CON KIÊN TRÌ THEO ĐUỔI MỤC TIÊU TỐT ĐẾN ĐÂU?

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 2 (Trang 63 - 70)

Chương 20Phát triển sự kiên trì theo đuổi mục tiêu

CON KIÊN TRÌ THEO ĐUỔI MỤC TIÊU TỐT ĐẾN ĐÂU?

Hãy sử dụng thang điểm đánh giá dưới đây để đánh giá xem con thực hiện từng nhiệm vụ được liệt kê tốt như thế nào. Ở mỗi cấp độ, trẻ em được mong đợi sẽ thực hiện tất cả nhiệm vụ được liệt kê tương đối tốt cho đến rất tốt.

0 – Khơng bao giờ hoặc hiếm khi

1 – Có nhưng khơng tốt (khoảng 25% thời gian) 2 – Khá tốt (khoảng 75% thời gian)

3 – Rất tốt (luôn luôn hoặc hầu như luôn luôn)

Mầm non/Mẫu giáo

- Sẽ chỉ đạo những trẻ khác trong trò chơi hoặc giả vờ tham gia các hoạt động

- Sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc giải quyết xung đột vì thứ chúng muốn

- Sẽ cố gắng tìm kiếm nhiều hơn một giải pháp để đạt được mục tiêu đơn giản

Tiểu học bé (Lớp 1 – 3)

- Ln làm những nhiệm vụ khó để đạt được kết quả mình mong muốn

- Sẽ làm tiếp nhiệm vụ nếu trước đó bị gián đoạn

- Sẽ làm cơng việc mà mình thích trong nhiều giờ đồng hồ hay nhiều ngày liền

Tiểu học lớn (Lớp 4 – 5)

- Có thể tiết kiệm tiền tiêu vặt từ 3-4 tuần để mua thứ mình muốn. - Có thể tn thủ lịch luyện tập để nâng cao kỹ năng mình muốn - Có thể duy trì một sở thích trong vài tháng.

- Có khả năng cố gắng hơn để đạt được kết quả công việc tốt hơn - Sẵn sàng tham dự các nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực cao

- Sẵn sàng luyện tập mà không cần sự nhắc nhở để cải thiện một kỹ năng nào đó

Tăng cường sự bền bỉ để đạt được mục tiêu mong muốn trong mọi hoàn cảnh

Đây là kỹ năng cuối cùng trong những kỹ năng thực hành cần được phát triển toàn diện, tuy nhiên, ngay thời điểm mới bắt đầu khi con cịn q bé, bạn vẫn có thể giúp trẻ tăng cường sự bền bỉ để đạt được kết quả mong muốn bằng cách tiến hành những bước sau đây:

• Ở giai đoạn sớm, bắt đầu từ những nhiệm vụ nhỏ mà mục tiêu dễ dàng đạt được (xét trên khía cạnh thời gian và khơng gian). Bạn có thể giúp đỡ và dành tặng trẻ những lời khen khi con hồn thành nhiệm vụ.

• Ở giai đoạn tiếp theo, bạn sẽ giúp trẻ thực hiện những nhiệm vụ lớn hơn với mục tiêu khó hơn, bắt đầu từ những điều trẻ muốn tìm hiểu. Hãy cổ vũ con, đưa ra những gợi ý nhỏ và giúp đỡ con khi cần thiết (sự giúp đỡ tối thiểu cần thiết cho trẻ thành cơng), và sau đó khích lệ con trong việc theo đuổi mục tiêu.

• Giao cho con một việc gì đó mà trẻ thích nhưng chỉ sau khi trẻ hoàn thành các cơng việc vặt trong nhà. Điều này sẽ khuyến khích trẻ kiên trì với những nhiệm vụ không thú vị, như là dọn dẹp nhà cửa. Nếu khả năng chịu đựng của trẻ không cao, hãy tặng trẻ một phần thưởng sau khi một phần cơng việc hồn thành.

• Từng bước xây dựng thời gian cần thiết để hoàn

thành các mục tiêu. Đầu tiên, các mục tiêu nên được thiết lập trong vài phút hoặc chưa tới 1 giờ đồng hồ. Lượng thời gian có thể tăng lên và trẻ có thể đi xa hơn trước khi đạt được mục tiêu hoặc giành

được giải thưởng. Để giúp đỡ trẻ trì hỗn sự thỏa mãn trong vài phút hoặc vài ngày, hãy đưa ra những phản hồi cụ thể về quá trình làm việc của trẻ để hướng tới mục tiêu. Những đồng xu trong lọ, mảnh ghép hình, màu sắc trong các phần của một bản vẽ… tất cả đều có thể được sử dụng để tái hiện một tiến trình.

• Nhắc nhở trẻ việc chúng đang làm để hướng tới.

Nếu trẻ đang tiết kiệm tiền để mua một món đồ chơi, hãy đặt một bức tranh về món đồ đó trong phịng hoặc trước cửa ra vào phịng của trẻ. Những nhắc nhở trực quan thường có hiệu quả hơn lời nói. Sự nhắc nhở bằng lời nói thường bị các thiếu niên hay tự ái cho rằng thúc giục.

• Sử dụng cơng nghệ như những lời nhắc nhở. Một ví dụ là những tờ ghi chú xuất hiện trên màn hình nền khi máy tính bật lên, chương trình “đếm ngược” sẵn có hay những dữ liệu tiện ích trên máy tính cá nhân.

• Đảm bảo rằng phần thưởng bạn sử dụng như sự khích lệ tính kiên trì theo đuổi mục tiêu là thứ mà trẻ muốn và khơng phải là thứ miễn phí. Ví dụ, nếu con thích trị chơi điện tử, và chúng có hàng loạt những trị chơi khác nhau có thể chơi bất kỳ khi nào chúng muốn, chúng sẽ khơng có động lực để trì hỗn sự thỏa mãn và kiên trì hướng tới bất kỳ một mục tiêu nào đó để có được trị chơi điện tử hay thời gian chơi điện tử.

Những người dễ dàng từ bỏ sẽ khơng thể tự tin: Giúp trẻ gắn bó với việc học tập và vui chơi

Samuel 5 tuổi là đứa trẻ hiếu kỳ và thích thú khám phá những thứ mới lạ, nhưng cậu bé luôn dễ dàng từ bỏ các hoạt động bởi nhanh chóng mất hứng thú hoặc bởi vì q khó. Cậu bé khơng chỉ từ bỏ những nhiệm vụ như là việc nhà đơn giản, những hoạt động ở trường, mà còn từ bỏ những thứ vui như trò chơi điện tử hoặc

những môn thể thao. Em gái 3 tuổi của Samuel lại là kẻ “cứng đầu”, ln kiên trì cho đến khi đạt được điều mình muốn. Điều này khiến bố mẹ lo lắng nhiều hơn về Samuel. Có phải thiếu sự kiên trì sẽ

khiến cậu bé trở nên thụ động và ít cởi mở với những hoạt động mới khơng? Cậu bé trơng có vẻ kém tự tin hơn hồi trước.

Bố mẹ của Samuel muốn giúp đỡ cậu bé, nhưng khơng có bất kỳ sự khuyến khích nào trong hoạt động vui chơi với Samuel hay khẳng định việc cậu bé đã hồn thành có sức ảnh hưởng lâu dài. Họ muốn lập một kế hoạch với Samuel, nhưng họ cần thêm một số thông tin bổ sung.

Khi Samuel bắt đầu một hoạt động, sự háo hức của cậu bé có cao q khơng? Một khi cậu bé bắt đầu, mục tiêu của cậu bé có phải quá cao? Sau khi nói chuyện với Samuel về những hoạt động mà cậu bé đã bỏ qua, bố mẹ của Samuel nhận ra cả 2 yếu tố trên đều có thể xảy ra. Với bóng chày, cậu bé muốn làm nên một cú đánh bóng ghi điểm (bằng cách vượt ra khỏi điểm phát bóng hoặc bay ra khỏi khu vườn). Sau vài lần thất bại, cậu bé nghĩ mình sẽ khơng bao giờ làm được điều đó, và Samuel từ bỏ.

Bố Samuel đề nghị giúp cậu bé đánh bóng nếu Samuel đồng ý với những mục tiêu ngắn hơn và dễ dàng hơn (như là những cú chạm bóng) và trong một khoảng thời gian ngắn để luyện tập (5-10 phút). Samuel đồng ý với ý kiến này, và họ cùng nhau lập biểu đồ trên máy tính để theo dõi con số của những cú đánh bóng khi họ luyện tập mỗi ngày. Samuel vẽ sơ đồ dữ liệu và cậu bé có vẻ thích thú với kế hoạch này. Thỉnh thoảng, bố Samuel thấy cậu bé ra ngồi để luyện tập một mình. Và cậu bé đủ tự tin để tạo ra một cú đánh bóng hình chữ T trong sân chơi với bạn bè.

Bố mẹ của Samuel thử cách tương tự với việc vặt trong nhà, cho đĩa ăn vào bồn rửa. Bởi vì Samuel khơng thích cơng việc này, nên lúc đầu bố mẹ chỉ đưa ra những yêu cầu nhỏ (chỉ tự cho đĩa và cốc của cậu vào bồn rửa) và tặng thêm 1 điểm thưởng cho mỗi chiếc đĩa hay cốc khác. Họ dần tăng yêu cầu lên và tạo ra sự khích lệ dễ dàng để đạt được. Hơn một tháng huấn luyện, cậu bé đã đặt tất cả đĩa bẩn của gia đình vào bồn rửa và thường xuyên kiếm được phần thưởng. Bố mẹ Samuel áp dụng những phương pháp này như một chiến lược cơ bản để dạy cậu bé cố gắng và kiên trì bất cứ khi nào

cậu đang cố gắng giải quyết một nhiệm vụ hay một hoạt động nào đó.

BƯỚC 1: THIẾT LẬP MỤC TIÊU VỀ HÀNH VI

Kỹ năng thực hành mục tiêu: Sự kiên trì theo đuổi mục tiêu

Mục đích hành vi cụ thể: Samuel sẽ cải thiện sự kiên trì trong các

cơng việc mà cậu bé thích và khơng thích.

BƯỚC 2: THIẾT KẾ CAN THIỆP

Những hỗ trợ xung quanh nào sẽ được đưa ra để giúp đạt được mục tiêu?

• Duy trì những u cầu và thiết lập những mục tiêu đạt được dễ dàng

• Theo dõi tiến độ bằng một biểu đồ đơn giản

• Cung cấp hỗ trợ cho các bậc phụ huynh để xây dựng các kỹ năng.

Kỹ năng cụ thể nào sẽ được dạy, ai sẽ dạy, và quy trình dạy như thế nào?

Kỹ năng: Hoàn thành mục tiêu hoặc kết thúc các yêu cầu của

nhiệm vụ thơng qua việc hồn thành các mục tiêu nhỏ.

Ai sẽ dạy kỹ năng? Bố mẹ Samuel sẽ dạy và Sameul sẽ tự luyện

tập.

Quy trình:

• Bố mẹ Samuel sẽ làm việc cùng với cậu để hoàn thành mục tiêu và yêu cầu của nhiệm vụ.

• Samuel đồng ý với lịch trình và các tiêu chuẩn thực hành.

Động lực nào được dùng để khích lệ trẻ sử dụng/thực hành các kỹ năng?

• Những phản hồi tích cực cho thấy các mục tiêu thực hiện đang được đáp ứng.

• Biểu đồ thể hiện sự tiến bộ rõ rệt và cụ thể.

• Đưa ra những phần thưởng khi cơng việc hồn thành.

CHÌA KHĨA THÀNH CƠNG

• Nếu con né tránh hoạt động vì khơng đạt được thành cơng đủ nhanh, hãy đặt nhiệm vụ đó trước một nhiệm vụ con ưa thích hơn. Khơng khó để nhận thấy rằng, việc bắt Samuel rửa bát trước khi cậu bé có thể chơi máy tính hoặc xem TV có thể mang đến một lợi thế cho việc rửa bát. Chúng ta cũng có thể áp dụng tương tự với những việc như luyện tập bóng chày. Việc đó là một hoạt động giải trí khơng có nghĩa là việc luyện tập có thể khiến những trẻ theo đuổi mục tiêu kém thấy hứng thú hơn. Những trẻ này đều nhanh chóng mất khả năng kiên trì.

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 2 (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)