2.4 Khảo sát thực tế năng lực cạnh tranh trong huy động tiền gửi của TPB
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu
* Tổng thể, mẫu:
Tổng thể bao gồm các khách hàng có sử dụng dịch vụ tiền gửi của TPB và ít nhất một NH khác trên phạm vi tồn quốc, nhưng do khó khăn về khoảng cách địa lý, về thời gian tiếp xúc mẫu nên mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, ngẫu nhiên và cỡ mẫu là 200 tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Trong đó, tác giả tiến hành khảo sát tại TPHCM và Hà Nội 140 mẫu vì 2/3 địa điểm họat động kinh doanh của TPB được tập trung tại TPHCM và Hà Nội, 60 mẫu còn lại được thực hiệu tại Đà Nẵng và Cần Thơ
* Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp: Đối với những biến khơng thể lượng hóa được như cơng nghệ ngân
hàng, sự đa dạng gói sản phẩm dịch vụ… dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp, gửi email, qua fax các đối tượng được chọn để thu thập ý kiến khách hàng về những vấn đề này
- Dữ liệu thứ cấp: Đối với những yếu tố có thể lượng hóa được như quy mơ vốn điều lệ,
tổng tài sản, ROA, ROE.… dữ liệu được thu thâp qua các báo cáo của TPB, báo, internet….
* Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Phương pháp lập bảng và so sánh: Các dữ liệu về thị phần huy động vốn tiền gửi, tỷ
suất sinh lợi, quy mô vốn điều lệ….được so sánh giữa các ngân hàng qua các năm để nhận định về thực trang hoạt động của các ngân hàng qua các năm để đưa ra kết luận so sánh giữa TPB với các ngân hàng đối thủ.
- Phương pháp thống kê trung bình: Phương pháp thống kê trung bình được sử dụng để
đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố đối với năng lực cạnh tranh trong huy động vốn của ngân hàng. Năng lực canh tranh của TPB đối với các đối thủ trong hoạt động huy động vốn tiền gửi, điểm trung bình về khả năng cạnh tranh trong huy động vốn của TPB sẽ được xác định làm cơ sở cho việc lập ma trận hình ảnh cạnh tranh của TPB.