CON LINH HOẠT NHƯ THẾ NÀO?

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 2 (Trang 55 - 60)

Chương 19Khích lệ sự linh hoạt

CON LINH HOẠT NHƯ THẾ NÀO?

Hãy sử dụng thang điểm đánh giá dưới đây để đánh giá xem con thực hiện từng nhiệm vụ được liệt kê tốt như thế nào. Ở mỗi cấp độ, trẻ em được mong đợi sẽ thực hiện tất cả nhiệm vụ được liệt kê tương đối tốt cho đến rất tốt.

Thang điểm đánh giá

0 – Không bao giờ hoặc hiếm khi

1 – Có nhưng khơng tốt (khoảng 25% thời gian) 2 – Khá tốt (khoảng 75% thời gian)

3 – Rất tốt (luôn luôn hoặc hầu như ln ln)

Mầm non/Mẫu giáo

- Có thể tự điều chỉnh để thay đổi các kế hoạch thói quen (cần nhắc nhở nhiều)

- Nhanh chóng lạc quan trở lại sau những thất vọng - Sẵn sàng chia sẻ đồ chơi với người khác

Tiểu học bé (Lớp 1 – 3)

- Đối xử tốt với các bạn (có trách nhiệm, có thể chia sẻ…) - Không phản đối mệnh lệnh của giáo viên khi không làm theo hướng dẫn

- Điều chỉnh dễ dàng với các tình huống bất ngờ (thay đổi giáo viên…)

Tiểu học lớn (Lớp 4 – 5)

- Không bị mắc kẹt vào nhiều vấn đề như thất vọng, buồn chán… - Khi một kế hoạch phải thay đổi vì tình huống phát sinh, có thể thích ứng kịp

- Có thể làm thêm các bài tập về nhà ngồi các bài được giao (có thể cần sự trợ giúp)

Trung học cơ sở (Lớp 6 – 8)

- Có thể điều chỉnh theo các giáo viên khác nhau, các luật lệ lớp học, và các thói quen

- Sẵn sàng thay đổi để phù hợp khi làm việc nhóm và có thành viên hành xử cứng nhắc

- Sẵn sàng thay đổi hoặc đồng ý xem chương trình TV u thích của em bé trong nhà

Khích lệ tính linh hoạt trong các tình huống hằng ngày

Đặc biệt vào giai đoạn đầu khi bạn nỗ lực cải thiện kỹ năng này, bạn cần phải quan tâm đặc biệt tới sự thay đổi môi trường nếu con bạn gặp nhiều vấn đề với sự linh hoạt. Những đứa trẻ cứng nhắc ln gặp khó khăn trong việc giải quyết những tình huống mới, sự thay đổi từ tình huống này sang tình huống khác, và những thay đổi bất

ngờ trong một kế hoạch hay thời gian biểu. Vì thế sự thay đổi mơi trường hữu ích bao gồm:

• Giảm sự mới lạ của tình huống bằng cách khơng tạo ra q nhiều thay đổi trong một lần.

• Duy trì thói quen và thời gian biểu bất cứ khi nào có thể. • Cung cấp những lời khun có ích về những điều sắp xảy ra. • Đưa cho con một chút tiền để giải quyết tình huống bằng cách nghe lại tình huống, nói với con những chuyện có thể xảy ra và trẻ có thể sử dụng tiền như thế nào.

• Giảm sự phức tạp của nhiệm vụ. Những đứa trẻ cứng nhắc sẽ hoảng loạn nếu không thể nhớ mọi thứ chúng cần làm và khi chúng nghĩ mình sẽ thất bại khi làm việc mà bố mẹ hy vọng chúng thành công. Phân nhỏ nhiệm vụ để trẻ có thể giải quyết từng bước là cách giảm tình trạng hoảng loạn trong tâm lý của trẻ nhỏ.

• Đưa cho trẻ nhỏ những sự lựa chọn. Với một số trẻ, sự cứng nhắc sẽ tăng lên khi trẻ nghĩ rằng chúng cần phải kiểm sốt tình huống. Gợi ý một vài lựa chọn để giải quyết tình huống sẽ thay đổi việc kiểm sốt của chúng. Vì thế, bạn cần phải cẩn thận với những lời khuyên bạn đưa ra để đảm bảo bạn có thể chấp nhận được sự lựa chọn của con.

Nếu một trẻ trưởng thành mà vẫn cứng nhắc, bạn có thể sử dụng những chiến lược dưới đây để giúp chúng linh hoạt hơn:

• Nói chuyện với con về những lo lắng có thể xảy ra khi giải quyết một tình huống, đưa ra những lời động viên ban đầu để đứa trẻ không cảm thấy rằng chúng đơn độc khi giải quyết nhiệm vụ. Khi thành công, chúng sẽ cảm thấy tự tin hơn, sự giám sát dần dần biến mất và sự linh hoạt dần xuất hiện là một trong những điều các bậc phụ huynh cần rất nhiều thời gian để giúp trẻ điều chỉnh theo cái mới hoặc với tình huống khiến chúng căng thẳng.

Khi trẻ chưa bao giờ tham dự một bữa tiệc sinh nhật và rụt rè trước những sự kiện như vậy, bạn đừng bao giờ để con một mình và đến đón sau 2 tiếng, hãy cùng tham dự và ở đó cho đến khi con cảm thấy thoải mái rồi mới rời đi. Nói cách khác, bạn đưa ra sự khích lệ bằng cơ thể, sự hiện diện của bạn ngay từ phút ban đầu, rồi lui về phía sau khi con bạn cảm thấy thoải mái và tự tin để đối mặt với các tình huống một mình. Bí quyết là cung cấp sự hỗ trợ tối thiểu cần thiết để trẻ cảm thấy thành cơng.

• Sử dụng câu chuyện xã hội để giải quyết tình huống nếu con cứng nhắc ở những tình huống có thể dự đốn. Những câu chuyện xã hội là bức tranh sống động với vô vàn các chi tiết: (1) câu miêu tả liên quan đến những vấn đề chính của xã hội, (2) câu văn thể hiện quan điểm cho thấy phản ứng và cảm xúc của mọi người trong một tình huống và (3) câu mệnh lệnh xác định những chiến lược lũ trẻ có thể sử dụng để đàm phán thành cơng.

• Giúp đỡ trẻ bằng các chiến lược có sẵn để giải quyết sự cứng nhắc như đếm đến 10, thốt ra khỏi tình huống để bình tĩnh lại rồi mới giải quyết vấn đề, hoặc hỏi ai đó đặc biệt để xin lời khuyên.

Giải quyết những thay đổi trong thói quen

Manuel đã 5 tuổi. Cậu bé tham gia lớp mẫu giáo vào các buổi chiều. Hằng ngày, mẹ Manuel đưa cậu đi học vào lúc 2h30 chiều. Manuel là một cậu bé của các thói quen. Bố mẹ cậu khơng phải là người ngăn nắp, nhưng họ hiểu Manuel đặc biệt chú trọng tới các thói quen và khơng gian có trật tự. Cần rất nhiều lời thuyết phục để Manuel tham gia một hoạt động mới mẻ, và cậu bé sẽ không tiếp tục tham gia nếu cậu bé kết thúc hoạt động đó với thái độ tiêu cực trong lần đầu tiên. Khi Manuel bị ngã xe đạp vì khơng luyện được cách điều khiển, cậu bé không tập xe đạp nữa dù bố Manuel hứa sẽ giữ thăng bằng cho cậu. Ở trường, phải mất một thời gian Manuel mới có thể thoải mái chơi với các bạn. Tuy nhiên, khi ra ngồi, nếu khơng phải là những người quen biết, Manuel sẽ trốn sau lưng bố hoặc mẹ. Thời gian biểu sau khi tan trường của Manuel đôi khi cũng là vấn đề lớn với mẹ cậu, họ đã tạo ra một thói quen hằng ngày cho các hoạt động sau khi tan trường. Mẹ Manuel sẽ mua đồ ăn vặt cho

cậu bé và bật những bài hát cậu bé thích, rồi họ trở về nhà sau khi Manuel ăn xong. Nếu thời tiết tốt, Manuel sẽ ra vườn chơi một vài trò chơi. Bất kỳ sự thay đổi nào trong kế hoạch sau khi tan trường như mẹ Manuel đến ngân hàng, đi đón chị cậu và nói chuyện với cơ bé về một hoạt động nào đó sẽ khiến Manuel khóc lóc, ném đồ đạc và giận dỗi trong vài giờ. Mặc dù mẹ cậu bé hiểu con mình, nhưng bà cũng quá mệt mỏi với những cơn giận dỗi của Manuel. Bà biết rằng con mình đang lớn, nhưng thái độ đó của Manuel sẽ không được chấp nhận ở bất kỳ đâu, và họ cần phải có những chiến lược để Manuel thích nghi được với những thay đổi trong cuộc sống hằng ngày.

Vấn đề là Manuel chỉ trung thành với một lịch trình hay hoạt động sau khi tan trường. Mẹ cậu bé quyết định để Manuel trải nghiệm một vài thay đổi cơ bản trong lịch trình hằng ngày. Bà biết rằng những bất ngờ sẽ khơng có tác dụng với Manuel, nên trong lần đầu tiên, bà đã nói với Manuel rằng, “Con này, thơng thường sau khi đón con, chúng ta sẽ đi mua bim bim và trở về nhà. Nhưng thỉnh thoảng, mẹ cần làm vài việc trước khi về nhà như là ghé ngân hàng hay đón chị Marina. Mẹ sẽ nói với con vào buổi tối hơm trước. Con muốn mẹ thơng báo với con những điều đó như thế nào nhỉ? Chúng ta có thể sử dụng những bức tranh để tạo ra một lịch trình nhé”.

Mặc dù Manuel khơng thích những thay đổi, nhưng vì mẹ đã nói vậy, nên cậu bé chọn những bức tranh. Họ quyết định in những bức ảnh sau cùng, đầu tiên cùng với sự giúp đỡ của chị gái, Manuel vẽ những bức tranh về ô tô, nhà cửa, ngân hàng, trường học của chị Marina, và tranh Marina đang chơi bóng bởi vì đó hầu hết là những nơi họ cần đi đến và tạo một liên kết rõ ràng giữa các bức tranh. Mẹ Manuel bắt đầu bằng việc thay đổi những thói quen 2 ngày mỗi tuần và sau đó tăng lên 3 ngày mỗi tuần. Mỗi tối trước khi đi ngủ, mẹ và Manuel nói về lịch trình ngày hơm sau và Manuel sẽ sắp xếp các bức tranh vào bảng thời gian biểu. Trước khi Manuel tới trường, họ xem qua bảng biểu và mẹ Manuel mang theo nó trong ơ tơ khi đi đón cậu bé. Thời gian đầu, Manuel phản đối khi thấy lịch trình ngày hơm đó khơng giống như những ngày bình thường, nhưng sự phản đối khơng cịn gay gắt như trước nữa. Sau một thời gian, mẹ cậu

cho thêm một vài việc vặt vào lịch trình và Manuel gần như khơng cịn cảm thấy khó khăn với những thay đổi này vì đã được thơng báo từ trước. Mẹ Manuel dần dời việc thông báo những thay đổi từ tối hôm trước lên sáng hôm sau, trước khi Manuel đi học, điều này cho phép chị linh hoạt hơn với lịch trình trong ngày hơm đó.

Một phần của tài liệu Nuôi dạy con đúng cách dành cho các bậc cha mẹ: Phần 2 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)