Sự phát triển của nội thương

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Sự phát triển của nội thương

Về sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hoá và sự phát triển của nước ta, trước hết phải nhìn vào sự phát triển của nền kinh tế nội thương. Và để khách quan hơn về nó, ta sẽ so sánh nền kinh tế của thế kỷ XVI – XVIII với thế kỷ XI – XIV, gắn liền với thời kỳ hưng thịnh trên mọi lĩnh vực của nước ta, thời Lý – Trần.

Ở thời Lý – Trần, nhắc đến nền kinh tế nội thương không thể không nhắc đến chợ, bởi chợ là trung tâm kinh tế, dùng dể trao đổi, buôn bán của một huyện, một xã. Thời bấy giờ, mỗi huyện, xã đều có từ một cho đến vài chợ. Hình thức họp của chợ thường là theo phiên (đây là một hình thức họp chợ theo một ngày cố định trong tháng hoặc năm, tuỳ theo từng huyện, xã khác nhau mà thời gian họp cũng có sự thay đổi). Và để thuận tiện hơn cho người dân, cũng là để thu hút khách mua, mà các phiên chợ thường được họp lệch nhau. Sự phát triển ấy, cũng được sứ giả nhà Nguyễn là Trần Phu nhận xét: “Trong các xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hoá trăm thứ bày la liệt. Hễ cứ năm dặm thì dựng một ngơi nhà ba gian, bốn phía đặt chõng để làm nơi họp chợ”.

Còn đối thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, tức thế kỷ XVI – XVIII, cứ ngỡ nền kinh tế sẽ đi xuống bởi cuộc nội chiến này, nhưng ngạc nhiên thay, chính cuộc đối đầu này, từ cuộc chiến tranh liên miên, đã dần phát triển thành một cuộc chiến tranh trên nhiều mặt, trong đó có kinh tế. Ở thế kỷ XVI – XVIII, chợ ở nước ta đã có sự gia tăng

về số lượng chợ, bên cạnh đó cịn xuất hiện thêm nhiều hình thức họp chợ mới như chợ họp hàng ngày, họp theo phiên, họp đầu hay cuối năm. Với những hình thức họp như vậy, có thể nói đây là một phần minh chứng cho sự phát triển của kinh tế nội thương, khi mà thời gian họp chợ dày đặc hơn, cũng có nghĩa hàng hố nhiều, bn bán phát triển. Đặc biệt hơn, cịn xuất hiện thêm một hình thức họp chợ mới, đó là chợ Chùa (loại hình họp chợ này có tên như vậy bởi người dân thường xuyên họp ở trước sân chùa). Mới ban đầu, sự xuất hiện còn đơn giản, nhỏ lẻ nhưng sau một thời gian, nó đã được mở rộng ở nhiều nơi. Chợ Chùa ở thế kỷ này xuất hiện ở nhiều nơi, có thể thấy là vơ số các chợ lớn của vùng như Bắc Giang – Bắc Ninh có chợ Thương, chợ Bắc Ninh, chợ Chờ, chợ Hồ, chợ Giầu, chợ Đáp Cầu, chợ Thắng,…Còn ở chợ Thăng Long có 8 chợ lớn là chợ Cửa Đơng, chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Ông Nước, chợ Bác Cứ, chợ Đình Ngang, chợ Bà Đá, chợ Văn Cứ. Không chỉ thế, phần lớn các địa phương đều có chợ Chùa. Tuy khơng cịn những di tích, hay dấu hiệu thực tế nào để lại ở nhiều địa phương, nhưng ở một số văn bia ở huyện, tỉnh, vẫn cịn nhắc đến sự sơi nổi và đơng đúc của chợ Chùa hồi đó. Những hoạt động của chợ Chùa cũng được ghi lại trên văn bia. Để thấy rõ về những hoạt động của chợ thì qua tấm bia cịn lại của đình Thổ Hà được khắc vào năm Chính Hồ thứ 14 (1693) có thể thấy: “Chợ Tam Bảo 1 tháng 12 phiên, bán các đồ sành, gốm. Chợ để thông thương, giao dịch làm cho nhân dân yên ổn, vui vẻ với nghề nghiệp”…“Bọn công thương chứa hàng tại chợ chất thành gị đống, tài hố ln lưu thơng”…

Có thể thấy sự phát triển của nền kinh tế của thế kỷ XVII – XVIII đã có sự biến chuyển lớn. Nếu như thế kỷ trước dùng lại ở việc họp chợ phiên, thì nay đã có thêm các hình thức họp chợ và những loại hình chợ mới. Đặc biệt là sự xuất hiện của chợ Chùa, điều này chứng tỏ nền kinh tế nội thương đã có nhiều tiến bộ so với trước kia. Đây

cũng là minh chứng cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá của nước ta.

Để đẩy mạnh phát triển nội thương, ở thế kỷ XVII – XVIII, những người đứng đầu cịn quan tâm đến những luồng bn bán, hình thức để giao lưu hàng hố giữa các khu vực. Đây là một trong những vấn đề lớn đã làm thay đổi nội thương của nước ta so với những thế kỷ trước. Trước kia, những luồng bn bán cịn kém phát triển bởi nhu cầu thiết yếu của người dân lúc bấy giờ là lương thực. Vậy nên phần lớn những luồng buôn bán được lập ra dùng để chở lương thực cho các vùng không hoạt động lương thực như đồng bằng lên miền núi, hay từ các thành thị lớn đến các vùng lân cận.

Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hoá, là đi lên mạnh mẽ của các luồng bn bán đã có từ trước đó và xuất hiện thêm của các luồng bn bán mới như miền xi với miền ngược, ở các vùng giàu có tài nguyên, nhiều sản vật núi rừng với vùng đồng bằng chuyên sản xuất lúa gạo và những sản phẩm thủ công nổi tiếng. Các thành thị cũng không ngừng mở rộng vùng lân cận để giao lưu, trao đổi hàng hoá một cách thuận tiện và đem lại lợi nhuận cao hơn. Có thể thấy một số tuyến đường trao đổi nổi tiếng như tuyến Kẻ Chợ - Thượng Du và Kẻ Chợ - Thanh Nghệ (Đàng Ngoài). Kể cả khi ngăn cách Đàng Trong và Đàng Ngồi thì các luồng bn bán vẫn xuất hiện. Những địa phương gần sông Gianh vẫn trao đổi hàng hố, lương thực và những món đồ, sản vật lạ từ nước ngồi. Như vậy, có thể thấy, các luồng bn bán nay khơng chỉ trao đổi lương thực như lúc trước, mà cịn trao đổi hàng hố là các sản phẩm thủ cơng, trang trí. Điều này xảy ra là minh chứng cho sự đi lên trong cuộc sống của người dân. Ở thế kỷ XVII – XVIII này, người dân khơng cịn phải lo lắng nhiều về vấn đề lương thực thực phẩm nhiều nữa, mà thay vào đó, họ bắt đầu sắm cho mình những món đồ thủ cơng, những sản vật lạ. Họ đang tự thoả mãn những thú vui tinh thần của

bản thân, điều mà trước đây họ khơng thể thực hiện được vì vẫn cần phải lo lắng về vấn đề cơm ăn áo mặc. Sự xuất hiện của những luồng buôn bán đường dài như vậy nên cũng kéo theo các làng buôn, chứng tỏ xu thế phát triển đi lên của hoạt động nội thương thời kỳ này.

2.2. Sự phát triển của đơ thị

Đơ thị chính là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá lớn của nước ta, là nơi có tập hợp hàng hố từ nhiều nơi để trao đổi buôn bán, bao gồm cả những hàng hoá của những thương bn nước ngồi mang đến đây. Nói cách khác, có thể coi đơ thị chính là một trong những biểu hiện của sự phát triển kinh tế hàng hoá của nước ta. Thế kỷ XVII – XVIII, ở cả hai Đàng đều mọc lên các đô thị phồn hoa, buôn bán rất mạnh mẽ với những thương bn nước ngồi. Đàng Trong có Hội An, Thanh Hà, Phú Xuân, Bến Nghé…; Thăng Long, Phố Hiến, Vị Hoàng…ở Đàng Ngoài. Để hiểu rõ hơn những lý do nào để có thể quyết định xem các đô thị này là một trong những cách tìm hiểu về sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, cần phải đi sâu và hiểu rõ hơn về đô thị của nước ta thế kỷ XVII – XVIII.

2.2.1. Thăng Long

Thăng Long được bao bọc bởi những ranh giới thiên nhiên tương đối rõ ràng, là hệ thống sông Nhị Hà – Tô Lịch, Kim Ngưu – Hồ Tây. Sự quy định ấy không làm ảnh hưởng, cản trở sự phát triển của đô thị này, mà ngược lại đây là một ưu thế lớn khi những các trấn xung quanh và ở xa, người dân, thương bn có thể chọn con đường đến Thăng Long bằng đường bộ hay đường sông, thuyền bè cũng dễ dàng hơn trong việc vận chuyển hàng hố vào bên trong đơ thị, giảm được chi phí vận chuyển đường bộ để đưa hàng hố vào Thăng Long. Giáo sĩ Richard đã từng nhận xét rằng: “sơng và cảng có tính

thương mại nhất (châu Âu), thậm chí Venise”. Đối với thành Thăng Long, sơng Hồng đã đóng vai trị quan trọng với nền kinh tế của kinh thành, thậm chí là nhân tố sống cịn của nơi đây. Với sự phát triển của thương mại bằng đường sơng, dịng lưu thơng hàng hóa có cơ hội được phát triển khơng ngừng, đặt nền kinh tế nước ta luôn liên lạc thường xuyên với Đàng Ngoài và với các nước khác trên thế giới. Chính vì thế Thăng Long ln rực rỡ trong vai trị kinh đơ chính trị và văn hóa đồng thời là trung tâm kinh tế hàng đầu.

Kinh thành Thăng Long ở thế kỷ này đã mở rộng quy mô nhiều hơn so với trước. Lý do là vì sự phát triển của đơ thị diễn ra mạnh mẽ, khu vực ban đầu khơng cịn đủ để có thể chất hàng, giao thương, trao đổi. Vì thế mà Thăng Long đã có sự mở rộng. Tuy nhiên, sự mở rộng này không phải là về địa giới phân chia, mà là sự xuất hiện và phát triển các khu vực buôn bán lân cận, “ăn theo” sự phát triển của đô thị. Quy mô buôn bán của kinh thành đến thế kỷ XVI được Alexandre de Rhodes nhận xét như sau: “Dài bằng sáu nghìn bước và rộng cũng khoảng như vậy. Phố phường rất rộng và có thể cho 10 hay 12 con ngựa sánh bước thoải mái”. Miêu tả như vậy cũng đủ để hiểu đơ thị phồn vinh bậc nhất Đàng Ngồi rộng lớn đến thế nào.

Về các phường buôn bán, Thăng Long được chia làm 2 khu vực chính đó là phường thủ cơng chun nghiệp và các khu vực buôn bán, trao đổi; trong đó có tổng cộng 36 phường, một số phường được đặt theo tên nghề chính của người trong phường. Một số phường thủ công nổi tiếng thời bấy giờ được biết đến như phường phường Yên Thái làm giấy: “Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”, hay phường Ngũ Xã đúc đồng, phường Đào Tân nung đá vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều,… Ngoài ra, ở đây cịn làm các loại nghề mà ít khi được nhắc đến như nghề kinh hồn, thêu, khảm, đóng sách, viết chữ, chế tạo vũ khí,… Cịn những phường bn bán (một hình thức khác của

chợ) xuất hiện ở Thăng Long là phường Đồng Xuân, phường Hội Vũ, phường Kim Cổ,… Ở đây, người ta buôn bán đủ các lại mặt hàng, từ hàng thông thường, cho đến các sản phẩm nổi tiếng và thâm chí hàng ngoại nhập. Hàng thơng dụng được cung cấp từ các vùng phụ cận như là: gia súc, tiêu muối, gạo, nước mắm,. . Các sản phẩm nổi tiếng được bày bán có thể kể đến như là vải sợi từ Sơn Tây, gốm Bắc Ninh, giấy Hưng Hóa. Đồ nước ngồi thì có đồ sứ Trung Hoa, mỹ nghệ Châu Âu. Bên cạnh đó, Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII khơng chỉ có chức năng trao đổi, bn bán mà cịn có chức năng tập kết, và là trạm trung chuyển quan trọng cho các luồng giao thương với đồng bằng Bắc Bộ, vùng thượng du và vùng miền Trung Thanh - Nghệ.

Nếu nói về quy mơ thì có thể nhận xét là vơ cùng rộng lớn, qua đó có thể thấy việc giao thương bn bán sẽ vô cùng sầm uất, người mua người bán nhiều vô kể, nhưng với con số nhận xét về kẻ bán người mua thì số liệu này cịn vượt xa so với tưởng tượng ban đầu. Những người nước ngoài sau khi đến nước ta và nhìn thấy đơ thị Thăng Long đã có dự đốn, nhận xét rằng: “Có tới 50 nghìn người bán lẻ và bán lẻ ở nhiều địa điểm trên thành phố. Vì thế có thể kết luận là số người tới mua thì đơng vơ lường”. A. de Rhondes cũng khơng nghĩ khác khi viết: “Dân số kinh thành đông hơn dân số của đa số thành phố tại Châu Á, đặc biệt là vào ngày mồng một và ngày rằm vốn là những ngày có phiên chợ và dân chúng ở các làng lân cận đổ về hơi hàng hóa nhiều khơng kể xiết. Nhiều đường phố tuy rộng rãi nhưng khi ấy trở nên thật chật chội đến độ người ta cho là may mắn nếu đi dược một trăm bước giữa đám động trong nửa tiếng đồng hồ”. Cũng có người nhận xét rằng số người đến trao đổi, mua bán ở kinh thành Thăng Long lên đến 1 triệu người vào phiên chợ. Nếu xét theo trung bình 1 người bán có từ 10 – 20 người mua thì con

số 1 triệu dường như là một con số chính xác. Qua đó ta có thể thấy được sự phát triển của đô thị Thăng Long thế kỷ XVII.

2.2.2. Phố Hiến

“Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, nhắc đến những đơ thị thế kỷ XVII thì khơng thể qn được đô thị cổ Phố Hiến, một đô thị phát triển mạnh mẽ, không hề thua kém nhiều so với chốn phồn hoa đô thị Thăng Long. Văn bia của chùa Thiên Ứng, được dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (tức 1625, đời vua Lê Thần Tông) đã ghi: “Phố Hiến nổi tiếng trong bốn phương là một tiểu Tràng An”. Đây là một lời ngợi khen đầy tinh tế về phố Hiến, cũng đã nói lên tầm quan trọng của đơ thị này trong việc phát triển nền kinh tế hàng hoá ở nước ta.

Phố Hiến đã xuất hiện từ rất sớm, khoảng thế kỷ X, khi mà loạn 12 sứ quân, Phạm Bạch Hổ đã xây dựng nơi đây thành một thủ phủ rộng lớn và trung tâm quân sự trên lãnh địa của ông. Sau này nơi đây trở thành cơ quan hành chính của trấn Sơn Nam. Phải đến thế kỷ XV, tên gọi Phố Hiến mới xuất hiện, nhưng nơi đây vẫn chưa được nhiều người biết đến. Thêm hai thế kỷ nữa, đến thể kỷ XVII, Phố Hiến mới trở thành một trong những trung tâm chính trị - kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế, là nơi mà các thương nhân người nước ngoài chọn làm nơi mở các cơ sở.

Về địa lý, có thể nói nơi đây có một vị trí khá thuận lợi đó là nằm ngay cạnh con sơng lớn của phía Bắc là sơng Hồng và cũng khơng cách q xa kinh thành Thăng Long. Về khoảng cách, nếu dọc theo sơng Hồng, thì từ Thăng Long đến Phố Hiến mất hai ngày, còn ngược từ Phố Hiến về Thăng Long mất 3 ngày. Đối với lúc đó, có thể coi đây là một khoảng thời gian lý tương cho cả việc vận chuyển lẫn buôn bán, nhất là thuận lợi cho việc vận chuyển lương thực.

Với những thuận lợi lớn như vậy, nên quy mô ở đây cũng được mở rộng hơn so với trước. Từ thời Lý, vua Cao Tông đã cho phép

thành lập ở đây các thương điếm đầu tiên. Nếu tính cả Phố Hiến và các phường ngoại vi, thì có đến khoảng trên dưới 20 phường (dựa theo văn bia của chùa Hiển và chùa Chng). Trong đó có 8 phường thủ cơng, một số khá phổ biến, có thể kể đến như phường làm nồi đất, phường Hàng Ván, phường Hàng Sũ, phường Hàng Giường, phường Hàng Nón,… Qua các bi ký, cịn có thể đọc được 13 phố và 32 tên của hiệu buôn bán như Tiên Miếu, Hậu Trường, Tân Thị, Tân Khai,…

Đặc biệt hơn, ở Phố Hiến mang một màu sắc khá đa dạng. Ở đây, người dân sinh sống khơng chỉ có cư dân người Việt, mà cịn có cả những người Hoa đã di cư đến đây và sinh sống từ thế kỷ XIII, khi nhà Nguyên diệt Tống. Và đến thế kỷ XVII – XVIII, cịn xuất hiện thêm người dân, thương bn của nhiều quốc gia khác trên thế giới như người Hà Lan, người Anh, người Nhật Bản, người Xiêm, Mã Lai, Bồ Đào Nha,…Nói về quan hệ bn bán, có lẽ vì xuất hiện từ sớm, hay có mối quan hệ gần gũi cả về mặt địa lý, chính trị, kinh tế mà ở Phố Hiến, nước ta có mối quan hệ bn bán khá gần gũi với Trung Quốc. Quan hệ của nước ta với Hà Lan cũng khơng hề kém, hàng hố của Hà Lan được nhập

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w