Đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá Việt Nam

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 79 - 84)

7. Bố cục của đề tài

3.1. Đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá Việt Nam

Sau khi đất nước được thống nhất vào 1975, nước ta tiếp tục đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho nước ta đó là khơi phục lại nền kinh tế, hàn gắn

vết thương chiến tranh. Trước đây, trong thời kì chiến tranh, mơ hình kinh tế bao cấp đã được áp dụng. Vào thời kì này, mơ hình này đã đáp ứng được những nhu cầu thời chiến như:

Nhà nước có thể nhanh chóng huy động các nguồn lực thiết yếu: thuốc men, lương thực, vũ khí, con người cho cuộc chiến.

Nhanh chóng huy động được nguồn lực cho các lĩnh vực thiết yếu, giảm chi phí cho những lĩnh vực không thiết yếu để giành nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng hơn.

Hạn chế được nạn đầu cơ tích trữ và tình trạng bán phá giá. Hạn chế tình trạng phân hóa giàu nghèo, khơng gây ra phát sinh mâu thuẫn xã hội, xây dựng sự công bằng và gắn kết người dân.

Từ những ưu điểm trên, sau 1975, đa số thành viên trong Ban chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ vẫn tiếp tục áp dụng mơ hình kinh tế kế hoạch hóa. Tuy nhiên, việc tiếp tục đi theo nền sản xuất bao cấp trước đó đã lộ rõ những điểm hạn chế, khiến cho kinh tế Việt Nam không được cải thiện rõ rệt mà ngày càng lạc hậu và kém phát triển. Nhất là khi nước ta vừa bước khỏi ra khỏi chiến tranh, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, bị hạn chế về mặt tư liệu sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém. Do vậy, việc xây dựng một quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy nền kinh tế đi lên là một nhiệm vụ cấp bách của nước ta lúc bấy giờ. Nắm bắt được tình hình đó, tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ V năm 1986, Đảng ta đã quyết định thay đổi nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sản xuất gắn liền với thị trường. Từ nền kinh tế quan liêu, bao cấp trì trệ, lạc hậu; sau 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nước ta được vực dậy, vươn mình vững chắc hịa nhập và sánh vai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Có thể thấy được một số đặc điểm và thành tựu đạt được khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa như sau:

3.1.1. Đặc điểm:

Nước ta quá độ chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế lạc hậu, lực lượng sản xuất chưa phát triển đồng thời bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên nền kinh tế hàng hóa của nước ta có sự khác biệt so với những nền kinh tế hàng hóa của các nước khác với những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, nền kinh tế nước ta đã và đang trong quá trình

chuyển biến từ một nền kinh tế hàng hố kém phát triển mang nặng tính tự cấp tự túc sang một nền kinh tế hàng hoá phát triển từ thấp đến cao. Đứng trước tình hình khơng mấy sáng sủa của nền kinh tế: kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội kém, trình độ cơ sở vật chất và cơng nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu, đội ngũ nhà doanh nghiệp tầm cỡ thiếu trầm trọng, thu nhập của người lao động quá thấp khiến dung lượng hàng hố trên thị trường có sự thay đổi rất chậm chạp; Đảng và nhà nước đã và đang nhanh chóng thực hiện các kế hoạch kinh tế dài hạn nhằm đưa nền kinh tế hàng hóa đi lên cả về số lượng lẫn chất lượng.

Thứ hai, nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở nền kinh tế tồn tại

nhiều thành phần. Nền kinh tế hàng hóa kém phát triển, nguyên nhân đó là do là sự nhận thức khơng đúng đắn dẫn đến nơn nóng xố bỏ nhanh các thành phần kinh tế, thực chất là xoá bỏ điều kiện tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá, làm mất khả năng cạnh tranh và tác dụng tích cực của nền kinh tế hàng hố. Nền kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp to lớn về nhiều mặt có khả năng đưa nền kinh tế vượt khỏi thực trạng thấp kém. Hiện nay, cơ cấu ngành theo hướng phát triển kinh tế dịch vụ đang dần chiếm ưu thế cao trong nền kinh tế hàng hoá thu hút một số lượng lớn lao động. Từ đó cơ cấu cơng - nơng nghiệp và dịch vụ sớm hình thành

theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc này đảm bảo cho mọi doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đều được tự do kinh doanh theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu và quyền thu nhập hợp pháp. Nó cịn làm cho các chủ thể kinh tế được hoạt động theo cơ chế tự chủ, hợp tác cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật.

Thứ ba, nền kinh tế hàng hóa đi theo cơ cấu “mở” giữa nước ta

với các nước trên thế giới. Với sự phân bố không đồng đều về tài nguyên thiên nhiên, người lao động, sức mạnh của các quốc gia,… cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và mới đây nhất là sự xuất hiện của xu thế tồn cầu hóa đã “buộc” nước ta mở cửa tích cực với các nền kinh tế hàng hóa khác nhau trên tồn thế giới để đạt được hiệu quả cao và tăng tốc phát triển nền kinh tế.

Cuối cùng là phát triển nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần một mặt đem lại những điểm sáng cho nền kinh tế nước nhà thì cũng không tránh khỏi những hạn chế và khuyết tật về mặt xã hội như: Đạo đức xuống cấp để chạy theo lợi nhuận, tình trạng tàn phá mơi trường lấy tài nguyên, phân biệt đối xử trên cơ sở phân hóa giàu - nghèo sâu sắc,… Yếu tố khách quan của việc phát triển kinh tế đó là phải đi đơi với tiến bộ xã hội, đó là kết quả và cũng là nội tại của việc phát triển kinh tế. Có ổn định xã hội mới có thể tạo tiền đề cho kinh tế đi lên. Chính vì vậy, chúng ta cần đảm bảo được lợi ích của đại đa số của nhân dân lao động. Thực tế, nước ta đã làm được điều này khi Nhà nước là đại diện giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Việc đảm bảo nền kinh tế đi lên mà không làm chệch hướng con đường xã hội chủ nghĩa đã cho thấy những ý nghĩa to lớn của Nhà nước trong việc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Mục tiêu vận động của nền kinh tế nước ta là đi lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy, vai

trị của các thành phần kinh tế trong tiến trình vận động là khơng thể ngang bằng nhau. Vì thế kinh tế nhà nước nắm giữ các ngành, các lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế, một mặt nhằm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế có hiệu quả, xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ cơng, tạo điều kiện kích thích các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Đồng thời, điều tiết nền kinh tế, đảm bảo năng lực cạnh tranh công bằng và hiệu quả phát triển. Mặt khác, giúp Nhà nước “có khả năng, có điều kiện chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, quyết định phương hướng vận động phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế; vừa là công cụ kinh tế quan trọng nhất để củng cố và xây dựng nhà nước XHCN ngày càng vững mạnh, từng bước hình thành trật tự kinh tế, văn hóa xã hội theo định hướng XHCN. ”[38]

3.1.2. Thành tựu:

Sau 30 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới, từ một đất nước có nền kinh tế tự cung tự cấp, xuất phát điểm thấp hơn nhiều quốc gia khác; nền kinh tế sản xuất hàng hóa của nước ta đã có những thay đổi đáng kể. Về nhiều mặt chúng ta đã đạt được những thành tựu lớn đáng tự hào.

Để hiểu rõ hơn về thành tựu đã đạt được, cần có sự so sánh để thấy rõ hơn. Đây là biểu đồ để có thể thấy được tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đối với các nước trong khu vực (phụ lục 2):

Về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sản xuất hàng hóa ở Việt Nam, có thể thấy được như sau:

GDP: GDP của nước ta trong vòng 30 năm tăng liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995) đã nâng lên đạt mức tăng bình quân 8,2%. Năm 2003 GDP nước ta tăng 7,3%; 2004: 7,7%; 2007: 8,5% và năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng

kinh tế, tài chính tồn cầu, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế là 6,2%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2019 cũng đạt kết quả khá cao, bình qn 6,8%/năm. Thậm chí, năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid, Việt Nam vẫn nằm trong top 4 nền kinh tế có mức tăng trưởng GDP cao nhất, đạt mức 2,4% cả năm.

Cơ cấu kinh tế: Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế Việt Nam cũng có những sự chuyển dịch tích cực. Từ năm 1990 đến 2007, tỉ trọng của khu vực nông - lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 38,7% xuống dưới 20% GDP, tỉ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng tăng lên từ 22,7% lên 41,7%, còn khu vực dịch vụ được duy trì ở mức gần như khơng thay đổi: 38,6% năm 1990 và 38,3% năm 2007. Đến giai đoạn 2011-2016, tỉ trọng của các khu vực lần lượt là này lần lượt là: 16,32%; 32,72%; 40,92%. Trong từng nhóm ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch… . (phụ lục 3)

Một phần của tài liệu KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVII – XVIII VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI KINH TẾ HÀNG HOÁ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w