Năm 2012, nền kinh tế thế giới và Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn; do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người dân cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Đây cũng là năm đầu tiên SCB hợp nhất chính thức đi vào hoạt động. Ngồi việc phải đối mặt với những khó khăn xuất phát từ tình hình thị trường, trong năm qua, SCB còn phải nổ lực khắc phục những khó khăn nội tại củng cố, tái cơ cấu toàn bộ tổ chức, hoạt động của ngân hàng, từng
bước hoàn thiện cơ chế quản trị điều hành, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Sau một năm cơ cấu lại, kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2012, SCB đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính trong bảng.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính năm 2012
Đơn vị: tỷ đồng
Các chỉ tiêu tài chính năm 2012
STT Chỉ tiêu 01/12/2012 31/12/2012 Tăng/giảm
(+/-)
% Tăngtrưởng
1 Tổng tài sản 144.184 149.206 4.391 3,0%
2 Dư nợ cho vay 66.070 88.155 22.747 33,4%
3 Tỷ lệ nợ quá hạn 12,8% 8,8% -4,0% -31,4%
4 Tỷ lệ nợ xấu 7,2% 7,2% 0,0% -0,3%
5 Huy động thị trường 1 78.609 106.712 28.103 35,7% 6 Huy động thị trường 2 33.899 18.251 -15.648 -46,2%
7 Vay NHNN 18.134 9.772 -8.362 -46,1%
8 Lợi nhuận trước thuế 77
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất (đã kiểm tốn) của SCB thời điểm 01/01/2012 và 31/12/2012)
Với tích cực đẩy mạnh trong cơng tác huy động thị trường 1, thanh khoản tồn hệ thống được duy trì và ngày càng cải thiện, đảm bảo khả năng chi trả đối với nhu cầu khách hàng; trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng thêm, SCB đã cân đối nguồn vốn để thực hiện hoàn trả các khoản vay tái cấp vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Tổng số dư huy động thị trường 1 của SCB đạt mức 106.712 tỷ đồng, tăng 28.103 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,7% so với đầu năm. Trong đó, tăng trưởng huy động VND chiếm khoảng 91% tổng huy động tăng thêm.
Tăng trưởng tổng tài sản tính đến 31/12/2012, giá trị tài sản (hợp nhất) của SCB đạt 149.206 tỷ đồng, tăng 4.391 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 3% so với đầu năm.
Về khoản vay tái cấp vốn NHNN, tổng doanh số nợ gốc mà SCB đã thanh toán cho NHNN là 9.478 tỷ đồng và lãi là 1.377 tỷ đồng, số dư tái cấp vốn cuối năm 2012 là 9.772 tỷ đồng. Trong quý 01/2013, SCB đã thanh toán bổ sung thêm 6.972 tỷ đồng nợ gốc và 1.639 tỷ đồng lãi, số dư tái cấp vốn cuối quý 01/2013 là 2.800 tỷ đồng. Hiện tại, NHNN đã có văn bản chấp nhận cho SCB gia hạn các khoản vay tái cấp vốn với thời hạn tối đa 24 tháng, khơng tính lãi phạt quá hạn và áp dụng lãi suất tái cấp vốn phù hợp với từng thời kỳ.
Các khoản vay liên ngân hàng tính đến 31/12/2012, số dư các khoản huy động vốn thị trường 2 của SCB đạt mức 18.251 tỷ đồng, giảm 15.648 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 46,2% so với thời điểm đầu năm. Đặc biệt, SCB đã hoàn trả toàn bộ khoản vay hỗ trợ từ BIDV, bao gồm 2.464 tỷ đồng nợ gốc và gần 179 tỷ đồng nợ lãi.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hợp nhất) cuối năm 2012 đạt 10,7%, đáp ứng quy định của NHNN (>9%).
Đối với hoạt động cho vay: SCB đã đẩy mạnh hoạt động cho vay theo hướng thận trọng, rà soát chất lượng các khoản vay, tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ cho vay của SCB đạt 88.155 tỷ đồng, tăng 22.085 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 8,8%, giảm 31,4% so với 01/01/2012.
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại SCB Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại SCB
Chỉ tiêu 2011 2012
Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Cho vay ngắn hạn 25.173 38,1 19.835 22,5
Cho vay trung hạn 36.206 54,8 51.218 58,1
Cho vay dài hạn 4.691 7,1 17.102 19,4
Tổng cộng 66.070 100 88.155 100
70.0% 58.1% 60.0% 54.8% 50.0% 38.1% 40.0% 30.0% 22.5% 19.4% 20.0% 7.1% 10.0% 0.0% 2011 2012
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn
(Nguồn Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012)
Hình 2.1: Các chỉ tiêu dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2011 - 2012
Cơ cấu dư nợ cho vay của SCB chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng đối với dư nợ ngắn hạn và các khoản cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng về tỷ trọng, kéo theo những rủi ro trong q trình cấp tín dụng này.
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại khách hàng tại SCB
Cơ cấu nợ theo loại khách hàng tại SCB
Chỉ tiêu 2011 2012
Triệu đồng % Triệu đồng %
Cho vay các TCKT 21.821.727 33,03 19.077.112 21,64 Cho vay cá nhân 44.248.273 66,97 69.077.888 78,36
Tổng 66.070.000 100 88.155.000 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012)
Theo số liệu cho thấy, cơ cấu dư nợ của khách hàng cá nhân đang có xu hướng tăng so với 2011 và chiếm 78,36% tổng dư nợ. Trong khi đó, cơ cấu dư nợ cho vay các TCKT có xu hướng giảm về tỷ trọng, chỉ chiếm 21,64%.
Xét về chất lượng các khoản cho vay, tổng nợ quá hạn của SCB tính đến 31/12/2012 ở mức 7.764 tỷ đồng, giảm 716 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 8,4% so với đầu năm và chiếm 8,8% tổng dư nợ (tỷ lệ này vào thời điểm đầu năm là 12,8%).
Bảng 2.4: Tình hình kiểm sốt nợ q hạn tại SCB
Đơn vị: tỷ đồng
Tình hình kiểm sốt nợ q hạn tại SCB
Chỉ tiêu 2011 2012
Tổng tài sản 144.814 149.206
Dư nợ cho vay 66.070 88.155
Nợ quá hạn 8.480 7.764
Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ 12,8% 8,8%
Cho vay/Tổng tài sản 45.62% 59,08%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012)
Ta thấy trong giai đoạn 2011 – 2012, nợ quá hạn có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của nợ cần chú ý, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn có xu hướng giảm, trong đó nợ cần chú ý có xu hướng giảm mạnh nhất. Tuy nhiên nợ dưới tiêu chuẩn có xu hướng tăng so với năm 2011.
Bảng 2.5: Cơ cấu chất lượng cho vay tại SCB Cơ cấu chất lượng cho vay tại SCB
Theo nhóm nợ 2011 2012
Triệu đồng % Triệu đồng %
Nợ đủ tiêu chuẩn 57.613.040 87,2 80.397.360 91,2
Nợ cần chú ý 3.699.920 5,6 1.410.480 1,6
Nợ dưới tiêu chuẩn 528.560 0,8 1.851.260 2,1
Nợ nghi ngờ 1.585.680 2,4 1.586.790 1,8
Nợ có khả năng
mất vốn 2.642.800 4 2.909.120 3,3
Tổng 66.070.000 100 88.155.000 100
6.0% 5.6% 5.0% 4.0% 4.0% 3.3% 3.0% 2.4% 2.1% 1.8% 2.0% 1.6% 0.8% 1.0% 0.0% 2011 2012
Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn
(Nguồn Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012)
Hình 2.2: Các chỉ tiêu nợ quá hạn giai đoạn 2011 - 2012
Do tình hình kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2012 đã làm cho các khoản nợ xấu của SCB có chiều hướng gia tăng. Tổng dư nợ xấu cuối năm 2012 ở mức 6.373 tỷ đồng, tăng 1.583 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33,0% so với 2011 và chiếm 7,2% dư nợ. SCB cần tập trung thời gian và nhân lực vào các biện pháp thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu.