Pháp luật cạnh tranh Pháp điều chỉnh hựp đồng M&A

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh pháp luật cạnh tranh của việt nam đối với các hợp đồng ma (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 51)

Các phương thức kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật Pháp được quy định tại Thiên III, Quyển IV Bộ luật Thương mại [25]. Các quy định pháp quy chủ yếu tập trung trong luật về các biện pháp điều tiết kinh tế mới và được pháp điển hóa trong Bộ luật Thương mại. Luật này đã sửa đổi một cách cơ bản cơ chế kiềm sốt tồn tại trước đó, nhằm tiến gần hơn đến hệ thống kiểm soát tập trung kinh tế của Liên minh châu Âu. Các quy định này chỉ áp dụng đối với các hoạt động tập trung kinh tế được thực hiện sau ngày 18/5/2002. Cho đên nay, các quy định vê kiêm soát tập trung kinh tê của Pháp đã được sửa đổi nhiều lần, chủ yếu là sửa các yếu tố kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện kinh tế.

Theo chính sách pháp luật Pháp, kiếm sốt tập trung kinh tế là một “biện pháp quản lý bắt buộc”. Với tư cách đó, kiểm sốt tập trung kinh tế khơng thuộc thẩm quyền kiểm soát của Hội đồng Cạnh tranh giống như kiểm soát hành vi phản cạnh tranh. Đây là nét đặc biệt của pháp luật cạnh tranh Pháp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa pháp luật cạnh

tranh với chính sách kinh tế. Kiểm sốt tập trung kinh tế là một lĩnh vực nằm ở điểm ranh giới giữa pháp luật cạnh tranh với chính sách kinh tế. Chính vì lý do đó nên Bộ trưởng phụ trách kinh tế là người có thẩm quyền quyết định trong việc kiểm soát tập trung kinh tế. Hội đồng Cạnh tranh không được mặc nhiên thụ lý vụ việc tập trung kinh tế. Các doanh nghiệp và pháp nhân khác cũng khơng có quyền khiếu nại vụ việc tập trung kinh tế. Đây là điểm khác biệt so với lĩnh vực kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm

dụng sức mạnh kinh tế, bởi vì trong lĩnh vực này doanh nghiệp và các pháp nhân khác có quyền khiếu nại vụ việc cạnh tranh. Các chủ thể có liên quan có quyền khiếu nại ở đây là các chủ thể tham gia vào hoạt động tập trung kinh tế và đối tượng kiếu nại ở đây là quyết định hành chính về vụ việc tập trung kinh tế của Bộ trường theo con đường tố tụng hành chính. Bộ trưởng khơng phải chịu áp lực từ sự tồn tại của nhiều chủ thể có quyền khiếu nại vụ việc tập trung kinh tế. Thậm chí, Bộ trưởng cũng khơng bắt buộc phải tham vấn Hội đồng Cạnh tranh, trừ khi Bộ trưởng muốn ra quyết định về việc áp dụng các biện pháp chế tài hoặc cấm triển khai dự án tập trung kinh tế.

Theo quy định tại Điều L.430-3 Bộ luật Thương mại, các hoạt động tập trung kinh tế thuộc diện chịu áp dụng thủ tục kiểm sốt phải được thơng báo cho Bộ trưởng phụ trách kinh tế với cơ quan trực thuộc phụ trách là Tổng cục Cạnh tranh, Tiêu dùng và Chống gian lận thương mại. Việc thông báo phải được thực hiện sau khi ký kết các văn bản về vụ việc tập trung kinh tế, có nghĩa là sau khi các bên đã cam kết tham gia không hủy ngang vào vụ tập trung kinh tế. Trong trường hợp việc tập trung kinh tế được thực hiện theo phương thức công khai đề nghị mua hoặc trao đổi, thì phải thơng báo sau khi đã cơng bố cơng khai đề nghị đó. Những vụ tập trung kinh tế nếu mới chỉ dừng ở mức dự định thì khơng cần thơng báo. Như vậy, pháp luật Pháp đã ghi nhận quá trình thực hiện

giao kết vụ việc tập trung kinh tế là một quá trình gồm nhiều hợp đồng được giao kết và pháp luật cạnh tranh sẽ can thiệp vào quá trình này ở một thời điểm cụ thể khi các cam kết của các bên đã đủ tính ràng buộc chắc chắn.

Nghĩa vụ thơng báo việc tập trung kinh tế là nghĩa vụ của thể nhân, pháp nhân giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp khác. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất hoặc thành lập doanh nghiệp chung thì tất cả các bên liên quan phải cùng tiến hành thủ tục thông báo việc tập trung kinh tế.

Trong quá trình đợi quyêt định của Bộ trưởng phụ trách kinh tê, dự án tập trung kinh tế phải tạm ngừng triển khai. Việc tập trung kinh tế chỉ được thực hiện trên thực tế sau khi có quyết định chấp thuận chính tức của Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bộ trưởng các bộ có liên quan. Trong trường họp việc tập trung kinh tế được tiến hành thông qua việc mua bán hoặc trao đổi cổ phiếu trên thị trường có kiểm sốt, thì việc tập trung kinh tế này được phép thực hiện trên thực tế khi các quyền gắn liền với các cổ phiếu được thực hiện.

Kết luận Chương 1

Hoạt động tập trung kinh tế là một hoạt động bỉnh thường trong đời sống của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Do chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải thực hiện các bước phát triển nội tại hoặc thông qua kết hợp với nhau để tăng cường sức mạnh thị trường. Kết quả của quá trình cạnh tranh này là đưa tới việc các doanh nghiệp tồn tại sẽ phải có sự kiểm sốt tỷ lệ thị phần đáng kề với nguồn lực ngày càng lớn về quy mô tài sản. Trong trường hợp này, các chủ thể như các doanh nghiệp bé hơn và người tiêu dung lại trở thành bên yếu thế trong các mối quan hệ kinh tế so với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, trong điều

kiện đó, các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sẽ có nguy cơ có hành vi xâm hại tới các chủ thể yếu thế nói riêng và tình trạng cạnh tranh lành mạnh của thị trường nói cung, ảnh hưởng tới việc phân phối và sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế cho phát triển. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của các bên, cần có sự điều chỉnh của Nhà nước trong việc kiểm sốt sự hình thành và hành vi của các chủ thể có vị thế độc quyền này bằng pháp luật cạnh tranh.

Để tiến hành hoạt động tập trung kinh tế, một chủ thể hoặc nhóm chủ thể cần thực hiện một hoặc nhiều giao dịch với các bên có liên quan, thơng q đó để có sự kiểm sốt về nguồn lực tạo ra lợi thế kinh doanh bằng việc chuyển nhượng quyền sờ hữu hoặc quyền kiểm soát các tài sản tạo ra lợi thế kinh doanh (các tài sản trực tiếp tạo ra lợi thế kinh doanh hoặc các công ty sở hữu tài sản tạo ra lợi thế kinh doanh). Các giao dịch này có bản chất pháp lý là các hợp đồng nhằm chuyển nhượng tài sản tạo ra lợi thế kinh doanh. Đây là là công cụ quan trọng thực hiện hoạt động tập trung kinh tế. Chính vì lý do này, pháp luật cạnh tranh có sự kiểm sốt đối với hợp đồng M&A.

Xét theo bản chất, pháp luật cạnh tranh là pháp luật công điều chỉnh khu vực tư, cho nên pháp luật cạnh tranh có sự kiểm sốt hạn chế đối với hợp đồng M&A trên cơ sở tôn trọng quyền tự do khế ước của các chủ thể có liên quan. Sự kiểm sốt của pháp luật cạnh tranh là kiểm soát hiệu lực và quyền được thực hiện các nội dung hợp đồng M&A của các chủ thế giao kết. Pháp luật cạnh tranh khơng có sự can thiệp vào q trình giao kết hợp đồng. Do đó, nội dung điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hợp đồng M&A cũng là nội dung điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh đối với hoạt động tập trung kinh tế.

Chương 2. THỤC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ĐỐI

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh pháp luật cạnh tranh của việt nam đối với các hợp đồng ma (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w