Bối cảnh Việt Nam

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 44 - 49)

7. Bố cục của đề tài

1.4. Bối cảnh Việt Nam

Thời kỳ từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, xã hội Việt nam xảy ra nhiều biến động lớn từ việc suy đồi của triều đình phong kiến Lê Sơ cho đến những cuộc bạo loạn triều đình hỗn chiến phe phái của các tập đồn chính trị khác nhau, khởi nghĩa nơng dân nổ ra ở nhiều nơi. Trước tình hình phức tạp đó Mạc Đăng Dung nổi lên như một thế lực mới uy hiếp trực tiếp đến sự tồn vong của triều đình Lê Sơ.

Trong một thời gian ngắn từ năm 1504 đến năm 1505, triều đình nhà Lê phải chứng kiến sự ra đi của hai vị minh quân là vua Lê Hiến Tơng và Lê Túc Tơng, một thời gian sau đó vua Lê Uy Mục trên danh nghĩa là con trai thứ 2 của vua Lê Hiến Tông anh trai của Lê Túc Tông lên ngơi hồng đế. Uy Mục lên ngơi hoang dâm vô độ xao nhãng việc nước, giết hại cơng thần, tơn thất có ý khơng ủng hộ mình. Đại Việt sử ký tồn thư có viết : “vua từ sau khi lên ngôi, đêm vào cung cùng với cung nhân uống rượu vơ độ, ai say thì giết. ”[2;979]. Uy Mục lên ngơi chưa lâu thì bị người trong hồng tộc hội qn đem quân giết chết Uy Mục đưa Giản Tu Công Oanh lên ngôi lấy hiệu là Lê Tương

Dực. Vua Tương Dực lên ngôi cũng không khác nhiều so với Lê Uy Mục, sa đọa khơng kém, trị vì được 8 năm thì bị bề tơi là Trịnh Duy Sản sai võ sĩ giết chết.

Tình hình đất nước ngày càng rối ren, ở địa phương quan lại hoành hành sách nhiễu dân chúng, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi trong giai đoạn từ năm 1511 đến 1521. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng ở Kinh Bắc, Trần Tuân, Nguyễn Nhiêm ở Sơn Tây, Phùng Chương ở Tam Đảo,. . . . . Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều nghĩa quân tiến vào kinh, Trần Cảo tự lập làm vua lấy hiệu là Thiên Ứng nhưng không lâu sau thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Chính quyền trung ương ngày càng suy đồi và bất lực, các tập đoàn phong kiến nổi lên càng mạnh, Uy Mục chết nổi nên nhóm Nguyễn Văn Lang và tơn thất nhà Lê ở Thanh Hóa đưa Tương Dực lên ngơi. Tương Dực chết thì tập đồn của Trịnh Duy Sản và An Hịa hầu Nguyễn Hồng Dụ xảy ra tranh chấp. Hoằng Dụ lại có mâu thuẫn với Trịnh Tuy hai bên giao tranh nhiều năm cuối cùng quyền hành lại rơi vào tay Mạc Đăng Dung.

Thời Mạc Đăng Dung lên ngơi, tình hình đất nước dần dần ổn định, nhân dân các xứ khơng được đem gươm giáo, dao nhọn, vũ khí ra đường nhờ đó mà trộm cướp biệt tăm, người đi bn bán chỉ đi tay không, mấy năm liền được mùa nhân dân 4 trấn đều được yên ổn làm ăn[14;276]. Tuy nhiên thời kì yên ổn chỉ kéo dài được 3 năm thì đất nước lại bị cuốn vào vịng xốy chiến tranh Nam - Bắc triều, Nam triều được sự lãnh đạo của Nguyễn Kim một cựu thần nhà Lê đem con của vua Chiêu Tơng lên ngơi thành lập triều đình mới ở Thanh Hóa sử gọi là Nam triều. Chiến tranh Nam Bắc Triều kéo dài 60 năm (1532-1592) thì nhà Mạc sụt đổ.

Chiến tranh Nam Bắc Triều chấm dứt chưa được bao lâu thì lại xảy ra sự phân chia Đàng Trong Đàng Ngoài, một cuộc chiến tranh

mới lại bùng nổ. Mầm mống của sự phân liệt bắt đầu từ ngay trong cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều, nội bộ Nam triều lục đục. Nguyễn Kim chết Trịnh Kiểm lên thay tìm cách loại bỏ hết phe phái của Nguyễn Kim, đẩy con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng về vùng đất Thuận Hóa. Nguyễn Hồng ở Thuận Hóa ra sức chuẩn bị lực lượng dặn con trai là Nguyễn Phúc Nguyên cố gắng bảo vệ dòng họ của minh : “Đất Thuận Quảng phía Bắc có Hồnh Sơn và Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và. . . . . thật là một nơi để cho người anh hùng dụng võ. Nếu biết dạy bảo nhân dân, luyện tập binh sĩ kháng cự lại họ Trịnh thì xây dựng cơ nghiệp muôn đời”. Nghe lời cha Nguyễn Phúc Nguyên tổ chức lại chính quyền, tách khỏi sự phụ thuộc của họ Trịnh. Hai bên đánh nhau 7 lần chỉ trong vòng nửa thế kỉ lần lượt vào các năm 1627, 1630, 1643, 1648, 1655 - 1660, 1661 và 1672. Quân Trịnh - Nguyễn giao tranh nhiều năm bất phân thắng bại gây nên nhiều tổn thất cho cả hai bên cuối cùng lấy sông Gianh làm giới hạn chia cắt Đàng Trong Đàng Ngoài. Tương quan lực lượng mặc dù quân Trịnh mạnh hơn, có lúc điều động đến 18 vạn quân nhưng phải chinh chiến ở xa khó khăn cho vấn đề hậu cần. Trong hồi ký của Alexandre de rhodes, chúa có thể “thành lập nhiều sư đồn quân sĩ” như chúa muốn và huy động quân đội để tiến hành công cuộc khơi phục Đàng Trong, binh đồn hơn một trăm nghìn binh lính tồn tỉnh thuộc quyền chúa. Tuy nhiên, những đồn binh do chúa cai quản không cho phép ngài chiến thắng vì ngài chỉ chuẩn bị lương thực và quân nhu cần thiết trong ba đến bốn tháng. Theo dự tính chúa Đàng Trong phải ra hàng, đụng phải sự kháng cự mãnh liệt chúa đành phải rút quân về Đàng Ngồi vì sợ đạo binh chết đói và cơng cuộc khơi phục Đàng Trong phải bỏ một cách nhục nhã và đã thất bại vì mộ quân quá nhiều nên không đủ lương thực nuôi họ[9;48]. Quân Nguyễn dựa vào hệ thống thành lũy như lũy Thầy, lũy Đồng Hới,…. . và vận động nhân dân đứng lên bảo vệ vùng đất do chính sức lao động của mình tạo nên.

Để phục vụ chiến tranh, hai “dự án chính trị” Đàng Trong và Đàng Ngồi mong muốn có những vũ khí từ phương Tây như súng đạn và thuốc nổ. Để có được những món hàng phục vụ cho chiến tranh, Đàng Trong – Đàng Ngoài phải mua từ các thương nhân phương Tây. Do đó cần mở rộng giao thương một mặt tìm kiếm vũ khí, mặt cịn lại cần bạc và hàng hóa để đổi lấy những vũ khí đó từ đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa, thương mại bn bán được chú trọng và mở rộng.

Như vậy, trong thời gian từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình Đại Việt có nhiều biến động to lớn. Từ sự suy thoái của nhà Lê Sơ cho đến Mạc Đăng Dung tiếp quyền lên ngôi lập ra nhà Mạc. Đất nước bị đẩy vào hai cuộc chiến tranh liên tiếp là chiến tranh Nam Bắc Triều và chiến Tranh Đàng Trong Đàng Ngoài gây nên nhiều tổn thất to lớn cho đất nước. Việc phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến trong hồn cảnh của một quốc gia nơng nghiệp, sự bất lực của giai cấp thống trị vơ hình chung làm cho việc các thế lực phong kiến địa phương được hình thành từ đó tác động ngược trở lại đến quyền lực của chính quyền trung ương. Chiến tranh là xu thế tất yếu của lịch sử, đặc biệt trong tình trạng đất nước đã nêu ở trên thì chiến tranh càng là một việc không thể tránh khỏi, song, nó khơng thể giải quyết được xu thế phân liệt đã hình thành mà đẩy đất nước ngày càng tồi tệ hơn. Mọi vấn đề chỉ được giải quyết khi nhà Tây Sơn thống nhất cơ bản về mặt lãnh thổ và nhà Nguyễn thống nhất đất nước hoàn toàn trên mọi phương diện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Từ những lý luận cơ bản về kinh tế hàng hóa, tình khu vực và trên thế giới có nhiều biến động phức tạp. Tình hình xã hội Đại Việt có nhiều diễn biến phức tạp, sự thay đổi của các triều đại phong kiến, các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên tàn phá nền kinh tế đất nước. Việc đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong Đàng Ngoài dẫn đến nhiều hệ lụy. Tuy nhiên vấn đề buôn bán và giao thương trong thời kỳ này lại phát triển mạnh.

Qua chương I có thể rút ra một số kết luận và nhận xét như sau: Cuộc phát kiến địa lý ở Châu Âu ảnh hưởng đến khu vực, những thương nhân phương Tây biết đến khu vực Đông Nam Á qua các cuộc phát kiến địa lý. Để từ đó thương nhân phương Tây có mặt tại khu vực để tiến hành các hoạt động kinh doanh trao đổi và bn bán, từ đó hình thành một kỷ ngun thương mại của Đơng Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung.

Tại khu vực Đông Nam Á, ban đầu việc trao đổi mua bán chỉ diễn ra trong nội bộ khu vực. Tuy nhiên việc nhà Minh bãi bỏ chính sách “hải cấm”, làm cho thương mại trong khu vực trở nên nhộn nhịp hơn. Nhật Bản cũng tham gia vào mạng lưới buôn bán trong khu vực qua các đoàn thuyền Châu Ấn mang đến một lượng hàng hóa xa xỉ làm phong phú thêm các mặt hàng trong khu vực.

Đại Việt trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII mặc dù tình hình chính trị xã hội khơng ổn định nhưng từ sự chia cắt đó khiến cho những chính sách phát triển kinh tế mỗi Đàng lại khác nhau. Đi kèm với sự phát triển của thương nghiệp, trao đổi buôn bán hoạt động sản xuất trong giai đoạn này phát triển không chỉ trong các công trường thủ công của nhà nước, hoạt động sản xuất thủ công trong nhân dân diễn ra hết sức sôi động.

Từ những vấn đề đó ta có thể kết luận chính xác về một nền kinh tế hàng hóa đã thực sự tồn tại ở Đại Việt thế trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII.

CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA KINH TẾ HÀNG HOÁ PHÁT TRIỂN TẠI ĐẠI VIỆT

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w