch mới nhằm đa dạng loại hình, sản phẩm du lịch mang bản sắc và thương hiệu là định hướng xuyên suốt

53

"Đường được đầu tư lâu đời, cùng với ảnh hưởng mưa lũ, thiên tai liên tiếp trong thời gian qua, đoạn tuyến khoảng 20km qua huyện đang bị hư hỏng, xuống cấp cần được nâng cấp, sửa chữa kịp thời, vừa đảm bảo giao thông, vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương, đặc biệt du lịch trên địa bàn", ơng Minh nói.

Đơng Giang là 1 trong 9 huyện miền núi được HĐND tỉnh ra nghị quyết hỗ trợ phát triển du lịch từ năm 2018 đến năm 2025 với tổng số 21 điểm du lịch trên các địa bàn này.

Năm 2021, UBND tỉnh Quảng nam cũng ban hành Quyết định xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới theo hướng xanh, bền vững, an toàn để thu hút khách, tạo nét độc đáo, khác biệt đáp ứng nhu cầu thay đổi đa dạng của thị trường chủ trương, trong đó nhấn mạnh khu vực du lịch phía Tây tỉnh với nhiều cơ chế chính sách, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ.

Chủ trương là vậy nhưng thời gian qua, du lịch miền núi Quảng Nam vẫn chưa thể bứt phá do hứng chịu tác động của dịch Covid-19 và “điểm nghẽn” giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu. Điển hình như khu Du lịch Cổng Trời Đông Giang đưa vào vận hành thử nghiệm từ ngày 29/4 để đón dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2022, nhưng thách thức lớn nhất vẫn là hạ tầng đang có dấu hiếu xuống cấp. Ngồi ĐT.609, các tuyến giao thơng khác như QL.14G... chủ yếu có quy mơ mặt đường nhỏ 3,5-4,5m, nhiều vị trí phát sinh hư hỏng.

Ơng Lê Tấn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Cơng ty TNHH Liên hợp vận tải và du lịch VITRACO (gọi tắt VITRACO), chuyên về lữ hành du lịch cho biết, nhiều đồn khách có nhu cầu lên du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Đông Giang, Tây Giang nhưng đường xá vẫn là nỗi lo thường trực.

Cơ sơ lưu trú chưa đảm bảo vệ ẫn chưa được bảo vệ sinh môi trường

Tour Đông Giang- Tây Giang đã hợp tác với các địa điểm lưu trú để có thể cho khách du lịch trải nghiệm những nét sống sống đơn sơ qua các phong tục tập quán, cũng như thể hiện lối sống sinh hoạt, nghỉ ngơi. Các địa điểm lưu trú mang phong cách truyền thống của Đồng bào dân Tộc Cơ Tu, nằm trên đỉnh Đồi, về đêm khách du lịch có thể ngắm tổng thể quang caanhr về đêm của xã Tây Giang. Nhưng hiện trạng của các cơ sở lưu trú ở đây ẫn chưa đảm bảo cho khách du lịch.

+ Thứ nhất, cơ sở lưu trú vẫn chưa được trang bị và tu sửa, các vật dụng như chiếu, chăn, mùng chưa đầy đủ và chưa đảm bảo vệ sinh. Nhà sàn vẫn chưa được dọn dẹp sạch sẽ và chưa có dụng cụ làm sạch buồng. Song song đó, các vật dụng thơ sơ nhưng vẫn chưa được tu trang và sửa chữa

+ Thứ hai, công tác vệ sinh khuôn viên cơ sở lưu trú chưa đặt lên hàng đầu. Vẫn cịn tình trạng bao bì xung quanh nơi lưu trú, cây cỏ vẫn chưa được cắt tỉa gọn gàng đã khiến khách du lịch lo ngại về độ an toàn khi nghỉ ngơi sau chuyến du lịch trong ngày.

+Thứ ba, phòng vệ sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, chỉ có 2 phịng và bắt buộc khách du lịch phải chờ đợi. Phòng vệ sinh vẫn chưa chuẩn bị trang thiết bị đầy đủ, các thiết bị đang đi xuống trầm trọng và chưa sữa chữa như: cửa, bồn vệ sinh và các vật dụng liên quan

54

Thiếu đa dạng về các điểm đến

Điểm đến Đông Giang- Tây Giang hướng khách du lịch đến vẻ hoang sơ, đại ngàn của núi rừng Quãng Nam nhưng song song đó các điểm đến vẫn chưa thực sự đa dạng và phong phú, chưa khai thác triệt để các điểm đến. Các điểm đến cịn trùng lặp về hình ảnh và nội dung tham quan. Đặc biệt công ty chưa thể hiện được giá trị các điểm đến mà khách hàng, đa số các điểm đến chỉ mới dừng ở mức tham quan và khách du lịch chưa có nhiều trải nghiệm trong chuyến đi của mình.

Các điểm đến đang bị mất đi nét văn hóa khởi nguồn của vùng núi, điều này gây trở ngại lớn đối với việc thu hút khách du lịch.

Chất lượng phục vụ còn kém

Chất lượng phục vụ tại một số nhà hàng ở Khu du lịch sinh thái Đông Giang chưa đáp ứng được nhu cầu của khách, nhiều khách du lịch chưa thực sự thoải mái trong bữa ăn. Đồ ăn ở đây được đánh giá khá thấp, nhiều trường hợp chưa đảm bảo được thực phẩm và chưa có nhiều món ăn mang phong vị rừng núi. Nhà hàng 4 sao, nhưng chưa đảm bảo được quy trình phục vụ cho khách hàng dẫn đến việc khách du lịch chưa hài lịng.

Quy trình sắp xếp chỗ cho khách và quy cách mang món ăn vẫn cịn lộn xộn và khơng có quy trình cụ thể, khơng có bảng hướng dẫn cụ thể và khơng gian phục vụ vẫn chưa có gì nổi bật ngồi bàn ghế và đèn điện.

Điểm đến bị đánh giá phá hủy môi trường tự nhiên:( Điểm đến Khu du lịch sinh thái Đông Giang Tây Giang)

Bảo tồn và phát huy những gì thiên nhiên ưu ái ban tặng là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, tại những nơi các dự án xây dựng khởi cơng, thì cảnh quan thiên nhiên ít nhiều bị ảnh hưởng. Cổng Trời Đông Giang đang chung số phận, bị “bê tơng hóa”, tạo ra những vết thương khó lành. Khi chưa có dự án, Cổng Trời Đơng Giang hoang sơ, kỳ thú giữa thiên nhiên hùng vĩ. Dự án trên đất rừng UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 295/QĐ-UBND về Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang tại thôn A Sờ, xã Mà Cooih, huyện Đơng Giang trên diện tích khoảng 120ha đất rừng, trong đó có gần 20ha đất rừng tự nhiên và rừng phòng hộ. Dự án này có ranh giới quy hoạch phía Đơng giáp với xã Kà Dăng, phía Tây giáp núi Coong A Lanh, phía Nam giáp đường ĐT609 và phía Bắc giáp núi Coong Our do Cơng ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp (Tập đoàn FVG) làm chủ đầu tư với kinh phí đầu tư hơn 400 tỷ đồng. Các hạng mục trong dự án gồm nơi đón tiếp, nhà điều hành, quảng trường cây xanh, địa điểm bán vé, nhà bia di tích lịch sử, chịi nghỉ chân, đài vọng cảnh, khu xử lý nước thải… Trung tâm dự án: khu dịch vụ sinh thái, khu dịch vụ du lịch văn hóa, lưu trú khách sạn, nhà hàng… Đây sẽ là Khu du lịch sinh thái, lưu trú khoảng 100.000 khách/năm; tầng cao xây dựng từ 1-5 tầng; riêng 3 tháp vọng cảnh có tầng cao là 9, 10 và 13 (chiều cao tối đa 42m). Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo lắng khi hàng trăm ha đất rừng Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, Quảng Nam sẽ bị “xẻ thịt”, giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam kiểm tra, làm rõ và báo cáo Thủ tướng. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã xác định hiện trạng, trạng thái rừng thuộc

55

phạm vi dự án và khu vực xung quanh trước khi thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500), đã xác định hiện trạng đất rừng trong ranh giới dự án bao gồm: Quy hoạch rừng phịng hộ là 19,71ha, hiện trạng là chưa có rừng; quy hoạch rừng sản xuất là 16,99ha, hiện trạng rừng tự nhiên là 4,74 ha, rừng trồng 5,91ha, đất chưa có rừng là 6,34ha; diện tích ngồi quy hoạch 3 loại rừng là 83,3ha, hiện trạng là rừng tự nhiên là 12,40ha, rừng trồng là 7,61ha và đất khác. Về rừng tự nhiên, tổng cộng diện tích rừng tự nhiên trong khu vực là 17,1ha, được giữ nguyên không tác động, khơng chuyển đổi mục đích sử dụng. Về diện tích quy hoạch rừng phịng hộ (trạng thái chưa có rừng), được xác định đúng theo quy hoạch 3 loại rừng là 19,71ha. Diện tích này đã được HĐND tỉnh Quảng Nam phê duyệt chuyển đổi theo đúng Luật Lâm nghiệp và thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế… Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết chủ trương của tỉnh là thu hút phát triển du lịch ở vùng Tây Quảng Nam để kéo giãn du lịch phía Đơng lên phía Tây, đồng thời tạo sinh kế cho đồng bào miền núi. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, mặc dù vậy nhưng tỉnh không ưu tiên thu hút đầu tư bằng mọi giá mà phải kiểm sốt chặt mục đích chuyển đổi đất rừng, nhất là rừng tự nhiên; Bảo vệ sự đa dạng, sự nguyên vẹn về văn hóa, lịch sử của đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ đầu tư khoan cắt vào tường đá vôi tại Cổng Trời. Vết thương khó lành Men theo đường mịn xun qua những vạt rừng, chúng tơi đã có chuyến khảo sát hầu khắp khu vực Dự án Cổng Trời Đông Giang, dù đã được báo trước nhưng với các hạng mục cơng trình đang xây dựng nham nhở khiến chúng tơi khơng khỏi sững sờ. Khơng cịn màu xanh ngút ngàn của đại ngàn Trường Sơn mà thay vào đó là loang lổ các vạt đồi bị san gạt, xẻ thịt lộ ra phần đất đỏ au như những vết thương đang “tóe máu” để giành mặt bằng cho các hạng mục như cửa hàng lưu niệm, chòi nghỉ chân, hành lang đi bộ có mái che, đài vọng cảnh, bờ kè… Vẻ đẹp hoang sơ nơi này đang được thay thế bởi những cơng trình bê tơng đồ sộ. Bên cạnh đó là những con đường bê tơng trải dài gượng gạo dưới tán rừng thay thế cho những vạt cỏ xanh mướt, hay những vết cắt thô bạo vào thành núi đá vơi qua hàng triệu năm tích tụ nơi các cửa hang để lấy chỗ cho những bức tượng vô tri vô giác do bàn con người tạo ra… Dòng suối Bhơm Lom đã được thay thế bằng con đường bê tơng xám xịt. Dịng suối Bhơm Lom thơ mộng, nước trong veo đến kỳ lạ như tấm gương phản chiếu sự hùng vĩ của tạo hóa nơi này cũng được thay thế bằng con đường bê tông xám xịt nối từ nhà trưng bày vào xuyên “cổng trời” dài hàng trăm mét như mũi kiếm tàn bạo đâm xuyên vào cơ thể mẹ thiên nhiên. Theo người dân, “Cổng Trời” hay “Hang Gợp” là tên theo cách gọi của người dân địa phương. Nơi đây bao gồm một vịm núi đá vơi khổng lồ cấu tạo từ những ngọn thạch nhũ qua hàng trăm triệu năm nhỏ giọt tạo thành vòm cổng nối liền hai ngọn núi riêng biệt nằm giữa rừng rậm hoang sơ, dưới cổng có dịng suối Bhơm Lom chảy ngang qua, nơi đây được ví như cánh cổng vào rừng, hệt chốn thiên đường bồng bềnh mây núi. Vẻ đẹp hoang sơ được thay thế bởi những cơng trình bê tơng đồ sộ. Những khối bê tông thô kệch giữa đại ngàn Trường Sơn. Những… đó là câu chuyện của nhiều năm trước khi những khối bê tơng thơ kệch của Tập đồn FVG chưa xuất hiện. Còn hiện nay, với hàng chục cơng trình đang được tiến hành thi cơng rầm rộ cùng với đủ các loại máy móc cơ giới, khiến cho cảnh quan thiên nhiên hoang sơ nơi này đang

56

từng ngày bị phá vỡ dần đi. Những ai đã từng đặt chân đến nơi này và cả người dân bản địa đều luyến tiếc bởi các cơng trình bằng bê tơng làm phá vỡ khung cảnh yên bình, hùng vĩ, hoang sơ nơi đây. Và Cổng Trời Đơng Giang, một “cánh cổng” thiên nhiên hồn tồn bằng đá đứng sừng sững, đầy mê hoặc với hệ thống hang động gồm nhiều hang lớn nhỏ do dòng nước chảy hàng triệu năm tạo thành, cùng rất nhiều ghềnh thác, suối tự nhiên với làn nước xanh trong thấu đáy đã chịu nhiều tổn thương khơng cịn giữ được nét đẹp hoang sơ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch sử dụng sản phẩm tour Đông Giang-Tây Giang của công ty du lịch Hội An Express (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)