Phương pháp phân tích số liệu, thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm sứ của xí nghiệp gốm sứ 51 – bát tràng – chi nhánh công ty cổ phần xây dựng lũng lô 9 (Trang 63 - 64)

3.2.3.1 Phân tích thống kê – kinh tế

Phân tích những nội dung sau: Mức độ hiện tượng, phân tích biến động hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng.

Phân tích dãy số biến động qua thời gian là phương pháp tổ chức điều tra thu thập tài liệu qua các năm, đảm bảo các yêu cầu chính xác và kịp thời, rồi từ đó tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu chủ yếu bằng phân tổ thống kê, thu thập tài liệu và chỉnh lý được dựa trên cơ sở đánh giá mức độ của hiện tượng, tình hình biến động của hiện tượng qua các năm cũng như mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng sau đó rút ra bản chất và quy luật của hiện tượng, dự báo hướng phát triển rồi đi đến tổng hợp lý thuyết để tổ chức đề xuất giải pháp có căn cứ khoa học.

3.2.3.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đánh giá mặt phát triển hay kém phát triển để tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp.

Trong đề tài, tôi tiến hành so sánh giữa số liệu năm sau so với năm trước để đánh giá tình hình phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp là tăng hay giảm, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Ngoài ra còn so sánh các

hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thực tế của Xí nghiệp với lý thuyết, từ đó rút ra những gì phù hợp, chưa phù hợp với Xí nghiệp.

3.2.3.3 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Đây là phương pháp nghiên cứu ý kiến của các chuyên gia và cũng là phương pháp ít tốn kém mà nhanh chóng đưa ra được hướng giải quyết vấn đề. Cụ thể là tham khảo những lý luận liên quan, hướng nghiên cứu đề tài, tham khảo ý kiến của các lãnh đạo Xí nghiệp như phòng kế hoạch, phòng tiêu thụ, giám đốc, các trưởng phòng ban… để nắm bắt được rõ hơn về thực trạng của Xí nghiệp qua 3 năm (2010 – 2012), nắm được định hướng và giải pháp cơ bản của Xí nghiệp trong những năm tới.

3.2.3.4 Ma trận SWOT

Đây là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp khi duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Ma trận các yếu tố này là cơ sở để đưa ra các giải pháp duy trì và phát triển thị trường sản phẩm sao cho tận dụng tối đa cơ hội và điểm mạnh để tránh các thách thức và khó khăn.

Bảng ma trận SWOT

MA TRẬN SWOT Những cơ hội (O)

Liệt kê các cơ hội theo thứ tự quan trọng

Những đe dọa (T)

Liệt kê các nguy cơ theo thứ tự quan trọng

Những điểm mạnh (S) Liệt kê những điểm mạnh theo thứ tự quan trọng

Chiến lược SO

Sử dụng các điểm mạnh để khai thác cơ hội

Chiến lược ST

Sử dụng điểm mạnh để né tránh các nguy cơ

Những điểm yếu (W) Liệt kê các điểm yếu theo thứ tự quan trọng

Chiến lược WO

Hạn chế các điểm yếu để khai thác cơ hội

Chiến lược WT

Tối thiểu hóa nguy cơ và né tránh các nguy cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm sứ của xí nghiệp gốm sứ 51 – bát tràng – chi nhánh công ty cổ phần xây dựng lũng lô 9 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w