KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA CON TỐT ĐẾN ĐÂU?

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 2 (Trang 47 - 51)

Chương 18Thấm nhuần việc quản lý thời gian

KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA CON TỐT ĐẾN ĐÂU?

Hãy sử dụng thang điểm đánh giá dưới đây để đánh giá xem con thực hiện từng nhiệm vụ được liệt kê tốt như thế nào. Ở mỗi cấp độ, trẻ em được mong đợi sẽ thực hiện tất cả nhiệm vụ được liệt kê tương đối tốt cho đến rất tốt.

Thang điểm đánh giá

0 – Không bao giờ hoặc hiếm khi

1 – Có nhưng khơng tốt (khoảng 25% thời gian) 2 – Khá tốt (khoảng 75% thời gian)

3 – Rất tốt (luôn luôn hoặc hầu như ln ln)

Mầm non/Mẫu giáo

- Có thể hồn thành việc thường ngày mà khơng lãng phí thời gian (với vài nhắc nhở)

- Có thể tăng tốc và hồn thành việc gì đó nhanh hơn khi cần thiết - Có thể hồn thành một việc nhà nhỏ trong thời gian quy định

Tiểu học bé (Lớp 1 – 3)

- Có thể hồn thành một nhiệm vụ ngắn trong khoảng thời gian quy định

- Có thể dành ra khoảng thời gian phù hợp để hồn thành một việc trước thời hạn (có thể cần hỗ trợ)

- Có thể hồn thành một thói quen sinh hoạt buổi sáng trong thời gian quy định

Tiểu học lớn (Lớp 4 – 5)

- Có thể hồn thành lịch sinh hoạt hằng ngày trong khoảng thời gian hợp lý mà không cần hỗ trợ

- Có thể điều chỉnh lịch làm bài tập về nhà để dành thêm thời gian cho các hoạt động khác

- Có thể bắt đầu các dự án dài hạn từ trước đó đủ lâu (có thể cần giúp đỡ)

Trung học cơ sở (Lớp 6 – 8)

- Có thể thường xun hồn thành bài tập về nhà trước giờ đi ngủ - Có thể ra quyết định hợp lý về các ưu tiên khi thời gian có hạn

- Có thể trải một dự án dài hạn ra trong vài ngày

Thấm nhuần việc quản lý thời gian trong các tình huống hằng ngày

• Đừng q phấn khích mà hãy duy trì một lịch sinh hoạt hằng ngày đều đặn trong gia đình bạn. Khi hằng ngày trẻ ngủ dậy và đi ngủ vào cùng một khoảng thời gian, và giờ ăn được ấn định vào một thời điểm nhất định, chúng sẽ lớn lên với ý thức về việc thời gian có quy trình trật tự từ sự kiện này đến sự kiện khác. Việc này giúp chúng lập kế hoạch thời gian dễ dàng hơn giữa các sự kiện có lịch (như giờ ăn và giờ ngủ).

• Hãy nói chuyện với con về việc mất bao lâu để làm việc gì, dọn phịng, hoặc hồn thành một bài tập về nhà. Đây là khởi đầu của việc xây dựng kỹ năng ước tính thời gian, một cấu phần quan trọng của quản lý thời gian.

• Hãy lập kế hoạch cho một hoạt động vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ bao gồm một vài bước. Khi bạn làm việc với trẻ về các kỹ năng lập kế hoạch, bạn cũng cùng trẻ tập luyện kỹ năng quản lý thời gian bởi vì lập kế hoạch bao gồm cả việc xây dựng khung thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Bằng việc nói chuyện với con bạn về “kế hoạch trong ngày” và bàn xem mất bao lâu để hoàn thành hoạt

động, con bạn sẽ học được về thời gian cũng như mối quan hệ giữa thời gian và nhiệm vụ. Thực hiện kiểu lập kế hoạch này có thể sẽ rất vui và nếu bạn chọn một hoạt động vui nào đó, như dành ra cả ngày với một người bạn. Hãy yêu cầu trẻ tính xem mất bao lâu để ăn trưa, đi đến công viên hoặc bãi biển, dừng lại ăn kem trên đường về nhà, và tương tự. Các bài học có được sẽ đặc biệt có ý nghĩa với con bạn nếu trẻ nhận ra rằng trẻ và bạn gói gọn cả ngày với tất cả những gì chúng muốn làm chỉ vì chúng đã lập kế hoạch về thời gian trước đó.

• Hãy tự mình dùng lịch và thời gian biểu rồi động viên con bạn làm như vậy. Một số gia đình treo một tấm lịch lớn ở giữa nhà ghi các hoạt động của cả gia đình và của cá nhân. Việc này có tác dụng khiến thời gian trở nên hữu hình đối với con bạn.

• Hãy mua một đồng hồ bấm giờ để hiển thị xem trẻ còn bao nhiêu thời gian làm nhiệm vụ.

Đi dọc thời gian: Học cách ước tính thời gian thực hiện nhiệm vụ

Bố mẹ của Nathan ln đánh giá cao tính điềm đạm của cậu bé – một học sinh lớp 8, đối lập với chị gái cậu, lúc nào cũng hoảng sợ mỗi khi phải học ôn cho bài kiểm tra. Nhưng từ khi vào cấp 3, bố mẹ cậu bắt đầu cảm thấy ngày càng lo về xu hướng để bài tập về nhà đến tận sát giờ đi ngủ mới làm của cậu, có nghĩa là cậu sẽ làm vội làm vàng hoặc không làm xong. Vấn đề càng trở nên phức tạp khi cậu bé có dự án dài hạn. Dần dần, mẹ cậu nhận ra rằng một phần của vấn đề là do Nathan khơng có khái niệm về việc làm các thứ mất bao nhiêu thời gian. Một bài tập cậu nghĩ là viết xong được trong nửa tiếng có thể lấy mất của cậu 2 giờ, và một dự án cậu nghĩ là có thể hồn thiện trong vịng vài tiếng có thể ngốn mất 5-6 tiếng. Bố mẹ cậu đã cố gắng làm Nathan hiểu là khả năng ước tính thời gian của cậu yếu, nhưng dù cho cậu biết là lần viết bài gần nhất cậu đã tốn mất 2 tiếng, lần này, vì cậu nghĩ mình có dàn ý sơ bộ trong đầu rồi nên có thể làm xong trong tối đa 1 giờ.

Sau nhiều cuộc cãi vã, khi bố mẹ chỉ ra rằng, cậu lại không đánh giá được thời gian và Nathan thẳng thừng bảo “Kệ con!”, bố mẹ cậu phải tìm cách khác để giải quyết vấn đề.

Họ đưa Nathan đi ăn tiệm vào tối thứ Bảy khi cậu khơng có hẹn với bạn bè và đề nghị mỗi ngày khi cậu đi học về, cậu sẽ lập một danh sách các bài tập về nhà phải làm vào tối hơm đó và ước lượng mỗi bài làm mất bao lâu. Sau đó cậu sẽ quyết định là bắt đầu làm bài tập về nhà vào lúc mấy giờ dựa trên con số ước lượng, với nguyên tắc là cậu phải làm xong tất cả bài tập trước 9 giờ tối. Nếu cậu bị muộn 20 phút, ngày hôm sau cậu sẽ phải làm bài tập về nhà lúc 4h30. Nếu ước tính của cậu bé chính xác, ngày hơm sau cậu sẽ được quyết định giờ bắt đầu làm bài tập về nhà. Họ cũng nhất trí là cậu sẽ dành thời gian học ơn cho bài kiểm tra và mỗi ngày đóng góp một ít cho dự án dài hạn, ít nhất 2-3 tối mỗi tuần, trừ khi thời gian làm bài tập về nhà của ngày hôm ấy mất hơn 2 tiếng đồng hồ.

Nathan đồng ý với kế hoạch này vì cậu nghĩ đó là cơ hội để cậu chứng tỏ với bố mẹ rằng họ đã sai – cậu thậm chí cịn dành một tiếng làm trên máy tính khi về đến nhà, vui sướng tạo một bảng kế hoạch dùng để lưu dữ liệu. Cậu bé nói với mẹ là sẽ gửi email trang kế hoạch cho chị ngay khi điền xong kế hoạch hằng ngày của mình. Họ thống nhất là chị sẽ xem kế hoạch và vào kiểm tra cậu bé lúc cậu nói đã làm xong bài tập về nhà.

Trong vòng vài tuần đầu, mẹ phải nhắc Nathan làm bảng kế hoạch và gửi email cho chị. Nathan nhanh chóng học được rằng cậu khơng giỏi việc ước tính như cậu vẫn nghĩ. Nhưng vì cậu ghét việc phải bắt đầu làm bài tập về nhà quá sớm ngay sau khi đi học về, cậu bé dần cải thiện được khả năng ước tính thời gian cần thiết để hồn thành bài tập. Một số lần, khi cậu bé đưa bố mẹ kiểm tra bài tập, họ thấy rằng cậu đã làm khá cẩu thả, có vẻ là chỉ để cho kịp giờ.

Họ đã nói về hình phạt cho sự cẩu thả, và với lời cảnh báo rằng hình phạt này sẽ được áp dụng nếu cậu thường xuyên cẩu thả, Nathan đã làm cẩn thận hơn – ít nhất là đủ để bố mẹ quyết định khơng đề cập đến vấn đề này nữa.

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 2 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)