Bối cảnh khu vực

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 39 - 44)

7. Bố cục của đề tài

1.3. Bối cảnh khu vực

Đơng Nam Á là khu vực có nhiều biển đảo, bán đảo với những đồng bằng trù phú và tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế biển đã phát triển từ rất sớm. Mặc dù chúng ta thường thấy trong thời kỳ phong kiến ý thức tự tôn dân tộc thường gắn với việc khép kín quốc gia, hay quan niệm “trọng nông ức thương” được các chính quyền phong kiến phương Đông hay áp dụng cho vấn đề kinh tế. Tuy nhiên ở Đông Nam Á với địa hình chủ yếu là biển đảo và đồng bằng, việc kết hợp hai loại hình kinh tế nơng nghiệp và thương nghiệp sớm có sự giao lưu, tác động và hỗ trợ cho nhau. Các quốc gia thường có xu hướng xuất nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của mình. Việc bn bán trao đổi khơng chỉ dừng lại ở phạm vi khu vực mà đã có sự mở rộng ra bên ngoài, trước hết là các nước Châu Á. Khi các cuộc phát kiến địa lý của người phương Tây tìm ra các con đường xuyên đại dương để đến được những vùng đất

mới, lúc này không gian thương mại ở khu vực đã mở rộng hơn tầm châu lục. Đông Nam Á lúc này không chỉ là một thị trường buôn bán tấp nập giữa các người bản địa với nhau, mà có thêm sự xuất hiện của người phương Tây và thương nhân các khu vực khác nhau khắp nơi trên thế giới. Trở thành nơi trung chuyển hàng hóa tới các quốc gia ngoài khu vực xây dựng lên “Hệ thống mậu dịch châu Á. ”[17;268]

Trước khi các thương nhân Châu Âu thâm nhập vào thị trường Đơng Nam Á thì có một khoảng thời gian dài hình thành và phát triển nền thương mại khu vực riêng của mình. Sở dĩ các nước Đơng Nam Á có nền kinh tế đa dạng phát triển song song hai lĩnh vực nông nghiệp và thương mại. Makassar là một cảng thị nổi tiếng thuộc Indonesia ngày nay, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XV đã có khơng ít những thương nhân Java, Ấn Độ, Malay,. . . . đến đây để mua bán và trao đổi hàng hóa, từ thế kỉ XVI nơi đây chính thức trở thành trung tâm buôn bán của khu vực và trên thế giới. Các hoạt động thương mại không chỉ diễn ra nhộn nhịp giữa các tiểu quốc Đông Nam Á hải đảo mà trên đất liền thị trường thương mại cịn diễn ra sơi động khơng kém. Lạng Chang (Lào) do có địa hình nối liền với Đại Việt và Xiêm nơi đây có nhiều hàng hóa địa phương phong phú và quý hiếm như cánh kiến trắng, gơm lắc, vải vóc,. . . . Trong Ức Trai di tập dư địa chí có chép: “Nước này có tê, voi, sáp trắng, vải bơng, chiêng đồng tốt nhất”[21;42]. Đổi lại thương nhân hai nước Đại Việt và Xiêm mang đến Lào những hàng hóa để trao đổi như gạo, sản vật từ biển, bạc, nồi đồng, đồ sắt,. . . . . Về sau này mặc dù chính quyền nhà Nguyễn chủ trương “bế quan tỏa cảng” tuy nhiên vẫn dành cho Lào và Chân Lạp một vị trí quan trọng trong việc trao đổi và buôn bán như việc cấp ấn thông hành cho lái buôn Campuchia vào năm 1795.

Việc buôn bán giữa Đông Nam Á với khu vực Đông Bắc Á diễn ra hết sức sôi động do có sự xuất hiện của nhiều yếu tố thuận lợi. Lệnh “hải cấm” và “tỏa quốc” của nhà Minh và Nhật Bản lần lượt được dỡ bỏ vào năm 1567 và 1639. Chính quyền các nước Đơng Nam Á có sự cởi mở hơn trong chính sách giao thương với nước ngồi. Đầu thế kỉ XVII, chiến tranh Trịnh – Nguyễn ở Đại Việt bùng nổ, chính quyền Đàng Trong Đàng Ngồi đều thi hành chính sách mở cửa về ngoại thương nhằm phát triển kinh tế và quân sự. Sự phong phú về sản vật thiên nhiên và hàng hóa thủ cơng của các nước Đơng Nam Á ngày càng phát triển phong phú. Sự đa dạng của hàng hóa xuất phát từ các làng nghề thủ cơng ngày một xuất hiện nhiều làm cho các trung tâm buôn bán có sự khởi sắc ví dụ ở Đại Việt có làng gốm ở Bát Tràng, đúc đồng ở Kinh Bắc, đồ gỗ ở Hà Tây,. . . .

Người Hoa trở thành một mắt xích quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Đơng Nam Á với các nước ngồi khu vực. Chính quyền Trung Quốc không khuyến khích hình thức bn bán tư nhân nên việc buôn bán do các thương lái khu vực đảm nhiệm. Phải đến khi lệnh “hải cấm” được dỡ bỏ thì lượng thuyền mành của các thương nhân Trung Quốc tăng lên nhanh chóng và dần đi vào ổn định. Đến khi sự biến Minh – Thanh nổ ra, Trung Quốc lại ra lệnh cấm buôn bán với Đông Nam Á, các thuyền tư nhân của Trung Quốc ngày một ít thay vào đó chỉ có đồn thuyền bn của Trịnh Thành Cơng (một thế lực quân sự ly khai ra khỏi nhà Thanh) vẫn tiếp tục buôn bán tại Đông Nam Á. Bên cạnh người Hoa thì người Nhật Bản cũng có sự đóng góp trong việc phát triển của thương mại khu vực. Ngay từ thế kỷ XV – XVI quan hệ buôn bán giữa Đơng Nam Á và chính quyền Ryukyu được thiết lập, tuy giai đoạn này chưa phải là thời đại thương mại nhưng hàng hóa của chính quyền Ryukyu mang đến một luồng gió mới cho Đơng Nam Á. Trên các thuyền bn Nhật Bản đầy ắp những hàng hóa xa xỉ: các loại vàng như vàng lá, vàng

cám nguyên chất; đồng; các loại vũ khí; quạt, lụa nhiều màu,. . . Vào thời kỳ hồng kim của thương mại Châu Á thì quan hệ buôn bán của Ryukyu và khu vực hết sức sôi động. Các thương nhân Nhật Bản dành sự quan tâm đặc biệt cho Xiêm và Malacca do đây là hai trung tâm thương mại lớn nhất trên thế giới.

Phương Tây với Đông Nam Á

Sau những cuộc phát kiến địa lý từ cuối thể kỷ XV, với việc người Bồ Đào Nha là nước tiên phong tìm đường sang phương Đơng, theo chân người Bồ Đào Nha là người Hà Lan, người Anh,. . cũng tìm đường đến Châu Á để tìm kiếm nguồn nguyên liệu, hàng hóa và thị trường. Việc các nước Đơng Nam Á cũng có những chính sách mở cửa về ngoại thương với nước ngoài để phát triển kinh tế và quân sự. Từ đó đánh dấu được một nền thương mại quốc tế xuyên đại dương đang dần được hình thành.

Thương nhân nước ngồi bn bán tại Đông Nam Á chủ yếu là thương nhân các nước như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh. Người Bồ Đào Nha buôn bán ở Đông Nam Á đầu tiên và cũng là sớm nhất nhưng chỉ tiến hành hoạt động buôn bán riêng lẻ và không mở các công ty thương mại. Chính quyền Bồ Đào Nha liên tiếp phái những dội thuyền buôn đến vùng đất phương Đông nhằm chiếm những vị trí then chốt nhất như vùng Goa trên bờ Tây Nam Ấn Độ và Malacca ở bờ biển Malacca, thu gom các sản phẩm hương liệu như đinh lăng, đậu khấu, hồ tiêu,. . . . từ Maclacca người Bồ Đào Nha vươn tới các nước như Xiêm, Miến Điện, Indonesia, Đại Việt,. . . . . theo chủ trương buôn bán thân thiện hữu nghị, tôn trọng phong tục tập quán ở địa phương, không được cướp bóc. Tuy nhiên, từ thế kỉ XVII việc độc quyền thương mại của Bồ Đào Nha tại Đơng Nam Á khơng cịn tồn tại do sự cạnh tranh gay gắt của người Hà Lan, người Anh,. . . . Người Bồ Đào Nha bị cạnh tranh gay gắt, không kiếm được quá nhiều nguồn lợi từ Đông Nam Á họ qua lại dần thưa thớt, khơng

cịn được thường xun như trước: “Tàu của họ cũng không lui tới hàng năm như trước mà thi thoảng mới đến”[24;436]. Đến cuối thế kỷ XVIII thì hoạt động bn bán cũng ngừng hẳn.

Nối gót sau Bồ Đào Nha là Tây Ban Nha, họ đến quần đảo tại Đông Nam Á đặt tên là Philippin (lấy tên con trai của vua Charles V đặt tên cho quần đảo họ chiếm được). Khác với người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha tỏ ra hiếu chiến hơn, họ sử dụng vũ lực để chiếm các đảo phía Nam của người Hồi Giáo nhằm mục đích tạo địa bàn cạnh tranh với người Bồ Đào Nha về vấn đề buôn bán hương liệu. Vùng đất họ chiếm được không mang lại quá nhiều nguồn tài nguyên như vùng đất của người Bồ Đào Nha. Để khắc phục tình trạng đó, người Tây Ban Nha thực hiện các chính sách phát triển theo hướng thu hút các thương nhân đến Manila, biến nơi đây thành “trung tâm trung chuyển” môi giới hàng hóa của khu vực. Các thương thuyền Tây Ban Nha từ Mexico mang theo vàng và bạc đến Manila để mua hàng hóa, hương liệu của người Trung Quốc và Nhật Bản. Cũng giống như người Bồ Đào Nha, đến thế kỉ XVIII người Tây Ban Nha bị sự cạnh tranh mạnh mẽ của Anh, Pháp, Hà Lan, eo biển Malacca bị người Anh khống chế vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thì việc bn bán giảm hẳn.

Ngồi các hoạt động bn bán của các đồn thương nhân, cịn có một loại hình bn bán khác là thơng qua các cơng ty thương mại. Nổi tiếng nhất là các công ty của Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt là Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost – Indische Compagnie – VOC); Công ty Đông Ấn Anh (The English East India Company – EIC); Công ty Đông Ấn Pháp (CIO). Các công ty Đông Ấn tiến hành buôn bán trong khu vực thu mua các mặt hàng sản vật của các nước trong khu vực như hồi, quế, trầm hương, gốm sứ,. . . Đổi lại các công ty Đông Ấn mang đến khu vực nhiều loại hàng hóa mới như súng, da thuộc, quần áo, lưu huỳnh, diêm tiêu, chì,. . . . Do các vấn đề về

chính trị, chiến tranh, sự thay đổi về nhận thức kinh doanh và vấn đề nhân đạo trước những hành động trái đạo đức của các công ty Đông Ấn, hơn nữa công ty Đông Ấn khơng thể thích ứng được nhu cầu của thời đại. Đến thế kỷ XIX các công ty Đông Ấn lần lượt giải thể.

Tình hình khu vực Đơng Nam Á trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII có nhiều thay đổi lớn có tác động mạnh mẽ đến tình hình thương mại trong khu vực. Những cuộc phát kiến địa lý, những chính sách đóng cửa đất nước được bãi bỏ tạo điều kiện cho giao thương phát triển trong khu vực, thị trường Đông Nam Á trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn đưa khu vực bước vào luồng giao lưu, buôn bán mang tầm quốc tế đánh dấu thời đại thương mại của Đơng Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w