7. Bố cục của đề tài
3.2. Bài học của nền kinh tế hàng hóa Đại Việt đối với nền kinh tế hàng hóa
kinh tế hàng hóa Việt Nam.
Nền kinh tế hàng hóa của Đại Việt từ thế kỉ XVI – XVIII, đạt được đến một trình độ nhất định. Tồn tại trong những thế kỷ bất ổn về mặt chính trị đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong Đàng Ngồi nhưng với chính sách tích cực trong giao bang và thương nghiệp của chính quyền phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa có một thời gian phát triển đạt được một số thành tựu. Nhưng về bản chất việc mở cửa đất nước ủng hộ giao thương là những chính sách mang tính thực dụng chỉ nhằm mục đích phát triển về mặt quân sự, sau khi chiến tranh kết thúc thì lại tỏ ra
lạnh nhạt với các thương nhân nước ngoài, một số quyết sách sai lầm trong đối nội cũng là những nguyên nhân khiến cho kinh tế hàng hóa Đại Việt sớm lụi tàn. Từ sự phát triển và lụi tàn đó có thể rút ra một số bài học cho nền kinh tế hàng hóa Việt Nam hiện nay, từ các yếu tố đó cịn giúp chúng ta hiểu được nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế hàng hóa nói riêng cần làm gì để có thể phát triển dựa trên sức mạnh sẵn có và cần phải nhận thức đúng đắn để tránh việc lặp lại những sai lầm trong quá khứ.
Vấn đề chính trị ln là một điều kiện quan trọng trong việc phát triển kinh tế hàng hóa, như đã phân tích ở những phần trước các triều đại phong kiến Việt Nam không giữ vững được môi trường chính trị ổn định, chiến tranh liên miên, làng mạc bị tàn phá. Chiến tranh được tổ chức quy mô lớn dẫn đến việc thâm hụt ngân khố của quốc gia. Ví dụ trong cuộc chiến tranh Nam Bắc triều sau khi đánh bại được nhà Mạc, chính quyền Nam triều trả đũa bằng việc tàn phá Dương Kinh - thủ phủ của Nhà Mạc, việc tàn phá đô thị sầm uất như Dương Kinh dẫn đến thiệt hại vô cùng to lớn cho nền sản xuất hàng hóa và thương mại Đại Việt. Hay như chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài suốt 3 thế kỷ dẫn đến tình trạng kiệt quệ về ngân khố tài chính: “Nhưng cho dù thu được khoản lớn như thế, chẳng mấy đồng nằm lại được trong ngân khố quốc gia bởi Chúa ln duy trì một đội qn thường trực đông đảo, bên cạnh một số chi phí khơng cần thiết khác” [27;37,38]. Lịch sử đã chứng minh, sau đại thắng mùa xuân năm 1975 với tình hình bất ổn tại biên giới Tây Nam dẫn đến việc nước ta phải duy trì gần 2 triệu quân thường trực, với bối cảnh của một đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến kéo dài gần 20 năm thì số quân thường trực khổng lồ lại là gánh nặng cho nền kinh tế đất nước. Hiểu được vấn đó Việt Nam hiện nay đã có những quy rõ ràng về vấn đề ngân sách đầu tư cho quốc phòng chỉ chiếm 2008: 1,813%; năm 2010: 2,23%; năm 2011: 2,82%; 2018: 2,36% theo tỉ trọng GDP [5;40].
Điều đó chính tỏ Việt Nam đã có ý thức rõ về vấn đề ảnh hưởng của quốc phòng đối với nền kinh tế, phát triển quốc phòng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, nhưng không chạy đua vũ trang, không trở thành gánh nặng của nền kinh tế đất nước. Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, đẩy mạnh thương mại quốc phịng. Và ln xây dựng một mơi trường xã hội hịa bình ổn định nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Kinh tế hàng hóa Đại Việt suy yếu một phần do chính sách đối với thương nhân nước ngồi nhiều bất cập. Vấn đề tiến cống cho vua chúa và quan lại địa phương và việc các quan lại có nhiều hành động sách nhiễu đối với các thương nhân “Đối với thương nhân ngoại quốc, những kẻ mới đến khơng chỉ chịu đựng mọi thiệt thịi trong mua bán mà còn khổ sở vì trăm nghìn điều bất tiện khác. Chẳng có bất kỳ quy chế nào về xuất khẩu và nhập khẩu. Bọn quan lại tham lam xới tung hàng hóa trên tàu, dùng danh nghĩa nhà Vua để lấy bất kỳ hàng hóa gì có thể đem bán ra thị trường để kiếm lợi. Với những vấn nạn này chẳng có biện pháp nào khác ngồi việc nhẫn nhục chịu đựng.”[9;36] Đến thời nhà Nguyễn chính sách “bế quan tỏa cảng” được thực hiện nhằm đóng cửa đất nước hạn chế buôn bán với thương nhân phương Tây. Từ các khó khăn trong vấn đề thủ tục và chính sách khiến cho thương nhân nước ngồi tỏ ra bất lực và chán nản cộng thêm với việc các thương điếm tại Đại Việt khơng cịn đem lại q nhiều lợi nhuận cho các thuyền buôn, khiến cho thương nhân phương Tây lần lượt phải từ bỏ thị trường Đại Việt từ những năm cuối thế kỷ XVII.
Từ những thực trạng đã đề cập ở trên, hiện nay Đảng và nhà nước đã có những chính sách về đầu tư dành cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, các chính sách được thực hiện nghiêm túc và nhất quán tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Luật đầu tư năm 2020
đã ghi rõ: “Điều 5: Chính sách về đầu tư kinh doanh, khoản 5: Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.”[32] Luật quản lý ngoại thương năm 2017 Điều 4, khoản 7: “Bảo đảm minh bạch, cơng khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.” [33] Từ những cố gắng đó trong những năm gần đây dịng vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, trong các báo cáo vào 2 tháng đầu năm nay 2022 vốn FDI là 5 tỷ USD dù con số chỉ bằng 91,5% so với cùng kỳ năm ngối nhưng cũng thấy được tín hiệu tích cực trong hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngồi tại thị trường Việt Nam. Từ đó ta có thể khẳng định được tầm quan trọng của chính sách nhà nước tác động lên nền kinh tế đất nước.
Vấn đề sản xuất và nhu cầu trao đổi bn bán của thị trường ln đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế hàng hóa. Sản xuất phát triển thì cho ra một số lượng hàng hóa lớn, đa dạng về mẫu mã và chất lượng hàng hóa cũng sẽ được đảm bảo. Nhu cầu của thị trường lại tác động ngược trở lại sản xuất, thị trường cần hàng hóa nào thì khâu sản xuất sẽ đáp ứng nguồn hàng hóa đó. Nền kinh tế hàng hóa Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII là một minh chứng rõ nét, khi các thương nhân nước ngoài đến Đại Việt với những nhu cầu về các sản vật địa phương như hương liệu, vàng bạc,. . . . và đồ thủ cơng như gốm sứ,. . . . thì một loạt các làng nghề sản xuất ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các thương nhân nước ngoài như làng gốm Bát Tràng, Hương Canh, Hàm Rồng, Biên Hòa, . . . hay với nhu cầu về các sản vật địa phương thì một loạt các địa phương có khai thác và cung cấp ra cho thị trường như củ nâu ở Sơn Nam, hồ tiêu ở
Quảng Nam, Bồ Chính,. . . . Ngược lại chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngồi đều có nhu cầu cao về vũ khí thì các thương nhân lại đem đến một lượng lớn vũ khí và các nguyên liệu làm vũ khí như diêm tiêu, lưu huỳnh, chì,. . . Chính việc sản xuất phát triển và ổn định dẫn đên việc Đại Việt trở thành một thị trường tiềm năng trong mắt các thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên do chiến tranh, kinh tế nghèo nàn, nền sản xuất ổn định khơng được duy trì lâu dài. Các đơn vị sản xuất trong nhân dân chủ yếu là nhỏ lẻ, vốn ít khiến cho việc thiếu hàng luôn luôn hiện hữu. Một thương nhân người Anh là Dampier nhận xét về Đàng Ngoài là nghèo nàn, thương nhân mất thời gian 3 – 4 tháng mới nhận được hàng, phải trả tiền trước, khi thuyền bn đến với có việc cho những người thợ thủ công nghèo túng. Nền sản xuất chỉ đáp ứng một mức độ nhất định nhu cầu của người dân, thương nhân nước ngoài và thị trường quốc tế.
Vấn đề điều tiết thị trường của chính quyền phong kiến “hỗn loạn” và “trở thành thảm họa” chính quyền phong kiến khơng q quan tâm đến lợi ích của các thương nhân. Tình trạng phủ chúa mua rẻ bán đắt diễn ra thường xuyên tại Đàng Ngoài, vấn đề sách nhiễu các thương thuyền, khơng có một bộ quy định về tiêu chuẩn hàng hóa bán ra thị trường. Chính vì những vấn đề đó làm cho thương nhân nước ngồi khơng cịn q mặn mà với thị trường trong nước. Nhiều trường hợp ở Đàng Trong do không muốn lấy tiền kẽm mà khơng chịu bán thóc ra khiến giá cả tăng vọt. [15;279]
Hiện nay vấn đề về ổn định sản xuất ln được chính phủ quan tâm, trước thời kỳ đổi mới vấn đề sản xuất, sản xuất mặt hàng nào thì nhà nước quyết định và đặt hàng, vấn đề điều tiết thị trường trong nước cũng do nhà nước quản lý. Kế hoạch hóa sản xuất và điều tiết thị trường tuy giúp cho Việt Nam có một khoảng thời gian dài ổn định trong thời chiến, sang thời bình thì việc làm đó xuất hiện nhiều hạn chế. Sau thời kỳ đổi mới kinh tế tư nhân phát triển mạnh, sản xuất tại các doanh nghiệp tư nhân ngày càng cao theo Sách Trắng
Việt Nam năm 2019, khu vực tư nhân trong nước tạo ra khoảng 42% GDP và 30% doanh thu của chính phủ. Khu vực kinh tế tư nhân cũng thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của cả nước [6;34,35]. Từ những dữ liệu trên ta thấy được hiện nay nhà nước đã có những chính sách tự do trong vấn đề sản xuất kinh doanh. Trả lời phỏng vấn theo ý kiến của ông Trần Nguyên Năm – Phó vụ trưởng vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương: “hiện nay vấn đề sản xuất nhà nước ta đã mạnh dạn giao cho các tập đoàn tư nhân, những mảng nào trong sản xuất tư nhân làm tốt, tư nhân có khả năng phát triển mạnh thì nhà nước cũng tạo điều kiện để phát triển”[31]. Hay trong các văn bản luật cũng có đề cập đến vấn đề chất lượng hàng hóa sản phẩm trong kinh doanh: “Điều 5. Chất lượng và an tồn thực phẩm, khoản 1: rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được cơng bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thơng trên thị trường.” [34]. Nhà nước cũng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc điều tiết sản sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển tại văn kiện Đại hội XIII nêu rõ: “Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mơ, các cân đốì lớn của nền kinh tế; tạo mơi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trương hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển.”[7]
Lạm phát luôn luôn là mối đe dọa nghiêm trọng cho các nền kinh tế, kinh tế Đại Việt cũng không phải ngoại lệ, giữa thế kỷ XVIII, tình trạng lạm phát tại Đàng Trong ngày càng nghiêm trọng khi chính quyền Chúa Nguyễn cho ban hành loại tiền kẽm mới, loại tiền kẽm kém chất lượng, mỏng và dễ gãy, ai cũng mong giữ lại đồng tiền tốt và bỏ đi những đồng tiền xấu, nhiều nơi như Gia Định các thương nhân lúa gạo giữ lại những đồng tiền tốt, không muốn bán
gạo ra thị trường khiến cho “giá gạo tăng cao vọt”. Tình trạng ba đồng kẽm đổi một tiền đồng mà giá trị tiền đồng diễn ra ngày càng nhiều nơi, thương nhân nước ngồi thì khơng muốn lấy tiền kim loại, mà đổi lấy vàng bạc và hàng hóa rồi rời đi. Nhiều thương nhân chở các mặt hàng hiếm đến bán đều lấy tiễn kẽm vì một tiền đồng đổi được ba tiền kẽm trong khi giá trị hai đồng ngang nhau. Tiền mất giá, giá cả leo thang khiến cho nền thương nghiệp đàng trong chịu ảnh hưởng nặng nề, các thuyền bn đến ít dần, chỉ trong 3 năm từ 1771 đến 1773 số thuyền bn đến Hội An từ 16 thuyền xuống cịn 8 thuyền trước đó vào những năm 1740 số thuyền hằng năm, từ 60 đến 80 thuyền.
Cho đến ngay nay vấn đề ổn định lạm phát vẫn luôn là mục tiêu ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ bài học sụp đổ của đồng tiền Đàng Trong hay gần đây nhất là mức lạm phát “phi mã” trong giai đoạn cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980. Từ đó đặt ra câu hỏi là cần làm gì để ổn định lạm phát, tránh tình trạng lạm phát trở thành nguy cơ đe dọa đến nền kinh tế hàng hóa Việt Nam. Theo tổng cục thống kê thì việc để hạn chế lạm phát ta cần ổn định sản xuất, không làm đứt gãy các chuỗi cung ứng đảm bảo nguồn cung và lưu thơng hàng hóa ổn định, nhà nước cần tích trữ đủ các mặt hàng tiêu dùng để đưa ra thị trường trong các thời kì cao điểm về tiêu dùng như dịp lễ tết, lên kế hoạch cụ thể cho từng khả năng có thể xảy ra khi thị trường trong nước biến động. Với những mặt hàng do nhà nước quản lý cần tranh thủ các tháng có chỉ số giá tiêu dùng thấp (CIP) điều chỉnh giá các mặt hàng làm giảm lạm phát kì vọng. Đối với vấn đề đầu cơ tích trữ làm lũng đoạn thì trường thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 196 tội đầu cơ, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,. . . .
Từ vấn đề sai lầm trong nhận thức thời đại của hai “dự án chính trị” Đàng Trong – Đàng Ngoài dẫn đến sự sụt đổ của nền kinh tế
hàng hóa Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII. Bài học đặt ra cho nền kinh tế hàng hóa định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện này cần có nhận thức đúng đắn và rõ ràng những xu thế của thời đại. Cần nhanh nhạy trong việc dự đốn chính xác các khả năng có thể sảy ra trên thế giới ảnh hưởng trự tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Như xu hướng “ra khỏi Trung Quốc” của các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc, chuyển dịch dây truyền sàn xuất sang Ấn Độ và Đông Nam Á, hay ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, tác động ít nhiều của cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam để nắm bắt kịp thời những xu hướng và dòng chảy của hệ thống thương mại thế giới.