3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong họat động huy động vốn
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu, mở rộng mạng lưới chi nhánh
TPB hiện tại chưa có thương hiệu trên thị trường ngân hàng nên cần phải chú trọng công tác đây mạnh thương hiệu hơn nữa.
TPB cần xây dựng thống nhất trên toàn hệ thống các biểu tượng bề ngoài của ngân hàng mình như trang phục của nhân viên, cách bài trí trụ sở, hình thức cụ thể của sản phẩm như logo…
Cơng tác tun truyền, quảng bá hình ảnh được xem là một cơng cụ cạnh tranh có hiệu quả, nó là một hoạt động khơng thể thiếu trong cơ chế thị trường.
* Quan tâm đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng ở vùng nông thôn và vùng sâu, vùng sa:
Trong một cuộc khảo sát hơn 5.000 tổ chức, phần lớn họ đang sống tại vùng nơng thơn Việt Nam, đa số có quan điểm cho rằng nhu cầu dịch vụ ngân hàng ở vùng nơng thơn cao và có chiều hướng gia tăng (GS.TS. Janice How, TS. Nguyễn Thị Kim Oanh 2011), vì hiện tại ở các khu vực nơng thơn ở Việt Nam nguồn vốn nhàn rỗi họ
thường tham gia hoạt động: hụi, cho vay trả góp các hoạt động này diễn ra dựa trên quan hệ quen biết, khơng an tồn cho người tham gia và hiện tại ở các khu vực này số lượng ngân hàng rất hạn chế. Nếu TPB mở điểm giao dịch tại đây sẽ thu hút được nguồn vốn từ dân cư và cũng góp phần quảng bá hình ảnh ngân hàng, khơng tốn nhiều chi phí thực hiện chiến lược cạnh tranh với các ngân hàng khác, bên cạnh đó nguồn chi phí cho hoạt động ngân hàng ở nơng thôn khá thấp sẽ giúp cho TPB tiết kiệm nguồn chi phí
3.2.5 Tăng cường năng lực tài chính
Vốn tự có có vai trị to lớn trong hoạt động của NHTM. Chính vì vậy, trong q trình hoạt động của mình, TPB phải quan tâm đến việc tăng vốn tự có, TPB có thể áp dụng một số biện pháp sau để tăng quy mô vốn:
Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại: đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp TPB khơng phụ thuộc vào thị trường vốn và khơng phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài chính từ bên ngồi. Tuy nhiên TPB cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn tới tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy nếu TPB có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đơng đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng.
Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng sự tự chủ về tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu. Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, cịn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.
Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của ngân hàng và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế như: trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu khơng có tính chuyển đổi; ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường (điều này dẫn tới việc làm cho giá cổ phiếu thường bị giảm sút); thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao
hơn so với huy động tiền gởi ngắn hạn nhưng khi ngân hàng có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài hơn, điều này đồng nghĩa với việc có được một mức lãi suất cao hơn, mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của ngân hàng (đặc biệt trong trường hợp ngân hàng có uy tín lớn) sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do vậy ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất mềm hơn khi phát hành loại trái phiếu này, kết quả là chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra cao hơn dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Đối với nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị của thị trường vốn.
Việc ngân hàng tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý khơng theo kịp thì số vốn tăng sẽ được sử dụng khơng hiệu quả. Vì vậy điều quan trọng là TPB phải xác định được mức vốn tự có cần thiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.