BƯỚC 1: THIẾT LẬP MỤC TIÊU VỀ HÀNH

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 2 (Trang 39 - 43)

Chương 17Khích lệ khả năng tổ chức

BƯỚC 1: THIẾT LẬP MỤC TIÊU VỀ HÀNH

Kỹ năng thực hành mục tiêu: Tổ chức

Mục đích hành vi cụ thể: Dọn và để đồ đạc vào nơi thích hợp BƯỚC 2: THIẾT KẾ CAN THIỆP

Những hỗ trợ xung quanh nào sẽ được đưa ra để giúp đạt được mục tiêu?

• Lời nhắc hằng ngày và đồng hồ báo giờ để trên bàn ăn khi trẻ đi học về.

Kỹ năng cụ thể nào sẽ được dạy, ai sẽ dạy, và quy trình dạy như thế nào?

Kỹ năng: Tổ chức.

Ai sẽ dạy kỹ năng? Bố mẹ Quy trình:

• Đặt đồng hồ báo giờ lúc 4h30 chiều khi đứa trẻ đầu tiên đi học về. • Q trình dọn dẹp bắt đầu lúc 4h30 hằng ngày.

• Bọn trẻ dọn cho đến khi nào nhà sạch sẽ gọn gàng, sau đó đánh dấu tên mình trên tấm bảng trắng.

Động lực nào được dùng để khích lệ trẻ sử dụng/thực hành các kỹ năng?

• Thưởng tiền vào cuối tuần; mất 25 xu cho mỗi đồ để bừa bãi. • Khơng được tiếp cận đồ trong vịng 24 giờ (phải mua lại quyền sử dụng đồ bằng tiền tiêu vặt).

• Quyết định nhóm về việc sẽ dùng tiền thế nào.

• Nếu hệ thống q phức tạp hoặc khơng hiệu quả, hãy đơn giản hóa nó. Đặc biệt, nếu bạn cũng là người vơ tổ chức, việc duy trì hệ thống này có thể phức tạp đối với bạn trong bất cứ khoảng thời gian nào. Trong trường hợp đó, hãy đặt thời hạn dọn đồ đến trước lúc đi ngủ, tịch thu đồ bừa bãi trong vịng ít nhất 1 ngày, và cho phép mua lại các đồ từ tiền tiêu vặt. Bạn cũng có thể thưởng tiền theo cá nhân như trẻ nào dọn đồ sẽ nhận được tiền vào cuối ngày.

• Hãy cùng thực hiện dự án này nếu bạn cũng là người gặp khó khăn về tổ chức.

Ví dụ, đồng ý là bạn sẽ dọn bệ bếp hoặc bàn làm việc khi con bạn cũng đang dọn dẹp.

Một mặt trận thống nhất và có tổ chức: Thúc đẩy tiềm năng của trẻ

Devon là học sinh trung học 14 tuổi sáng láng. Trong trí nhớ của cậu bé, cậu gặp khó khăn trong việc giữ bản thân có tổ chức và thường xuyên làm mất đồ hoặc để đồ nhầm vị trí. Từ khi lên bậc trung học cơ sở, vấn đề càng tệ hơn. Cậu có nhiều việc phải theo dõi cả ở trong và ngoài trường học, bố mẹ và thầy cơ mong cậu có thể quản lý đồ dùng tự lập hơn. Vì thế, họ khơng cịn nhiệt tình giúp cậu tổ chức sắp xếp mọi thứ hay tìm đồ giúp cậu, hoặc thay thế đồ khi cậu khơng thể tìm chúng giống như hồi trước nữa.

Cho đến gần đây, bố mẹ và thầy cô giáo đã chuyển sang cách tiếp cận khác, là để cậu bé phải chịu hậu quả của tính vơ tổ chức. Nếu cậu làm mất dụng cụ thể thao, cậu sẽ không được chơi nữa; nếu cậu làm mất vở bài tập về nhà, cậu sẽ bị điểm kém; nếu cậu làm mất đồ đạc cá nhân nào đấy, cậu sẽ phải kiếm tiền để mua cái khác thay vào. Trong khi họ thấy có một số tiến bộ nhất định, những hậu quả tự nhiên này không giải quyết được vấn đề. Điểm số của Devon tụt dốc, huấn luyện viên của cậu phiền lòng, và cậu làm mất một số đồ có giá trị như máy iPod. Devon ngày càng trở nên nản chí và cảm thấy vô dụng. Cuối cùng bố mẹ cậu cũng nhận ra rằng Devon rõ ràng không biết phải giải quyết vấn đề thế nào và đã đến lúc giúp đỡ cậu.

Họ nhanh chóng nhận ra rằng đây là một việc tốn cơng sức và sẽ tạo thêm việc cho Devon, bố mẹ và thầy cô của cậu. Họ quyết định sẽ tập trung vào hai mảng: bài tập về nhà của cậu vì việc này ảnh hưởng đến điểm số, và phịng riêng của cậu vì cậu cần một khơng gian nhất qn để duy trì việc tổ chức sắp xếp. Đối với bài tập về nhà, họ muốn một hệ thống khá đơn giản. Giáo viên chủ nhiệm của cậu bé đồng ý kiểm tra cùng cậu vào buổi sáng xem cậu có mang theo bài tập về nhà đã làm không và vào buổi chiều để xem cậu bé có chép bài tập về nhà và có đủ những tài liệu cậu cần khơng. Bố mẹ cậu cung cấp cho cô giáo một danh mục mà cô sẽ yêu cầu Devon làm và cơ sẽ ký lên đó. Devon thường có ý thức về việc làm bài tập về nhà, vì thế tất cả những gì bố mẹ cậu cần thấy là Devon đã để bài tập về nhà vào thư mục bài tập về nhà và đã đặt thư mục đó vào cặp sách.

36

Việc dọn phịng thì phức tạp hơn. Devon quyết định là sẽ làm việc này, vì cậu thấy rằng nếu cậu có thể giữ phịng gọn gàng ngăn nắp và có thể duy trì việc này ở một mức độ nào đó, cậu sẽ có thể quản lý theo dõi đồ đạc cá nhân tốt hơn. Dù cậu và bố mẹ đã cùng nhau dọn phòng trước đây, họ chưa bao giờ lập hệ thống hoặc kế hoạch dài hạn để thực hiện điều này.

Devon và bố mẹ đồng ý là, thay vì làm theo gợi ý của bố mẹ, cậu nên đưa ra kế hoạch riêng, nhờ bố mẹ giúp đỡ khi nào cậu vướng mắc. Đầu tiên, cậu thống kê đồ đạc trong phòng và xem các đồ vật phù hợp với mục nào. Sau đó, họ đựng các đồ theo từng loại và và mua cho cậu đủ các thứ cậu cần. Dù Devon đồng ý về lợi ích của việc dán nhãn cho những thùng này, cậu bé khơng muốn bạn bè nhìn thấy nhãn dán nếu chúng qua chơi. Vì vậy họ thoả thuận là sẽ dùng nhãn có thể bóc ra.

Devon để vào trong thùng đựng các vật mà cậu bé không cần ngay nhưng chưa sẵn sàng vứt đi, và bố mẹ cùng làm với cậu lúc đầu để giúp cậu sắp xếp phòng. Họ lập một danh mục các việc theo thứ tự mà cậu có thể làm theo trong việc dọn phịng và chụp ảnh để làm

mẫu so sánh tình trạng hiện tại tại các thời điểm khác nhau với tình trạng lý tưởng.

Devon nhận ra rằng ngăn chặn đống bừa bãi là rất cần thiết. Lúc đầu bố mẹ đồng ý nhắc nhở cậu, nhưng sau đó cậu có ý tưởng là đặt một cơng cụ chỉ dẫn ở trên máy tính để nhắc cậu ít nhất 1

lần/ngày về việc dọn phịng. Chìa khóa thật sự của thành công, tuy nhiên lại nằm ở việc bố mẹ cậu bé kiểm tra hằng ngày sau giờ học hoặc trong vòng 1 tiếng sau khi ngủ dậy vào ngày cuối tuần để xem liệu cậu có cần dọn thứ gì khơng. Nếu có, cậu sẽ phải làm trước khi bắt đầu sử dụng máy tính để tán gẫu với bạn bè.

Như mong đợi, trong vịng vài tháng, dù Devon khơng duy trì được tiêu chuẩn tổ chức ban đầu, phòng của cậu đã gọn hơn hẳn so với trước kia, và bố mẹ cậu có thể giảm việc nhắc nhở xuống 1

lần/tuần. Hệ thống bài tập về nhà cũng được cải thiện đáng kể, nhưng mọi người đều nhất trí là việc giáo viên kiểm tra vào buổi chiều và bố mẹ kiểm tra tại nhà cần phải được duy trì.

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 2 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)