Lý luận về sản phẩm, sản phẩm gốm sứ và tiêu thụ sản phẩm gốm sứ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm sứ của xí nghiệp gốm sứ 51 – bát tràng – chi nhánh công ty cổ phần xây dựng lũng lô 9 (Trang 28 - 30)

Có nhiều quan điểm nhìn nhận về sản phẩm, tuy nhiên ở đây chúng ta sẽ nhìn nhận sản phẩm theo quan điểm marketing, bởi suy cho cùng mục đích của doanh nghiệp khi sản xuất, kinh doanh hàng hóa đều mong sản phẩm được tiêu thụ ra thị trường một cách hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và marketing là khâu quan trọng quyết định về điều đó.

2.1.2.1 Khái niệm về sản phẩm

Khi nói về sản phẩm người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại vật chất cụ thể và do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sát được. Tuy nhiên trên thực tế sản phẩm được hiểu ở phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Theo quan điểm marketing:

Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thõa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào đón bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.

Theo quan điểm này sản phẩm hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữu hình và vô hình (các dịch vụ), bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất. Ngay cả trong những sản phẩm hữu hình thì cũng bao hàm cả các yếu tố vô hình. Trong thực tế, người ta thường xác định sản phẩm thông qua đơn vị sản phẩm.

2.1.2.3 Đặc điểm của sản phẩm gốm sứ

Khái niệm gốm sứ:

-Gốm: Là sản phẩm được làm bằng chất liệu thô, kết cấu giòn, xốp, bề mặt giáp không phủ men. Nhiệt độ nung thường thấp (chỉ khoảng trên dưới 900°C).

-Sứ: Là sản phẩm được làm bằng chất liệu tinh, kết cấu chắc, bề mặt nhẵn bong do được tráng men. Nhiệt độ nung cao (khoảng 1280°C).

Tuy nhiên, nhìn chung sản xuất gốm sứ là quá trình chuyển hóa chế biến các nguyên liệu đầu vào đất đai, nguyên vật liệu (cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng) thiết bị nhà xưởng, lao động, vốn thành các sản phẩm gốm sứ nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người.

2.1.2.4 Tiêu thụ sản phẩm gốm sứ

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng.

“Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, có vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp” Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2007), phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê, Hà Nội (Đặng Kim Cương, 1999). Việc xác định sản lượng hàng hóa tiêu thụ qua các năm căn

cứ vào lượng sản xuất, hợp đồng kinh tế ký kết với khách hàng, nhu cầu thị trường, khả năng đổi mới phương thức thanh toán và hình thức tiêu thụ năm trước.

Tiêu thụ sản phẩm gốm sứ là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm sứ, nhu cầu của khách hàng, thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm gốm sứ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm sứ của xí nghiệp gốm sứ 51 – bát tràng – chi nhánh công ty cổ phần xây dựng lũng lô 9 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w