Sự xuống cấp của các đô thị

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 75 - 77)

7. Bố cục của đề tài

2.4. Nguyên nhân suy thoái của kinh tế hàng hoá Đại Việt

2.4.4. Sự xuống cấp của các đô thị

Nền kinh tế hàng hố ln gắn liền với đơ thị, vì thế nếu các đơ thị xuống cấp, thì nền kinh tế này cũng đang dần đi xuống. Đô thị được coi là một trong những biểu hiện của nền kinh tế hàng hố.

Đến thế kỷ XVIII, các đơ thị ở nước ta đang trên đà đi xuống, dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế hàng hoá vào đầu thế kỷ XIX. Sự đi xuống của đô thị xảy ra do tổng hợp của nhiều nguyên nhân như chiến tranh, chính sách “bế quan toả cảng”, sự xuống cấp của hai Đàng do thú vui ăn chơi của các chúa vào cuối thế kỷ XVIII. Những lý do này đều đã được nhắc đến ở trên, nhưng vẫn cịn một vấn đề nữa góp phần đẫn đến sự xuống cấp này là vào thế kỷ XVIII cùng với sự xuất hiện của một loại tiền mới: tiền kẽm (tiền được đúc bằng kẽm). Loại tiền mới này đã dẫn đến nạn “tiền hoang” hay còn gọi là lạm phát. Tuy nhiên vấn đề này chỉ xuất hiện ở Đàng Trong do Chúa Nguyễn cai trị.

Poivre đã viết vào năm 1749: “Việc buôn bán ở đây đang diễn ra trong một tình trạng hỗn độn thực sự vì người ta cho lưu hành một loại tiền kẽm mới …Tình hình này khơng thể kéo dài, nhưng tơi khơng biết bao giờ nó sẽ chấm dứt”. Đồng tiền kẽm xuất hiện thay cho những đồng tiền được đúc bằng đồng là do sự xuất hiện của đồng ở Đàng Trong dần khan hiếm. Trước đây, đồng được nhập đến đây thơng qua giao thương với Đàng Ngồi, nhưng do luồng bn bán khơng cịn phát triển như trước nên hàng hố ở Đàng Ngồi (đặc biệt là đồng) khơng cịn có mặt ở Đàng Trong. Từ đó dẫn đến lạm phát triển. Khi xuất hiện tiền kẽm, giá cả mọi thứ đều tăng vọt. Giá vàng ở Hội An từ 150 – 190 quan một nén nay lên tới 225 quan một nén. Hồ tiêu lên đến 14 quan/100 cân, có lúc lên thành 15 – 16 quan so với giá ban đầu là 10 quan. Giá của nguyền liệu đúc tiền – kẽm cũng tăng lên đáng kể. Giá ban đầu mới đúc là 8 quan/100 cân bây giờ đã lên thêm 4 – 6 quan.

Thuyền buôn ở các nước đến Đàng Trong cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề lạm phát. Vào thập niên 1740 và đầu thập niên 1750 có đến 60 – 80 thuyền cập bến. Nhưng đến năm 1771, còn 14 thuyền, 12 thuyền vào năm 1772 và đến năm 1773 chỉ còn có 8 thuyền.

Do đó, các đơ thị - thương cảng đã từng rất đông đúc như Hội An, Thanh Hà nay cũng khơng cịn có thể duỵ trì được khi số thuyền ngày một giảm sút nặng nề. Các đơ thị cũng vì thế mà xuống cấp nặng nề.

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w