2.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Ngày 05/05/2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức trao giấy phép thành lập và hoạt động với tên gọi Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhongBank). TienPhongBank được thành lập bởi 3 cổ đông chiến lược: Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT, Công ty Thông Tin Di Động VMS Mobifone, và Tổng Công ty tái bảo hiểm quốc gia Vinare và một số cổ đông khác. Sự đầu tư và hợp tác chiến lược của 3 tổ chức lớn này mang lại cho TienPhongBank ưu thế về công nghệ thông tin, cơng nghệ viễn thơng di động và tài chính.
Ngày 12/08/2009 SBI Ven Holding Pte.Ltd trở thành cổ đông của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
Ngày 18/01/2012 Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI chính thức trở thành cổ đơng chiến lược của TienPhongBank.
Trải qua hơn năm năm hoạt động, TPB đã cung cấp cho khách hàng hệ thống sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tồn diện và hiện đại, gia tăng giá trị cao cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt vào tháng 07/2013 TPB là ngân hàng đâu tiên tại Việt Nam đưa ra dịch vụ mua bán vàng vật chất thơng qua máy tính, thiết bị di động sử dụng hệ điều hành iOs hoặc Android, với dịch vụ này giúp giảm chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng, hạn chế rủi ro khi mua bán vàng vật chất, giúp định danh và quản lý tốt hơn các giao dịch vàng.
Tính đến tháng 12/2012 TPB đã đạt được vốn điều lệ: 5.050 tỷ đồng, cùng với 33 điểm giao dịch trên cả nước, với 833 nhân viên, trong đó trình độ thạc sỹ trở lên là 34 người, đại học là 617 người. Mỗi nhân viên TPB là một sứ mệnh thương hiệu tốt nhất mang hình ảnh ngân hàng thân thiện, tận tụy đến với khách hàng.
“Thương hiệu Việt 2012” – giải thưởng uy tín do ban biên tập và độc giả của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn.
Dịch vụ ngân hàng điện tử TPB liên tục đạt các danh hiệu “Tin&dùng Việt Nam” do độc giả Thời Báo Kinh Tế Việt Nam – Tạp chí tư vấn Tin & Dùng bình chọn
TPB nhận chứng nhận ngân hàng thanh tốn đạt chuẩn cao 2009, STP Awards, do Wells Fargo trao tặng.
TPB được Bộ Công thương và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa trao tặng danh hiệu Doanh nghiệp vàng 2010.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên TPB đã, đang và sẽ nổ lực vượt qua mọi khó khăn để xây dựng một TPB vững mạnh “Vững bước Tiên Phong”.
2.1.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Tiên Phong
2.1.2.1Sơ lược bối cảnh kinh tế Việt Nam (Phụ lục 1) (Phụ lục 1)
2.1.2.2Sơ lược về hoạt động của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong thời gian qua
Giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn đầy sóng gió của nền kinh tế tồn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Thế giới đã trãi qua nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp: khủng hoảng tài chính 2008-2010, khủng hoảng nợ công khu vực châu Âu vào cuối năm 2010, dẫn đến hạ bậc tín nhiệm nhiều tổ chức tín dụng có tên tuổi. Việt Nam chụi ảnh hưởng khơng nhỏ trước những biến động đó, giai đoạn 2008- 2012 tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 5-6%/năm, trong khi tỷ lệ lạm phát bị đẩy lên 10- 20%/năm, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặc. Kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến thị trường tài chính theo hướng trực tiếp và gián tiếp (trực tiếp: tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, gián tiếp: kinh tế khó khăn, thu nhập dân cư giảm do đó sản xuất và tiêu dùng đều giảm, từ đó khả năng huy động cũng như cho vay đều giảm).
Cũng như các TCTD khác, TPB trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn, đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao, thua lỗ và mất vốn. Tuy nhiên TPB đã vượt qua và nhìn chung đã đạt được nhiều thành công trong giai đoạn đầu.
Sơ lược kết quả kinh doanh của TPB trong thời gian qua được thể hiện ở bản sau:
Bảng 2.1: Quy mô hoạt động kinh doanh của TPB giai đoạn 2008-2012
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản 2.419 10.729 20.889 24.885 15.120
Vốn chủ sở hữu 1.000 1.489 3.000 3.000 5.550
Tổng Vốn huy động 1.368 7.982 16.545 21.569 10.785
Dư nợ cho vay 275 3.192 5.225 3.664 6.083
Lợi nhuận sau thuế 51 128 162 (1.372) 116
Nguồn: BC thường niên TPB 2007- 2012 Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động kinh doanh TPB 2008-2012
ĐVT: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu hiệu quả 2008 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế 51 128 162 (1.372) 116
Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi 0,34% 27,73% 22,66% 31,81% 18,97%
ROE 4,95% 9,64% 6,69% -56,33% 4,66%
ROA 2,09% 1,95% 1,02% -5,99% 0,58%
Chỉ tiêu an toàn
Tỷ lệ dư nợ cho vay/
huy động vốn 23,51% 75,47% 69,13% 58,70% 65,62%
Tỷ lệ nợ xấu 0,00% 0,00% 0,02% 0,67% 3,66%
Hệ số an tồn vốn CAR Ln >9% 19,00% 40,15%
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng qui mô và hiệu quả hoạt động của TPB từ 2008-2012 ĐVT: % Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Tổng tài sản 344,00% 95,00% 19,00% -39,00% Vốn điều lệ 48,92% 101,47% 0% 85,00% Tổng Vốn HĐ 483,00% 107,00% 30,00% -50,00%
Dư nợ cho vay 1059,00% 64,00% -30,00% 66,00%
Lợi nhuận sau thuế 154,00% 26,00% -948,00% 108,00%
Nguồn: BC thường niên TPB 2008-2012
Qua các bảng trên cho thấy, quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của TPB nhìn chung chưa ổn định, cụ thể như sau:
Tổng tài sản của TPB năm 2011 có sự tăng trưởng thấp so với năm 2009 và 2010, vào năm 2012 tổng tài sản lại giảm mạnh (-39%) do năm 2012 TPB tiến hành xử lý các khoản nợ xấu không thu hồi được,
Vốn điều lệ của TPB luôn đáp ứng theo qui định của NHNN, vốn điều lệ TPB có sự gia tăng liên tục và kết quả đạt 5.550 tỷ đồng, TPB luôn cố gắng gia tăng vốn điều lệ để nâng cao quy mô và chất lượng tài sản sinh lời, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đợt tăng vốn năm 2012 là bước ngoặc quan trọng cuối cùng, đánh dấu sự hồn tất phương án thành cơng của phương án tái cơ cấu toàn diện của TPB. Đây là nguồn lực tài chính quan trọng để TPB tập trung phát triển hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm, đạt được kỳ vọng của các nhà đầu tư trong tương lai
Hoạt động huy động vốn của TPB đạt được những bước tăng trưởng mạnh mẽ ở giai đoạn 208-2010. Từ năm 2011 cùng với tình hình chung của tồn ngành, TPB đã gặp rất nhiều khó khăn trong huy động từ thị trường I và có sự sụt giảm mạnh (giảm 17,4% so với năm 2010) và để đáp ứng nguồn vốn TPB đã huy động tích cực từ thị trường II (tiền gửi và vay của các TCTD khác). Vượt qua những khó khăn hiện
tại năm 2012 TPB đã nổ lực tái cơ cấu, tích cực đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, áp dụng các chính sách linh hoạt, hiểu quả đã đẩy mạnh khả năng huy động vốn đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng kết quả huy động từ thị trường I của năm 2012 là: 10.033 tỷ đồng, nếu tính cả giấy tờ có giá, tổng huy động vốn của TPB là 10.785 tỷ đồng,
Cùng với xu hướng huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng đạt được những bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2010, dư nợ cho vay khách hàng đạt 5.225 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2009 và gấp 19 lần so với năm 2008. Trong giai đoạn khủng hoảng 2011 TPB đã chủ động giảm hoạt động cho vay, tập trung thu hồi vốn và xử lý nợ xấu kết quả cuối năm 2011 tổng dư nợ giảm 30% so với 2010. Tuy nhiên kết quả của q trình tái cơ cấu tồn diện đã nhanh chóng đưa chỉ tiêu này tăng vượt bậc so với năm 2011 với con số tăng trưởng ấn tượng 66% so với 2011 đạt tổng dư nợ cho vay 6.083 tỷ đồng vào cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế ở mức 3,66% năm 2012,
Lợi nhuận sau thuế: giai đoạn 2008-2010 TPB hoạt động hiệu quả, tuy nhiên vào năm 2011 TPB hoạt động không hiệu quả (hoạt động lỗ 1.371 tỷ đồng), năm 2011 là năm khó khăn của TPB do nơn nóng với tăng trưởng và có sự thay đổi rất lớn về mặt nhân sự (thay hầu hết các BGD mà không đảm bảo sự kế thừa và ổn định) các nhân sự mới không những yếu về chun mơn mà có vấn đề về đạo đức nghề nghiệp đã dẫn đến các khoản tín dụng đen, bên cạnh đó do định hướng sai trong hoạt động TPB không tập trung vào các nghiệp vụ cơ bản của một ngân hàng thương mại là huy động và cho vay. Ngược lại, TPB tập trung vào các nghiệp vụ đầu tư, vay và cho vay trên thị trường II đã dẫn đến hoạt động của TPB năm 2011 đi vào khủng hoảng trầm trọng. Năm 2012 được xem là năm khởi sắc của TPB có sự thay đổi lớn trong đường lối hoạt động, hoạt động kinh doanh năm 2012 lãi 116 tỷ đồng.