3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong họat động huy động vốn
3.2.8.1 Xây dựng cơ chế kinh doanh hữu hiệu
Trong nội bộ từng chi nhánh của TPB thực hiện hạch toán độc lập một cách tương đối nên chừng mực nào đó được độc lập trong quyết định kinh doanh để phát huy quyền tự chủ của mình. Các quyết sách kinh doanh vừa phải thể hiện ý chí chủ đạo kinh doanh tập trung cao độ, vừa phát huy được quyền chủ động sáng tạo và tính tự chịu trách nhiệm trong quyết sách kinh doanh của từng cấp, đồng thời định hướng kinh doanh cho thời gian dài kết hợp với cụ thể hóa từng thời kỳ ngắn hạn. Trong
quyết sách kinh doanh của TPB trong giai đoạn hiện nay cần xác định huy động vốn VND, huy động từ dân cư là trọng tâm. Duy trì nguồn vốn ngoại tệ sẵn có, tiếp tục phát huy thế mạnh trong quan hệ đối ngoại để huy động vốn từ thị trường quốc tế. Sớm đưa ra các sản phẩm huy động vốn trung dài hạn để tranh thủ huy động nguồn vốn dài hạn.
Đối với khách hàng tổ chức: tăng cường chào bán các sản phẩm hỗ trợ huy
động vốn, gắn cho vay có điều kiện cam kết tiền gửi. Tăng cường công tác khách hàng, tổ chức các buổi làm việc giữa lãnh đạo TPB và khách hàng có tiền gửi lớn; Tiếp cận, đẩy mạnh giao dịch với các khách hàng có tiềm năng về tiền gửi; Đa dạng hóa đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào các khách hàng lớn.
Đối với khách hàng thể nhân: Triển khai các chương trình huy động cá nhân,
các sản phẩm có tính gối đầu; Cải tiến, phát triển các sản phẩm dịch vụ chuẩn, tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.