2.3 Thực trạng về năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của
2.3.10 Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm huy động vốn tiển gửi
Hiện nay, TPB đầu tư rất mạnh vào hoạt động nghiên cứu sản phẩm. Nhiều sản phẩm dịch vụ huy động vốn ra đời ngày càng đa dạng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở hài lịng khách hàng, đồng thời kiểm sốt được rủi ro và tuân thủ quy định của NHNN trong công tác huy động vốn tiền gửi.
Khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của TPB được thể hiện qua hai yêu cầu: Các sản phẩm luôn đáp ứng kịp thời xu thế của thị trường, bên cạnh đó các sản phẩm phải đón đầu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Năm 2012 hàng loạt sản phẩm mới được triển khai để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng như dịch vụ nộp thuế trực tuyến Pay24. Các chương trình khuyến mãi, thu hút huy động vốn được triển khai mạnh mẽ, chương trình thu hút khách hàng mới, chương trình ưu đãi dành cho trường học, bệnh viện, chương trình “ Rinh xe bạc tỷ”, “Hái vàng rịng” và “Du xn đón lộc”. Các sản phẩm về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế của TPB có nhiều ưu đãi chủ thẻ để mở rộng thị phần về thẻ được thực hiện vào cuối năm 2012. Dịch vụ ngân hàng điện tử cũng có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại rất nhiều tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng.
2.3.11 Trình độ công nghệ
TPB coi hạ tầng công nghệ thông tin là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. Với tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn và các hoạt động bổ trợ đi kèm như cơ sở dữ liệu khách hàng. TPB luôn chủ động phát triển nền tảng CNTT hiện đại có khả năng hỗ trợ tối đa các hoạt động của ngân hàng.
Khối CNTT có cấp quản lý trực tiếp là Giám đốc khối công nghệ thông tin lãnh đạo, thuộc hội sở chính, hiện tại cả hệ thống có hơn 60 cán bộ tin học. Hàng năm TPB đều chi ngân sách mua, bảo trì phần cứng và các giải pháp công nghệ.
Mạng lưới CNTT của TPB được kết nối qua hệ thống mạng WAN, tập trung qua hai trung tâm chính là Hà Nơi và TPHCM. Hiện tại cán bộ CNTT được tập trung Hà Nội (Hội Sở) và TPHCM và có một số cán bộ hỗ trợ tại các chi nhánh ở tỉnh.
Khối CNTT được chia ra làm 3 phòng chính với các chức năng, nhiệm vụ rõ ràng:
- Vận hành hạ tầng:
+ Xử lý các nghiệp vụ liên quan về mạng giữa hội sở., chi nhánh và PGD + Dự toán và nghiệm thu các hạng mục CNTT trong phát triển mạng lưới + Vận hành hệ thống hạ tầng, cung cấp-cài đặt các thiết bị CNTT
+ Và một số nghiệp vụ khác
- Vận hành ứng dụng:
+ Phân quyền, quản lý và hỗ trợ quyền truy cập-sử dụng các phần mềm hệ thống
toán.
+ Cung cấp các số liệu phục vụ nhu cầu quản lý, hoạt động, nghiệp vụ và kiểm + Xây dựng, điều chỉnh và tư vấn phát triển các hệ thống ứng dụng của TPB. + Và một số nghiệp vụ khác.
- An ninh bảo mật: một bộ phận mới thành lập trong khối CNTT có trách nhiệm kiểm
tra định kỳ khắc phục thảm họa trên hệ thống trung tâm dữ liệu, phịng chống các hacker tấn cơng hệ thống của toàn hàng.
Các ứng dụng quan trọng và hệ thống cơ sở dữ liệu của TPB chủ yếu vận hành trên các máy chủ Lenovo và Cisco
Các ứng dụng và hệ thống chủ yếu của TPB: Hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking), hệ thống thẻ (thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế), hệ thống kinh doanh vốn, hệ thống chuyển tiền, hệ thống thương mại điện tử (Internet banking, Mobile banking)
Nhằm hiện đại hóa. TPB liên tục đổi mới, cải tiến cơng nghệ nhanh chóng đem lại nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng. Đầu năm 2013 TPB đã thực hiện thành công các dự án Finnone, Ommiflow và dự án quày điện tử (Ecounter) đã thực hiện thành công tại khu vực Hà Nội và đang được tiến hành trên toàn hàng. TPB đang tiến hành thực hiện dự án BI/DWH nhằm lưu trữ dữ liệu bảo mật, tập trung tự động hóa trên tồn hệ thống dữ liệu, cung cấp những công cụ hiện đại nhất hỗ trợ công tác kinh doanh của TPB. Bên cạnh đó TPB đang tiến hàng nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, quy trình kinh doanh, đặc biệt quan tâm phát triển ứng dụng công nghệ cao trong quản trị SLAS, KPIs.