Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm sứ của xí nghiệp gốm sứ 51 – bát tràng – chi nhánh công ty cổ phần xây dựng lũng lô 9 (Trang 49 - 108)

Nội nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH&SX thiết bị điện Vinh Quang”.

Đề tài này sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đưa ra xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị điện qua các số bình quân, phương pháp phân tích hệ thống qua thời gian mà số liệu phản ánh để từ đó đưa các giải pháp phát triển thị trường thông qua tìm hiểu khách hàng, đối thủ cạnh tranh… Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh kết quả của năm sau so với năm trước để tìm ra xu hướng biến động và dùng phương pháp phân tích SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty đang gặp phải.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được là: Đã đưa ra được một số giải pháp chính phát triển thị trường tiêu thụ của Công ty VQE. Tuy nhiên, việc duy trì thị trường nội tại hay tìm kiếm thị trường mới, dự báo thị trường thì trong đề tài chưa được đề cập, mặc dù vấn đề này được đề cập đến trong phần cơ sở lý luận.

2. Nguyễn Thị Nhung, trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, luận văn Thạc sỹ kinh tế năm 2011 với đề tài: “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CP phân lân Ninh Bình trên địa bàn tỉnh Thái Bình”.

Đề tài áp dụng phương pháp so sánh và thống kê mô tả để đưa ra được thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và các giải pháp để hoàn thiện thị trường tiêu thụ của Công ty. Công ty này kinh doanh các sản phẩm phân bón phục vụ cho ngành nông nghiệp. Công ty CP phân lân Ninh Bình là một Công ty nhỏ chưa có thương hiệu trên thị trường trong khi thị trường kinh doanh ngành này rất khốc liệt. Vì Thế, Công ty đang cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã đưa ra được nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường của doanh nghiệp, thực trạng công tác phát triển thị trường tại doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phát triển thị trường tại doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại tỉnh Thái Bình.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng

Tên chi nhánh: Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9 – Xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng.

Địa chỉ: số 72, xóm 5, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 04 38741557 Số Fax: 044 38741557 Số đăng ký: 0113025583

Xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng là một đơn vị thuộc chi nhánh công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9 tiền thân là Xí nghiệp gốm sứ thuộc Công ty Cổ Phần gốm sứ 51 – Bát Tràng, là một đơn vị quân đội, bên cạnh nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh quốc gia, bảo vệ thống nhất chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, doanh nghiệp còn tham gia vào nhiệm vụ kinh tế, góp phần làm giàu cho đất nước. Hòa chung vào nhiệm vụ đó, xí nghiệp gốm sứ nói riêng và Công ty Cổ Phần gốm sứ 51 – Bát Tràng nói chung đã tích cực tham gia và ngày càng khẳng định vị trí lớn lao của mình trong nền kinh tế đất nước.

Công ty Cổ Phần gốm sứ 51 – Bát Tràng được thành lập ngày 15/09/1983, cùng với sự ra đời của Công ty Cổ phần gốm sứ 51 – Bát Tràng, Xí nghiệp đã có lịch sử hoạt động gần 30 năm với ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất và kinh doanh gốm sứ dân dụng, công nghiệp, sứ mỹ nghệ.

- Vận tải và kinh doanh vật tư cho sản xuất gốm sứ; xuất nhập khẩu sản phẩm, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất các mặt hàng Công ty được phép sản xuất; vận tải than, dịch vụ và đại lý than.

- Chế biến và kinh doanh than; vận tải kinh doanh và đại lý vật liệu xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh vật liệu xây dựng và vật liệu sản xuất gốm sứ. Năm 2010, Công ty Cổ phần gốm sứ 51 – Bát Tràng đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9

Ngày 14/06/2010, Ông Đậu Phi Khanh chủ tịch HĐQT – kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9 đã đề xuất HĐQT đổi tên Xí nghiệp gốm sứ thành Xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng.

Ngày 26/07/2010 Xí nghiệp gốm sứ chính thức đổi tên là Xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng hoạt động dưới hình thức là một chi nhánh của Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9, mọi hoạt động sản xuất, tiêu thụ và tìm kiếm thị trường tiêu thụ đều do Xí nghiệp độc lập đảm nhiệm, chuyên sản xuất và kinh doanh các đồ gốm sứ dân dụng, gốm sứ mỹ nghệ trong nước và nước ngoài.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý của xí nghiệp

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất của xí nghiệp

Để sản xuất ra một sản phẩm gốm sứ phải trải qua rất nhiều công đoạn mà mỗi công đoạn phải đòi hỏi độ tinh xảo và nghệ thuật cao, do vậy lao động trong xí nghiệp cũng được chia thành các bộ phận để đảm nhiệm các công việc khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất ra.

Việc quản lý sản xuất được chia thành các bộ phận sau:

+ Bộ phận sản xuất: đây là bộ phận trực tiếp sản xuất để tạo ra sản phẩm, đó là các bộ phận như nghiền đất, in sản phẩm, tiện, vẽ và đốt. Các bộ phận này được theo dõi sát sao, liên hệ chặt chẽ với phòng kỹ thuật để theo dõi các sản phẩm làm sao cho đúng quy cách và tiêu chuẩn đặt ra.

+ Bộ phận phụ trợ: đó là các bộ phận như đóng gói, gia công các sản phẩm hỏng, bộ phận điện, máy phục vụ cho sản xuất, công tác bảo vệ an toàn xí nghiệp.

3.1.2.2 Cơ cấu bộ máy của xí nghiệp

Bộ máy quản lý của xí nghiệp được biểu hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Giám đốc xí nghiệp

Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất kinh doanh

Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng tài vụ kế toán Phòng tiêu thụ Văn phòng xí nghiệp Phòng bảo vệ Phân xưởng sản xuất I Phân xưởng sản xuất II

Xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng là chi nhánh của Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9. Xí nghiệp đứng ra tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gốm sứ một cách độc lập với Công ty cổ phần, do đó bộ máy quản lý tuy gọn nhẹ nhưng cũng đầy đủ và phù hợp cho việc quản lý sản xuất, tiêu thụ và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bộ máy quản lý luôn được kiện toàn và hoàn thiện để đạt được một cơ cấu quản lý hợp lý khoa học.

Giám đốc xí nghiệp do Công ty Cổ phần Xây dựng Lũng Lô 9 bổ nhiệm là đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên của xí nghiệp, là người có trách nhiệm cao nhất trước công ty và cơ quan Nhà nước về mọi hoạt động của xí nghiệp. Là người có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, điều hành các hoạt động của các phòng ban chức năng, quản lý tài chính của xí ngiệp.

Phó giám đốc xí nghiệp kiêm trưởng phòng kinh doanh. Được ủy quyền của giám đốc chịu trách nhiệm hạch toán kinh doanh của xí nghiệp và điều hành hoạt động của toàn bộ các phân xưởng.

Phòng tài chính kế toán: Nhiệm vụ chính là hạch toán sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin kinh tế kịp thời để giúp giám đốc đề ra những quyết định đúng đắn. Thực hiện sổ sách kế toán đúng chế độ quy định của Nhà nước.

Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ chính là tổ chức công nghệ sản xuất của các phân xưởng, chế thử mẫu, màu men và chịu trách nhiệm quản lý máy móc thiết bị, kiến thiết cơ bản. Quản lý nguyên vật liệu nhập kho và trên từng công đoạn chế biến, sản xuất ở các phân xưởng và cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho.

Phòng kế hoạch thị trường: Lập kế hoạch sản xuất, đôn đốc việc sản xuất trong tháng, quý, thực hiện công tác tiêu thụ, giới thiệu mẫu mã mới, chào hàng, theo dõi tình hình giá cả biến động trên thị trường, xây dựng giá bán sản phẩm.

Văn phòng xí nghiệp: Quản lý về hành chính, tổ chức nhận gửi lưu trữ công văn đến và đi làm các thủ tục hành chính cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu. Tổ chức hướng dẫn đón tiếp khách.

phá hoại tài sản đơn vị. Thực hiện công tác quân sự theo yêu cầu của địa phương.

3.1.3 Tình hình lao động của xí nghiệp

Lao động là nhân tố quyết định tới thành công hay thất bại của các Công ty, Xí nghiệp. Ở bất cứ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào việc tổ chức lao động cũng là vấn đề được quan tâm giải quyết hàng đầu. Sản xuất kinh doanh phát triển và có hiệu quả bên cạnh các yếu tố vật chất hay lợi thế thì vấn đề lao động có một vị thế hết sức quan trọng, do vậy việc tổ chức lao động và sử dụng lao động phải hợp lý, đúng đắn và sáng tạo nhằm tạo ra các mối quan hệ chặt chẽ trong dây chuyền sản xuất của đơn vị. Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định trong sản xuất kinh doanh. Nguồn lực con người vừa là mục tiêu vừa là động lực đồng thời cũng là phương tiện của sự phát triển kinh tế xã hội.

Nhận thức được vị trí và vai trò của lao động. Xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng luôn chú trọng tới việc xây dựng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Cùng với sự phát triển của Xí nghiệp thì đội ngũ lao động ngày càng được phát triển. Những lao động trẻ mới được tuyển dụng với tinh thần ham học hỏi tiếp thu kiến thức mới và khát khao cống hiến đã dần tiếp cận, nhanh nhạy với điều kiện kinh tế thị trường kết hợp với đội ngũ lao động có kinh nghiệm tay nghề tạo nên một tập thể gắn kết, một lòng chung sức vì sự nghiệp phát triển của Xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng.

Nhìn vào số liệu bảng 3.1 có thể thấy nguồn nhân lực của Xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng trong 3 năm quan tăng, tuy nhiên mức tăng này không đáng kể. Năm 2011 tăng thêm 2 người so với năm 2009 tương đương với tăng 1,23%. Đến năm 2012 tổng số lao động là 169 người tăng thêm 2,42% so với năm 2011. Bình quân trong 3 năm tỷ lệ lao động tăng là 1,83%. Nguyên nhân của việc số lượng lao động biến động không đáng kể trong 3 năm là do đội ngũ lao động trong Xí nghiệp nhìn chung là những người có tay nghề, đã làm nhiều năm kinh nghiệm, thích nghi nhanh và có óc sáng tạo với những thay đổi trong kỹ thuật sản xuất gốm sứ, nhanh nhẹn, cần cù, sẵn sàng làm thêm giờ khi Xí nghiệp có nhu cầu tăng sản phẩm, cùng với đó là lý do mấy năm gần đây Xí nghiệp muốn tập trung đào tạo thêm tay nghề cho những lao động có ít năm kinh nghiệm nhằm mục đích sản phẩm của Xí nghiệp ngày càng có chất lượng tốt hơn.

Bảng 3.1 Tình hình lao động của Xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)

SL (Người) cấu (%) SL (Người) Cơ cấu (%) SL (Người) Cơ cấu (%) 11/10 12/11 BQ Tổng số lao động 163 100 165 100 169 100 101,23 102,42 101,83 1.Phân theo tính chất 1. -Lao động trực tiếp 147 90,18 149 90,30 154 91,12 101,36 103,36 102,35

2. -Lao động gián tiếp 16 9,82 16 9,70 15 8,88 100 93,75 96,82

2.Phân theo giới tính

1. -Lao động nữ 74 45,40 75 45,45 76 44,97 101,35 101,33 101,34

2. -Lao động nam 89 54,60 90 54,55 93 55,03 101,12 103,33 102,22

3.Phân theo trình độ

1. -Đại học và trên đại học 7 4,29 8 4,84 8 4,73 114,29 100,00 106,90

2. -Cao đẳng, trung cấp 7 4,29 7 4,24 6 3,55 100,00 85,71 92,58

3. -Công nhân 149 91,41 150 90,91 155 91,72 100,67 103,33 101,99

Nếu xét cụ thể theo tính chất lao động thì lao động trực tiếp tăng qua các năm, cụ thể là năm 2010 có 147 lao động trực tiếp, năm 2011 tăng 2 lao động tương ứng với tăng 1,36% so với năm 2010, năm 2012 tăng 3,36% so với năm 2011, điều này là phù hợp với quy mô mở rộng sản xuất của xí nghiệp. Bên cạnh đó số lao động gián tiếp năm 2011 lại giữ nguyên so với năm 2010, năm 2012 lại giảm 1 người tương ứng với giảm 6,25% so với năm 2011. Do xí nghiệp thực hiện chủ trương của Nhà nước là tinh giản bộ máy quản lý cho gọn nhẹ phù hợp với quy mô của xí nghiệp.

Phân theo trình độ ta thấy số lao động qua đại học, cao đẳng và trung cấp nhìn chung còn ít, năm 2011, lao động có trình độ đại học chiếm 4,84%, năm 2012 số lượng lao động này vẫn giữ nguyên trong khi tổng số lao động của xí nghiệp tăng lên, bình quân trong 3 năm tỷ lệ lao động có trình độ đại học tăng 6,90%, lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp nhìn chung cũng ổn định qua 3 năm. Nguyên nhân không có sự biến động trong loại lao động này là do bộ máy quản lý của xí nghiệp nhìn chung ổn định, các phòng ban vẫn giữ nguyên trong 3 năm. Đội ngũ công nhân của xí nghiệp năm 2011 biến động không đáng kể so với năm 2010, năm 2010 chỉ tăng thêm 1 lao động, năm 2012 tăng 5 lao động so với năm 2012, nguyên nhân năm 2012 quy mô sản phẩm tăng xí nghiệp có nhập thêm khuôn thạch cao đổ rót và cần thêm lao động nhiều hơn.

Nhìn chung trong mấy năm gần đây, số lượng lao động của Xí nghiệp không có sự biến động nhiều về số lượng cũng như cơ cấu, tuy nhiên lao động trong xí nghiệp có tay nghề cao, về cơ bản tất cả các lao động trực tiếp sản xuất trong xí nghiệp đã được đào tạo, điều đó tạo thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh gốm sứ, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cho xí nghiệp.

3.1.4 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và nguốn vốn của xí nghiệp

3.1.4.1 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp

Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì cơ sở vật chất cũng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như Xí nghiệp gốm sứ 51 – Bát Tràng thì cơ sở vật chất kỹ thuật lại là điều kiện đầu tiên để tiến hành sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp bao gồm:

Bảng 3.2 Tình hình tài sản cố định của xí nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Tr.đồng

Chỉ tiêu

Nắm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ phát triển (%)

Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 11/10 12/11 BQ (%) Tổng giá trị tài sản 2652,95 100,00 3991,47 100,00 4032,22 100,00 150,45 101,02 123,28 I.Nhà đất, vật kiến trúc 2037,89 76,82 2966,10 74,31 2996,84 74,32 145,55 101,04 121,27 1. Trụ sở - văn phòng làm việc 880,29 43,20 1301,85 43,89 1301,98 43,45 147,89 100,01 121,62 2. Xưởng sản xuất 803,58 39,43 1065,38 35,92 1066,43 35,59 132,58 100,10 115,20 3. Kho thành phẩm 257,89 12,65 484,99 16,35 485,06 16,19 188,06 100,01 137,14

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm sứ của xí nghiệp gốm sứ 51 – bát tràng – chi nhánh công ty cổ phần xây dựng lũng lô 9 (Trang 49 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w