Hoạt động M&A khơng có sự chuyển dịch tài sản

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh pháp luật cạnh tranh của việt nam đối với các hợp đồng ma (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 43)

Một dạng tiếp theo của phương thức thực hiện tập trung kinh tế đó là các thỏa thuận khơng có sự chuyển dịch tài sản. Như đã nói ở phần trước, bản chất của hoạt động tập trung kinh tế đó là có sự kiểm sốt đối với thị trường liên quan của chủ thể thực hiện tập trung kinh tế. Do đó, khi bám sát theo bản chất kinh tế này của hoạt động tập trung kinh tế, chúng ta thấy rằng chủ thể tập trung kinh tế hồn tồn có thể đạt được quyền kiểm sốt này thơng qua nhiêu hình thức khác mà khơng có sự kiêm sốt vê tài sản tạo lợi thê kinh doanh thông qua quyền sở hữu [11, tr.160].

Một hình thức tập trung kinh tế khơng có sự chuyển dịch tài sản có thể xem xét tới đó là mơ hình hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo đó, các chủ thể tham gia tập trung kinh tế có thể tiến hành giao kết hợp đồng họp tác kinh doanh; đây là văn bản ký kết giữa các chủ thể có liên quan để tiến hành đầu tư, kinh doanh trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh giữa các bên mà không thực hiện thành lập pháp nhân mới. Trong phương thức tập trung kinh tế này, các bên có thực hiện giao kết hợp đồng, tuy nhiên, dạng hợp đồng khơng giống như các hình thức phổ biến khác. Đây là thoa thuận công việc các bên phối họp triển khai mà khơng phải họp đồng mua bán có đền bù. Trong trường hợp các chủ thể tập trung kinh tế là các doanh nghiệp kinh doanh trên cùng thị trường liên quan (tập trung kinh tế theo chiều ngang) thì thoa thuận dạng này dễ dàng được xếp vào dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, khi các doanh nghệp không cùng kinh doanh trên một thị trường liên quan (thường là tập trung kinh tế theo chiều dọc), các thỏa thuận dạng này sẽ khó bị nhận diện và được xếp vào nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

nhân, pháp nhân có liên quan nắm quyền kiểm sốt đồng thời ở các doanh nghiệp khác nhau để có thể kiểm sốt một nhóm các doanh nghiệp. Nhóm các doanh nghiệp này sau khi chịu sự kiểm sốt chéo của một nhóm các đối tượng sẽ hoạt động như một thực thế thống nhất và tạo ra các hậu quả tiêu cực tới tính cạnh tranh trên thị trường như là một chủ thể duy nhất. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh khó có thể nhận diện và điều chỉnh các thỏa thuận dạng này do sự khó khăn để nhận biết nó trong thực tế ngồi việc hạn chế có tính phịng ngừa việc sở hữu, kiểm soát chéo.

về sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh

Điểm khác biệt cơ bản trong phương thức thực hiện tập trung kinh tế khơng có sự chuyển dịch tài sản theo dạng này dẫn tới việc áp dụng các quy định về kiểm sốt của pháp luật cạnh tranh cịn hạn chế. Tuy nhiên các chủ thể thực hiện tập trung kinh tế theo dạng này vẫn có thể bị đánh giá và kiểm soát theo các quy định khác của pháp luật kiểm soát cạnh tranh do các chủ thể này cũng là các pháp nhân hoạt động trên các thị trường liên quan rõ ràng, ảnh hưởng của các thoa thuận liên doanh hay việc kiểm soát chéo các doanh nghiệp tới cạnh tranh cũng có thể được xem xét đánh giá. Mặc dù kết quả các hoạt động tập trung kinh tế theo dạng này khơng tạo ra một thực thể có sức mạnh thị trường mới mà pháp luật cạnh tranh có thể dễ dàng nhận biết ngay tại thời điểm diễn ra, nhưng hậu quả của nó có thể được nhận biết và xử lý.

Như vậy, cơ chế pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hoạt động này sẽ là cơ chế hậu kiểm, khi có bằng chứng, biểu hiện rõ ràng của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với thị trường. Một trong các dạng thỏa thuận theo phương thức này có thê nhăc tới đó là hành vi kiểm sốt chéo tại nhiều doanh nghiệp tạo thành nhóm cơng ty có sức ảnh hưởng thị trường. Các thoa thuận như vậy có thể phát sinh giao kết họp đồng giữa các chủ thể có

liên quan, tuy nhiên các hợp đồng này không thỏa mãn điều kiện để trở thành họp đồng M&A, do đó khơng thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh pháp luật cạnh tranh của việt nam đối với các hợp đồng ma (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w