KỸ NĂNG TỔ CHỨC SẮP XẾP CỦA CON TỐT ĐẾN ĐÂU?

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 2 (Trang 36 - 39)

Chương 17Khích lệ khả năng tổ chức

KỸ NĂNG TỔ CHỨC SẮP XẾP CỦA CON TỐT ĐẾN ĐÂU?

Hãy sử dụng thang điểm đánh giá dưới đây để đánh giá xem con thực hiện từng nhiệm vụ được liệt kê tốt như thế nào. Ở mỗi cấp độ, trẻ em được mong đợi sẽ thực hiện tất cả nhiệm vụ được liệt kê tương đối tốt cho đến rất tốt.

Thang điểm đánh giá

0 – Không bao giờ hoặc hiếm khi

1 – Có nhưng khơng tốt (khoảng 25% thời gian) 2 – Khá tốt (khoảng 75% thời gian)

3 – Rất tốt (luôn luôn hoặc hầu như luôn luôn)

Mầm non/Mẫu giáo

- Treo áo khốc tại nơi phù hợp (có thể cần nhắc nhở) - Để đồ chơi vào chỗ phù hợp (có nhắc nhở)

- Dọn chỗ sau khi ăn (có thể cần nhắc nhở)

Tiểu học bé (Lớp 1 – 3)

- Đặt áo khốc, đồ dùng mùa đơng và đồ thể thao vào nơi thích hợp (có thể cần nhắc nhở)

- Có các chỗ riêng trong phịng ngủ để đặt đồ cá nhân - Không làm mất giấy xin phép hoặc thông báo của trường

Tiểu học lớn (Lớp 4 – 5)

- Có thể đặt đồ cá nhân vào nơi thích hợp trong phịng ngủ và các nơi khác trong nhà

- Mang đồ chơi từ ngoài vào sau khi chơi hoặc vào cuối ngày (có thể cần nhắc nhở)

- Theo sát việc làm bài tập về nhà

Trung học cơ sở (Lớp 6 – 8)

- Có thể bảo quản vở như yêu cầu của trường - Không làm mất dụng cụ thể thao/thiết bị cá nhân - Giữ góc học tập tại nhà tương đối gọn gàng

Nuôi dưỡng kỹ năng tổ chức sắp xếp trong các tình huống hằng ngày

Có hai cách chính giúp trẻ trở nên có tổ chức hơn: 1. Đưa ra một hệ thống.

2. Giám sát con, có thể là hằng ngày, trong việc sử dụng hệ thống. Vì việc này tốn cơng sức của người lớn và vì nhiều trẻ có vấn đề về tổ chức mà bố mẹ cũng gặp vấn đề này, chúng tôi thường đề xuất

bắt đầu việc này từ rất sớm. Hãy xác định lĩnh vực nào là quan trọng nhất và tập trung vào mỗi lúc một lĩnh vực. Về mặt thực tiễn, các ưu tiên cao nhất có thể bao gồm bài tập ở trường, như giữ vở hay cặp sách ngăn nắp hoặc giữ góc học tập gọn gàng. Hoặc ít quan trọng hơn có thể là giữ tủ hay ngăn kéo sạch sẽ.

Hãy lập kế hoạch tổ chức cẩn thận, lôi kéo con tham gia càng nhiều càng tốt. Nếu bạn và con quyết định rằng giữ bàn sạch là một ưu tiên, bạn có thể bắt đầu bằng cách đưa con đến cửa hàng văn phòng phẩm và mua những thứ như ống cắm bút chì, giỏ tài liệu, hoặc hộp đựng tài liệu. Khi bạn và con đã sắp xếp được bàn học theo đúng ý muốn, hãy quy định việc dọn bàn là một thói quen trước khi đi ngủ. Đầu tiên là với sự theo dõi giám sát tại chỗ, sau đó là các lời nhắc lúc bắt đầu và kiểm tra khi kết thúc. Bạn có thể thấy việc chụp ảnh khơng gian lúc bạn mới bắt đầu sắp xếp rất hữu ích, để con có mẫu so sánh thành quả bé làm. Bước cuối cùng trong quy trình có thể là cho con xem ảnh để kiểm tra bàn con dọn xem khớp với bàn lúc ban đầu đến đâu.

Chúng tơi có một lưu ý cho các bậc phụ huynh có kỹ năng tổ chức sắp xếp tốt. Nếu bạn thấy con mình là đứa trẻ cẩu thả, có thể bạn sẽ cần điều chỉnh kỳ vọng của mình, hoặc ít nhất điều chỉnh khái niệm về việc “đủ ngăn nắp”. Chúng tôi thấy rằng, nhiều đứa trẻ khơng có tổ chức thường khơng để ý đến bãi bừa bộn xung quanh chúng. Chúng có thể sẽ khơng bao giờ đáp ứng được tiêu chuẩn về sự ngăn nắp của bố mẹ một phần vì chúng khơng thấy sự mất tổ chức hiển hiện trước mắt bố mẹ. Một lần nữa, chụp lại ảnh của không gian gọn gàng ở mức chấp nhận được là một cách để xử lý việc này – nhưng trước khi chụp ảnh, hãy thống nhất về tiêu chuẩn của mức chấp nhận được.

Kiểm soát sự lộn xộn: Dạy trẻ cách đặt đồ dùng vào nơi quy định

Có ba trẻ tầm từ 9 đến 14 tuổi trong gia đình nhà Rose, và chúng đều có thói quen xấu là bỏ đồ cá nhân ở bất cứ chỗ nào chúng dùng xong. Chúng quẳng áo thun và đồ thể thao trong bếp, rải đồ chơi khắp phòng khách, và vứt quần áo bẩn trong phòng tắm sau khi tắm

đêm. Chị Rose cảm thấy rất bực mình với sự ngổn ngang này khi trở về nhà sau một ngày làm việc bận rộn và muốn thư giãn một chút trước bữa tối. Chị quyết định họp cả gia đình để bàn cách giải quyết.

Chị bắt đầu buổi họp bằng cách mô tả vấn đề và tác động của vấn đề này đối với chị. Cả gia đình sau đó bàn xem làm thế nào để bọn trẻ tạo được thói quen thu dọn đồ đạc khi dùng xong và liệu các biện pháp thưởng và phạt có tác dụng khơng. Anh Rose đề nghị về việc cấm túc bất cứ đứa con nào để đồ bừa bãi, nhưng những người khác thấy là biện pháp này hơi nặng nề. Bọn trẻ đề xuất là chúng được cho tiền mỗi khi thu dọn đồ, nhưng bố mẹ chúng thấy như thế không được, và họ cũng không chắc là cách đó có hiệu quả khơng. Cuối cùng, họ cũng lập ra một cơ chế tổng hợp gồm thưởng và phạt. Và họ thỏa thuận là: Vào mỗi đầu tuần, anh Rose sẽ bỏ 25 đô la chia ra làm các khoản 25 xu vào một cái bình. Bọn trẻ đồng ý thu dọn đồ đạc đang để bừa bãi trước 5 giờ chiều hằng ngày khi mẹ chúng từ chỗ làm trở về nhà. Bất cứ đồ nào còn để bừa bãi từ sau đó đến trước giờ đi ngủ sẽ bị phạt bằng cách lấy 25 xu ra khỏi bình. Vào cuối mỗi tuần, cả gia đình sẽ đếm số tiền cịn lại trong bình và quyết định xem sẽ tiêu nó như thế nào.

Chị Rose đặt một tấm “bảng trắng” nhỏ ở giữa bàn ăn với lời nhắc về thời hạn lúc 5 giờ chiều. Trên tấm bảng, chị viết tên của từng đứa trẻ, và khi nào chúng hoàn thành nhiệm vụ, tên chúng sẽ được đánh dấu hoàn thành. Chị Rose cũng đặt một chiếc đồng hồ báo giờ cạnh lời nhắc, và đứa trẻ nào về nhà đầu tiên sẽ có nhiệm vụ đặt đồng hồ lúc 4h30 phút chiều. Khi nó kêu, bọn trẻ phải dừng mọi việc đang làm và đi thu dọn đồ đạc.

Trong một thời gian ngắn, bọn trẻ thấy rằng chúng có thể phân chia cơng việc với nhau để làm nhanh hơn. Cách này cũng giúp chúng trơng chừng được nhau, vì thế chúng có thể dễ dàng biết được đứa nào khơng làm phần việc của mình. Chúng cũng bắt đầu chú ý trong suốt buổi tối xem thứ nào đang chưa ở đúng vị trí và nhắc nhở nhau dọn những thứ đó.

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 2 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)