Vụ việc Công ty Cổ phần Ba Huân và VinaCapital

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh pháp luật cạnh tranh của việt nam đối với các hợp đồng ma (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 85 - 90)

Vào tháng 10 năm 2017, ông Don Lâm (Tổng giám đốc VinaCapital) và bà Phạm Thị Huân (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân) thông báo cho giới truyền thông một thỏa thuận hợp tác đầu tư. Với số tiền 32.5%, VinaCapital thông qua quỹ Vietnam Opportunity Fund, một quỹ lớn nhất do VinaCapital quản lý, rót vốn vào Ba Huân đề sở hữu 33.8% cổ phần, trở thành đối tác chiến lược của cơng ty. Trên cơ sở đó, đầu năm

2018, VinaCapital và CTCP Ba Huân ký kết một số thỏa thuận hợp tác ban đầu bằng bản tiếng Anh. Theo đó, Vietnam Opportunity Fund đầu tư 32,5 triệu USD (tương đương 730 tỉ đồng) để mua 33,77% cồ phần CTCP Ba Huân, kèm theo đó là một số điều khoản ràng buộc

Đến tháng 07/2018, CTCP Ba Huân đã có văn bản kêu cứu lên Thủ tướng, nhờ hỗ trợ để có thể chấm dứt hợp tác với VinaCapital. Theo đó, phía CTCP Ba Hn cho rằng: Trong bản hợp đồng bằng tiếng Anh, VinaCapital đã đưa tỉ suất hồn vốn đầu tư của mình lên mức 22%. Ngoài ra, VinaCapital cũng hạn chế ngành nghề hoạt động kinh doanh của CTCP Ba Huân, chỉ gồm sản xuất kinh doanh thịt gà, trứng gà và loại bỏ các ngành kinh doanh khác. Đặc biệt, hợp đồng này cũng quy định, nếu CTCP Ba Huân không đạt được kết quả kinh doanh như thỏa thuận sẽ bị phạt hoặc yêu cầu trả lại vốn đầu tư cộng dồn với lãi suất 22% hoặc phải chuyển giao cho VinaCapital (hoặc một quỹ đầu tư do VinaCapital chỉ định) tối thiểu 51% cổ phần. Điều này là trái với thỏa thuận, cam kết ban đầu giữa 2 doanh nghiệp là “đưa thương hiệu Ba Huân lên tầm vóc quốc tế bằng thế mạnh về vốn và

cơng nghệ quản trị của VỉnaCapỉtal” bởi lẽ hợp đồng không quy định trách nhiệm của

VinaCapital nếu phía CTCP Ba Huân kinh doanh không hiệu quả. Như vậy, trong mọi trường hợp, bên hưởng lợi là VinaCapital. Do đó, CTCP Ba Hn cho răng thay vì mục tiêu hợp tác và phát triên, VinaCapital lại mn chiêm qun quản lý và điều hành tồn bộ công ty, chiếm đoạt thương hiệu Ba Huân.

Vào ngày 07/08/2018, VinaCapital gửi thông cáo cho biết đã quyết định dừng việc tham gia đầu tư vào Ba Huân và đang tiến hành thảo luận cùng doanh nghiệp nhằm kết thúc thương vụ này.

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều mong muốn nhà đầu tư rót tiền để doanh

nghiệp tự sử dụng theo ý mình mà khơng muốn mất quyền làm chủ hoặc bị chi phối, ảnh hưởng bởi nhà đầu tư. Trong khi đó, mục đích của nhà đầu tư là lợi nhuận, phải nắm

quyền kiểm soát để bảo đảm lợi nhuận.

Qua vụ việc này có thể thấy được sự thiếu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ M&A nói riêng, và trong các thương vụ hợp tác kinh tế nói chung. Doanh nghiệp Việt Nam thường không thận trọng khi ký kết một giao dịch M&A. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ưu tiên các vấn đề tài chính thương mại hơn pháp lý. Do đó, trong giai đoạn tìm hiểu, đàm phán ký kết giao dịch M&A của phía bên bán chủ yếu dựa trên đánh giá cảm quan dẫn đến bị động trong quá trình đàm phán, dễ bị áp đặt và dẫn dắt bởi bên mua bởi lẽ bên mua thường là các tập đồn, quỹ đầu tư có nhiều kinh nghiệm, có vị thế dễ áp đặt các điều kiện có lợi cho mình hơn, và có sự tham gia ngay từ đầu của đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, qua vụ việc này chúng ta thấy trong thực tế hoạt động M&A có thể rất đa dạng và phong phú về hình thức. Bắt đầu tư một hoạt động đầu tư thơng thường, tuy nhiên bằng một số điều khoản trong thỏa thuận đầu tư mà phía nhà đầu tư có thể chiếm quyền chi phối đối với doanh nghiệp được đầu tư. Rõ ràng nếu chiếu theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì hình thức này khơng bị xem là hoạt động tập trung kinh tế và không chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.

Kêt luật Chương 2

Trên cơ sở các chế định pháp lý đã có, hoạt động tập trung kinh tế được các bên tiến hành bằng cơng cụ chính là giao kết các hợp đồng để chuyển nhượng cho nhau quyền kiểm soát, sở hữu tài sản tạo ra lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của mình. Tài sản đó có thể là tài sản trực tiếp tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc quyền kiểm sốt, sở hữu cơng ty nắm giữ tài sản tạo ra lợi thế kinh doanh. Tùy theo đặc thù của từng hoạt động tập trung kinh tế, các bên có thể sử dụng các phương thức giao dịch khác nhau như mua bán tài sản; chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; phát hành tăng vốn, hốn đổi cổ phần; liên doanh.

Hoạt động tập trung kinh tế ở một quy mô, mức độ nhất định chỉ được phép thực hiện khi có sự đồng ý của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Đối với các hoạt động tập trung kinh tế có quy mơ thấp hơn ngưỡng này thì được phép tự do thực hiện. Trong các hoạt động tập trung kinh tế tới ngưỡng phải xem xét, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ xem xét các tác động của hoạt động tập trung kinh tế tới mơi trường kinh doanh theo các tiêu trí luật định để đánh giá tác động. Trong trường hợp ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thấy rằng lợi ích của hoạt động tập trung kinh tế mang lại bù đắp được các hậu quả do hoạt động này gây ra thì vụ việc tập trung kinh tể được phép thực hiện hoặc được thực hiện kèm theo các điều kiện bổ sung để giảm hoặc triệt tiêu các tác động tiêu cực. Nếu như vụ việc tập trung kinh tế mang lại nhiều hậu quả xấu thì vụ việc đó sẽ bị cấm thực hiện. Bên cạnh việc kiểm sốt theo ngưỡng thơng báo tập trung kinh tế trước khi vụ việc tập trung kinh tế được tiến hành, pháp luật cạnh tranh cũng có các cơ chế tố tụng cạnh tranh để kiểm soát hậu quả của hoạt động tập trung kinh tế nếu như hậu quả của nó xâm hại tới quyền và lợi ịch của chủ thể khác.

Hợp đồng là công cụ cơ bản được sử dụng để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động tập trung kinh tế, nhưng với sự tôn trọng cao nhất sự tự do thỏa thuận của các bên, Pháp luật cạnh tranh Việt Nam khơng có sự điều chỉnh trực tiếp nào đối với các thỏa thuận hợp đồng này. Pháp luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh ở mức tối thiểu tới thời điểm các bên được phép thực hiện các giao kết hợp đồng bằng cơ chế tiền kiểm và có các chế tài đối với hậu quả pháp lý của hợp đồng do các bên đã hoặc đang thực hiện bằng cơ chế hậu kiểm. Cơ chế kiểm soát này của pháp luật cạnh tranh năm ở ranh giới giữa pháp luật hành chính cơng và pháp luật tư.

Nội dung điều chỉnh có ảnh hưởng lớn nhất của Luật Cạnh tranh 2018 đối với Hợp đồng M&A đó là các quy định phân loại hoạt động tập trung kinh tế chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Nội dung này được cụ thể hóa bằng các quy định về “định nghĩa hoạt động tập trung kinh tế” và về “ngưỡng thông báo tập trung kinh tế”. Thơng qua các chế định về quy trình thẩm định hoạt động tập trung kinh tế tới ngưỡng thực hiện thủ tục thông báo, pháp luật cạnh tranh trao quyền cho ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyêt định vê nội dung được phép thực hiện của hoạt động tập trung kinh tê, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu lực và nội dung thỏa thuận của hợp đồng M&A.

Chương 3. HOAN THIẸN VA NANG CAO HIẸU QUA ĐIEU CHINH CUA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ĐỐI VỚI CÁC HỢP ĐỒNG M&A Ở VIỆT

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh pháp luật cạnh tranh của việt nam đối với các hợp đồng ma (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w