CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN TRỊ KÊNH
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Nhà nước
Việt Nam là một đất nước có mơi trường kinh doanh thuận lợi, một đất nước đang phát triển và phấn đấu trở thành nước cơng nghiệp hóa. Do vậy nhà nước rất khuyến khích các DN đầu tư phát triển, tuy nhiên khơng phải mọi chính sách đều tạo điều kiện cho mọi ngành kinh doanh trong đó có ngành kinh doanh và sản xuất điện. Vì vậy để ngành sản xuất điện phát triển tốt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng khi cần thiết, rất cần sự góp sức của chính phủ nhà nước.
Đẩy mạnh cải cách cơ cấu, một trong những điểm yếu nhất của nền kinh tế Việt Nam là vấn đề về cơ cấu, do vậy chính phủ cần ưu tiên cải cách thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế chứ không bị cuốn vào các giải pháp ngắn hạn. Theo đó nhà nước cần xây dựng được một mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tăng tính minh bạch và áp dụng các chuẩn mực quản trị hiện đại vào các DN. Khẩn trương thoái vốn nhà nước ra khỏi lĩnh vực kinh doanh mà nhà nước không cần nắm giữ để chuyển một phần nguồn lực sang đáp ứng các nhu cầu cấp bách và cần thiết hơn như phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ các mục tiêu xã hội…
Nhà nước cần đưa ra mức thuế phù hợp để khuyến khích ngành sản xuất và kinh doanh ngành điện phát triển. Đề nghị đưa thuế thu nhập về mức thống nhất 20%, bỏ trần khống chế chi phí quảng cáo.
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hiện nay, hệ thống luật thương mại VN đã có nhiều lần sửa đổi bổ sung song vẫn cịn nhiều những bất cập gây khó khăn và trở ngại cho các DN. Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế tạo ra một môi trường pháp luật công bằng, minh bạch, chặt chẽ nhưng vẫn thơng thống tạo điều kiện cho các DN khi sản xuất kinh doanh.
3.3.2. Đối với công ty
Cần tiếp tục chủ động trong khâu sau bán và các chiến lược quảng bá sản phẩm để có được lợi thế đối với các đối thủ cạnh tranh. Việc hiểu rõ đặc thù sản phẩm điện và cung cấp cho những cơ quan tổ chức có nhu cầu nhất định nên nhiều khi cơng ty đã không chú trọng đến quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên đây lại là yếu tố rất quan trọng để DN có thể tiêu thụ sản phẩm một cách dễ dàng. DN nên thường xuyên tổ chức các hội triển lãm, trưng bày sản phẩm để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, các dịch vụ sau bán như khuyến mại, bảo
43
hành, sửa chữa cũng cần chú trọng để khách hàng yên tâm khi sử dụng sản phẩm của công ty.
Mở rộng và sử dụng thêm các kênh phân phối, kênh tiêu thụ khác cho đa dạng và tăng lượng sản phẩm trên thị trường. Qua thống kê và phân tích thực trạng cho thấy mức doanh thu kênh phân phối mang lại là rất cao, điều đó càng rõ hơn khi DN mở rộng hệ thống kênh phân phối. Vì vậy, cơng ty nên mở thêm các trung gian phân phối hơn nữa để tăng khả năng nhận biết của khách hàng giúp tăng sản lượng bán ra cho DN.
Mở rộng các thị trường tại nước ngoài và mở thêm các đại lý trên các thị trường cũ trong nước, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc. DN nên chú trọng đầu tư vào thị trường trong nước là ưu tiên, vì đây là thị trường rất tiềm năng, hiện nay miền Trung chưa có một đại lý hay cửa hàng nào của cơng ty. Các thị trường tại nước ngồi cũng rất tiềm năng nhưng địi hỏi DN phải nghiên cứu sâu và có cái nhìn tổng qt.
Đào tạo và củng cố đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên thị trường, tiếp tục sử dụng chiến lược hỗ trợ kinh doanh đồng thời có cơ chế giám sát hoạt động của các nhân viên (kể cả cộng tác viên) trong việc thực hiện các công việc đối với việc xúc tiến bán hàng.
44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Ở chương này em đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển kênh phân phối tại công ty TNHH sản xuất Thương mại tổng hợp Phước Minh, cụ thể em đã trình bày những mục tiêu, định hướng phát triển của cơng ty , qua đó em đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống kênh phân phối cho công ty TNHH sản xuất Thương mại Tổng hợp Phước Minh, đồng thời em cũng đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước và công ty .
45
KẾT LUẬN
Đối với DN sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng bởi kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Việc tiêu thụ sản phẩm lại phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống tổ chức kênh phân phối. Trải qua 2 năm hình thành và phát triển, Phước Minh đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, sản phẩm của công ty ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và tạo được công ăn việc làm cho người lao động.
Thông qua mạng lưới kênh phân phối của mình, Phước Minh đã đưa sản phẩm của mình đến hầu hết các các tỉnh trong nước nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân. Nhờ việc hoạch định và tổ chức thực hiện tốt các nội dung của quá trình quản lý kênh phân phối: hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh, phương thức thanh toán, bán hàng đáp ứng được nhu cầu của người mua… qua đó giúp hệ thống kênh phân phối của cơng ty trở nên hồn chỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì hệ thống kênh phân phối của cơng ty vẫn cịn khơng ít những hạn chế cịn tồn tại.
Thơng qua việc phân tích, đánh giá hiện trạng và các đặc điểm cơ bản của hệ thống kênh phân phối của cơng ty, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong kênh nhằm hồn thiện và phát triển kênh phân phối đó, bản thân em đã đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nhỏ bé vào phát triển hệ thống kênh phân phối của công ty.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về năng lực của bản thân, những nhận xét, đánh giá là những ý kiến chủ quan nên bài làm của em khơng tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các anh chị và các bạn để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình quản trị Logistics kinh doanh – Nguyễn Thông Thái và An Thị Thanh Nhàn trường Đại học Thương Mại (2011).
[2]. Giáo trình quản trị kênh phân phối – Trương Đình Chiến, nhà xuất bản thống kê (2004).
[3]. Bài giảng Mareting căn bản – Đặng Văn Tiến, Nhà xuất bản lao động xã hội (2011).
[4]. Giáo trình Marketing căn bản NXB - Trần Minh Đạo, Đại học kinh tế quốc dân (2006).
[5]. Bài giảng quản trị kênh phân phối –Khoa Marketing trường Đại Học Thương Mại.
[6]. Christopher Martin (1998), Logistics and supply chain management. Finance Time, London.
[7]. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất TMTH Phước Minh trong 2 năm 2020, 2021
GIẤY XÁC NHẬN
HỒNH THÀNH BÁO CÁO THỰC TẬP, KHĨA LUẬN, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: KEOSOMPHOU FAI
Lớp: K12 QT Mã sinh viên: 1817340101052
Xác nhận sinh viên ……………………….. đã chỉnh sửa báo cáo tốt nghiệp /khóa luận/đồ án theo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và Hội đồng đánh giá.
Tên báo cáo /khóa luận /đồ án tốt nghiệp: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN
PHỐI TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP PHƯỚC MINH
Kon Tum,ngày ..........tháng......năm............ Trưởng khoa Người hướng dẫn