Đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 166)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.2. Đối với Việt Nam

Căn cứu vào các kết quả nghiên cứu được tìm thấy qua việc ước lượng hệ số của mơ hình thực nghiệm đánh giá tác động tràn của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đến thị trường Việt Nam thông qua các yếu tố vĩ mơ, đồng thời dựa vào phân tích đặc điểm mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đó là hiện nay mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng trở nên chặt chẽ, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam cũng như là quốc gia đầu tư rất lớn vào Việt Nam. Cùng với đó, Việt Nam có đặc điểm là nền kinh tế có độ mở rất cao nên dễ bị tác động. Tác động tràn từ chính sách tiền tệ Hoa Kỳ một mặt tạo cho thị trường Việt Nam những cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức. Do đó, để chủ động hơn và tránh bị những tổn thương mạnh mẽ từ những cú sốc chính sách tiền tệ Hoa Kỳ tác giả rút ra một số gợi ý chính sách sau.

5.2.2.1 Về ổn định tăng trƣởng

Cũng giống như các quốc gia đã đi trước và rất thành công về tăng trưởng như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc, Việt Nam đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế dựa vào thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu. Chiến lược và giải pháp này hồn tồn phù hợp với một quốc gia có xuất phát điểm về kinh tế thấp như Việt Nam, điều này được minh chứng khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trung bình chiếm khoảng 6% GDP trong suốt giai đoạn vừa qua và tăng trưởng về giá trị xuất khẩu trong gần ba thập niên của Việt Nam đều ở mức trên 20% và những năm gần đây dù có chậm lại nhưng tốc độ trung bình vẫn trên 15%, cao hơn hai lần trung bình của các quốc gia có cùng đặc điểm. Với sự đóng góp rất tích cực từ yếu tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu thì Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam càng trở nên chặt chẽ và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam cũng như đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam ngày càng mạnh thì bắt đầu ẩn chứa khơng ít những rủi ro. Việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường Hoa Kỳ sẽ rất dễ xảy ra các tác động tiêu cực khi có các cú sốc từ thị trường Hoa Kỳ mà

trong đó có cú sốc từ chính sách tiền tệ. Do đó, để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng Việt Nam cần chú trọng một số khía cạnh sau:

Đa dạng hóa thị trường: giúp tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc một số quốc gia đối tác khác, làm gia tăng tính linh hoạt trong các chính sách để đối phó với các rủi ro tiềm ẩn. Để làm được điều này chính phủ cần đẩy mạnh đàm phán và kí kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác. Cùng với đó, chính phủ cần hỗ trợ phát triển kinh tế các khu vực trọng yếu trong đó có khu vực kinh tế tư nhân để gia tăng năng lực canh tranh của nhóm này trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Đa dạng hóa đầu tư: song song với việc đa dạng hóa thị trường thì đa dạng hóa đầu tư cũng là một giải pháp mang tính đồng bộ để hỗ trợ tăng trưởng và giảm thiểu những rủi ro do tác động từ bên ngồi. Việc đa dạng hóa thị trường sẽ giúp hỗ trợ thu hút đầu tư và ngược lại đa dạng hóa đầu tư là tiền đề để giúp đa dạng hóa thị trường. Việc chú trọng đẩy mạnh đa dạng hóa đầu tư một cách đúng đắn giúp tạo ra được sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ thuộc nhiều lĩnh vực vừa giúp phát triển những lĩnh vực trụ cột đồng thời kéo theo phát triển những lĩnh vực bổ trợ đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chỗi cung ứng tồn cầu. Có như vậy mới giúp nền kinh tế chủ động hơn và tăng trưởng ổn định trước các cú sốc lớn từ bên ngồi trong đó có cú sốc từ chính sách tiền tệ Hoa Kỳ.

Cần thay đổi cấu trúc ngành, đặc biệt là các ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ bởi nền kinh tế trong nước. Theo tính tốn từ mơ hình Cân đối liên ngành liên quốc gia rút gọn giữa Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ và EU4

cho thấy: 100 đô la xuất khẩu của Việt Nam lan tỏa đến giá trị sản xuất của Việt Nam 74 đô la, đến giá trị tăng thêm của Việt Nam khoảng 72 đô la; và lan tỏa đến giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của Trung Quốc tương ứng là 23 đô la và 25 đơ la; trong khi đó chỉ lan tỏa đến giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của Mỹ tương ứng 1 và 2 đô la; lan tỏa đến giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của EU tương ứng 0,7 và 1,1 đô la.

Xuất khẩu của Việt Nam cơ bản là sản phẩm của lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (khoảng 60% cho chi phí trung gian và khoảng 30% chi tích lũy tài sản), trong đó cơng nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam cơ bản là gia công, với phần lớn nguyên

4

vật liệu đầu vào được nhập khẩu từ Trung Quốc. Kết quả sơ bộ cho thấy Việt Nam xuất khẩu những sản phẩm gia công và sản phẩm cơ bản cho tiêu dùng cuối cùng không lan tỏa nhiều đến sản xuất và giá trị tăng thêm của Việt Nam, mà lan tỏa đến sản xuất và giá trị gia tăng của những nước mà Việt Nam nhập nguyên liệu làm đầu vào cho những sản phẩm gia cơng này. Cùng với đó, nguồn lực nội tại cơ bản để gia tăng dự trữ ngoại hối cho quốc gia là từ thặng dư CCTM, những năm gần đây CCTM của Việt Nam đã cải thiện theo chiều hướng từ thâm hụt thành thặng dư và đã có những đóng góp ngày càng đáng kể cho dự trữ ngoại hối quốc gia, tuy nhiên do đặc điểm phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu đã làm cho lợi thế tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam chưa được phát huy tối đa. Do đó, việc thay đổi cấu trúc ngành đặc biệt là các ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ bởi nền kinh tế trong nước sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đối với việc tăng trưởng bền vững và thật sự theo chiều sâu của nền kinh tế. Ngồi ra, đây cịn là tiền đề quan trọng để gia tăng mạnh mẽ khối lượng dự trữ ngoại tệ, hỗ trợ cho các cơng tác điều hành các chính sách về lãi suất cũng như tỷ giá trước tác động từ các cú sốc chính sách đến từ bên ngồi.

5.2.2.2 Về điều hành lãi suất

Cũng giống như các quốc gia đang phát triển ASEAN, CSTT Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến điều hành lãi suất chính sách tại Việt Nam với chiều hướng tương tự. Như vậy, trường hợp Hoa Kỳ thực hiện CSTT thắt chặt (lãi suất và lợi suất tăng) sẽ tạo ra những tác động đến điều hành lãi suất tại Việt Nam trước nguy cơ về điều chỉnh dòng chảy vốn, và tỷ giá hối đối. Do đó, một số chính sách cần thiết ngồi những đề xuất chính sách có thể tham khảo như đối với các quốc gia ASEAN được nêu trên, với đặc điểm Việt Nam tác giả đề xuất thêm một số khía cạnh:

Điều hành lãi suất chính sách gắn với lạm phát mục tiêu và ổn định dài hạn. Vì những lý do như lạm phát tăng cao buộc Hoa Kỳ phải thực hiện CSTT thắt chặt, tuy nhiên nếu phân tích cho thấy những yếu tố nội tại của nền kinh tế trong nước có thể hỗ trợ cho việc kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu thì hồn tồn có thể giúp Việt Nam chủ động hơn trong điều hành lãi suất mà không quá lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Theo đuổi một CSTT gắn với lạm phát mục tiêu giúp các nhà chính sách có để đánh giá được xu hướng ảnh hưởng của lạm phát thế giới đến Việt Nam, chủ động trong việc đánh giá được nguyên nhân của lạm phát cũng như đánh giá được năng lực nội tại của nền kinh

tế và khả năng chống đỡ với các cú sốc từ bên ngoài. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu các giải pháp điều hành lãi suất cần được đề ra một cách cụ thể và xuyên suốt dựa trên khả năng dự báo vĩ mơ và tiền tệ trong nước, phân tích và dự báo diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế; và phải xây dựng các kịch bản phù hợp với các tình huống. Trước khi đưa ra những thay đổi về chính sách lãi suất cần thông báo trước và cho độ trễ về mặt thời gian để các đối tương có liên quan có thể chủ động điều chỉnh kịp thời, tránh gây ra những cú sốc, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.

Cần điều chỉnh để lãi suất chính sách là công cụ định hướng cho mặt bằng lãi suất hợp lý hơn, phù hợp với tình hình chung của lãi suất thế giới. Lãi suất chính sách hợp lý và linh hoạt sẽ tạo ra một lợi thế và có thêm khơng gian cho chính sách tiền tệ để đối phó với những cú sốc kinh tế, tài chính bên trong cũng như bên ngoài quốc gia.

Ngân hàng Nhà nước đang hướng đến việc điều hành lãi suất thị trường thông qua lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn nhưng thực tế sự ảnh hưởng của hai loại lãi suất trên đến lãi suất thị trường còn thấp. Nguyên nhân là mối liên hệ giữa hai loại lãi suất chính sách trên của ngân hàng Nhà nước với các loại lãi suất thị trường còn lỏng lẻo, đôi khi tách rời nhau và biến động chưa thật sự phù hợp với cơ chế lãi suất thị trường. Do đó cần (1) đẩy mạnh sự phát triển và tạo sự đồng nhất của thị trường tiền tệ nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế truyền tải các tác động của CSTT thông qua công cụ lãi suất đến nền kinh tế; (2) Phát triển và củng cố thị trường liên ngân hàng theo hướng tập trung các thông tin về giao dịch để phản ánh chính xác lãi suất thị trường điều này sẽ giúp NHTW thực hiện một cách hiệu quả vai trò là người cho vay cuối cùng và kiểm soát lãi suất thị trường.

Phối hợp với chính sách tỷ giá để tận dụng chức năng ―bệ đỡ‖ của chính sách này nhằm giảm áp lực cho việc điều hành lãi suất. Trong một số giai đoạn NHTW đang theo đuổi CSTT nới lỏng để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế thì một sự đảo chiều trong chính sách lãi suất sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế mà chính phủ đang hướng tới. Khi đó, sự phối hợp với chính sách tỷ giá hối đối là cần thiết; tận dụng năng lực về dự trữ ngoại hối để có thể can thiệp vào tỷ giá làm giảm áp lực đối với việc phải gia tăng lãi suất nhiều khi Hoa Kỳ thực thi CSTT thắt chặt.

Cần tái cấu trúc ngân sách hướng đến mở rộng không gian, dự địa về tài khóa giúp quốc gia có vị thế tài chính tốt để có thể can thiệp vào thị trường và phối hợp, hỗ

trợ cho chính sách tiền tệ khi có những cú sốc bất lợi từ bên ngồi như việc thắt chặt chính sách tiền tệ từ Hoa Kỳ.

5.2.2.3 Về điều hành tỷ giá hối đối

Tại Việt Nam, chính sách tỷ giá là một thành phần trong chính sách tiền tệ, bao gồm việc lựa chọn chế độ tỷ giá, các công cụ điều tiết và can thiệp tỷ giá (mua bán ngoại hối, xác lập biên độ dao động tỷ giá, điều chỉnh lãi suất ngoại tệ,…) nhằm tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường để hướng đến mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định sức mua của đồng tiền; khuyến khích xuất khẩu. Tỷ giá chính thức và biên độ dao động có sự thay đổi trong từng giai đoạn để phản ứng với những cú sốc từ môi trường vĩ mơ bên ngồi nền kinh tế. Việc theo đuổi chính sách tỷ giá hối đối ổn định đã hỗ trợ nhiều cho các hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, mục tiêu cải cách CCTM một cách bền vững khó có thể đạt được với các cách điều hành tỷ giá nếu khơng có cải thiện trong mơ hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế. Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Việc quá nương vào chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu cũng lại vơ tình làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp có nguyên liệu nhập khẩu làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này, ngồi ra nó cịn tạo áp lực lên lạm phát. Hiện nay, Việt Nam đang bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách cần theo dõi vì bị nghi ngờ thao túng tiền tệ là một bất lợi không nhỏ cho Việt Nam. Xuất phát từ những phân tích trên, cùng bối cảnh thực tế, và kết quả nghiên cứu thì tác giả đưa ra một số đề xuất như sau:

Tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá trong giới hạn ổn định cho phép, tránh xu hướng điều chỉnh tăng đột ngột một chiều đối với tỷ giá sau đó giữ ngun tỷ giá chính thức trong thời gian dài. Thay vào đó, cần tạo một khuôn khổ linh hoạt hơn cho tỷ giá với sự thay đổi tỷ giá chính thức có lên, có xuống với mức điều chỉnh vừa phải và tần suất nhiều hơn. Hướng tới việc xóa bỏ chính sách tỷ giá nương theo hỗ trợ xuất khẩu để hướng đến cải cách CCTM bền vững, tạo điều kiện gia tăng dự trữ ngoại hối nhằm hỗ trợ cho điều hành chính sách tỷ giá hối đối.

Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phát triển, có khả năng tham gia sâu rộng vào thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế. Việc gia tăng tính chủ động trong tham gia vào thị trường ngoại hối quốc tế của hệ thống ngân hàng sẽ giúp hệ thống tài chính thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc phản ứng và chống lại được các rủi ro đến từ những điều chỉnh chính sách vĩ mơ như CSTT của các quốc gia lớn bên ngoài như Hoa

Kỳ. Đồng thời, gia tăng được vai trò là một chủ thể quan trọng cùng với ngân hàng Nhà nước có tác động tích cực đến tỷ giá. Góp phần quan trọng xóa bỏ khoảng cách giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường khơng chính thức, giúp loại bỏ hoàn toàn hiện tượng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực cho quản lý tỷ giá.

Đẩy mạnh gia tăng lượng dự trữ ngoại hối góp phần củng cố ―tấm đệm‖ cho ổn định tỷ giá với các cú sốc bên ngoài bằng việc tận dụng ưu thế của một lượng lớn USD được giải ngân từ thu hút vốn FDI, từng bước cải cách cán cân thương mại, và lượng kiều hối cao ổn định. Cùng với đó, gia tăng hiệu quả các biện pháp trung hịa như: củng cố hệ thống tài chính lành mạnh, phát triển các tài sản và cơng cụ tài chính đa dạng giúp giảm thiểu các rủi ro bởi các biện pháp tự bảo hiểm, sẽ giúp chống lại các cú sốc.

Khuyến khích đa dạng hóa các giao dịch ngoại tệ trong trao đổi thương mại quốc tế, việc phụ thuộc lớn vào USD, trong khi thương mại với các đối tác chiến lược khác cũng rất lớn như năm 2018 nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu, khiến cho tỷ giá song phương giữa Việt Nam và các nước đối tác bị ảnh hưởng trong quan hệ thương mại. Do đó, việc các giao dịch thương mại quốc tế được thực hiện bằng các ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, CNY cũng góp phần làm giảm áp lực cho điều hành tỷ giá khi đồng USD tăng giá quá nhiều do chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)