Môn Tự nhiên và Xã hội và việc sử dụng bài giảngđiện tử trong

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KHOA học GIÁO dục THIẾT kế và sử DỤNG bài GIẢNG điện tử vào dạy học môn tự NHIÊN và xã hội lớp 2 (Trang 26 - 42)

dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

1.1.2.1. Khái quát chung về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Trong Chương trình giáo dục Tiểu học mơn Tự nhiên và Xã hội cùng với các mơn học khác có vai trị quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. Tự nhiên và Xã hội là môn học về môi trường tự nhiên và xã hội gần gũi, bao quanh học sinh, vì vậy có rất nhiểu nguồn cung cấp kiến thức cho các em.

Môn Tự nhiên và Xã hội là mơn học tích hợp kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong đó kiến thức khoa học tự nhiên nhiều hơn so với kiến thức khoa học xã hội. Vì vậy mơn Tự nhiên và Xã hội là mơn học có tầm quan trọng trong sự đổi mới giáo dục đó là việc coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức, quan tâm đến năng lực tự học, tự khám phá kiến thức của học sinh.

Môn Tự nhiên và Xã hội được dạy ở các lớp 1,2,3 (giai đoạn 1), lớp 4,5 (giai đoạn 2) phát triển thành môn Khoa học, mơn Lịch sử và Địa lí.

Mơn Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục tiểu học, thơng qua mơn học cung cấp cho học sinh hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội, cơ thể và sức khoẻ con người. Mơn học khơng chỉ giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản, ban đầu về các sự vật hiện tương, mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, xã hội và con người mà còn là nền tảng để các em học ở các lớp trên.

* Mục tiêu, nhiệm vụ của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 cung cấp một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh và về cơ thể và sức khoẻ của con người. Môn học giúp học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và phịng tránh một số bệnh tật thơng thường; biết một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội xung quanh. Đồng thời mơn học bước đầu hình thành và phát triển ở hoc sinh những kĩ năng như: tự chăm sóc sức khoẻ bản thân, biết ứng xử và đưa ra nhưng quyết định hợp lí trong đời sống để phịng tránh một số bệnh tật và tai nạn, giúp học sinh biết quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tương

đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Không những thế, môn Tự nhiên và Xã hội cịn giúp học sinh hình thành và phát triển thái độ và hành vi như: Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, biết yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu nhà trường, yêu quê hương đất nước.

Đối với học sinh lớp 2, sau khi học xong môn Tự nhiên và Xã hội, học sinh biết sơ lược về hoạt động cơ quan vận động và cơ quan tiêu hố ở cơ thể người, phịng chống cong vẹo cột sống; giữ vệ sinh ăn uống, cách phịng nhiễm giun. Ngồi ra học sinh lớp 2 cịn biết về cơng việc của các thành viên trong gia đình, nhà trường và một số nghề nghiệp trong xã hội, ở địa phương; biết giữ sạch nhà, trường học, giữ an toàn khi ở nhà, ở trường và khi đi đường. Học sinh biết cây cối và các con vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không; biết quan sát bầu trời ban ngày, ban đêm; có hiểu biết sơ lược về hình dạng và đặc điểm của Mặt trời, Mặt Trăng và các vì sao.

* Nội dung chương trình.

Trong Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội năm 2018 quy định nội dung và các yêu cầu cần đạt theo 6 chủ đề: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và Động vật, Con người và Sức khỏe, Trái Đất và Bầu trời. Trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, nội dung môn Tự nhiên và Xã hội được phân chia thành 31 bài học với các yêu cầu cụ thể trong từng bài học như sau:

Nội dung Mục tiêu, yêu cầu kiến thức cần đạt được Chủ đề 1: GIA ĐÌNH

Bài 1: Các thế hệ trong gia đình

- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.

- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.

- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

Bài 2: Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thơng tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những cơng việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

- Thu thập được một số thông tin về những cơng việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện khơng nhận lương.

- Chia sẻ được với các bạn, người thân về cơng việc, nghề nghiệp u thích sau này.

Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

- Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.

- Thu thập được thơng tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

- Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phịng tránh ngộ độc. - Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

Bài 4: Giữ vệ sinh nhà ở - Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).

Bài 5: Ơn tập chủ đề gia đình

- Hệ thống được kiến thức đã học về chủ đề Gia đình.

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về các thế hệ trong gia đình, nghề nghiệp của người lớn, các phòng chống ngộ độc khi ở nhà và những viwệc làm để giữ sạch nhà ở.

- Trân trọng, yêu quý gia đình. Và thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương các thế hệ trọng gia đình.

- Thực hiện phịng tránh ngộ độc và giữ vệ sinh nhà ở bằng những việc làm cụ thể.

Chủ đề 2: TRƯỜNG HỌC Bài 6: chào đón

ngày khai giảng.

- Kể được một số hoạt động diễn ra trong ngày khai giảng và nói được ý nghĩa của ngày đó.

- Nhận xét được sự tham gia của các bạn và chia sẻ cảm nhận của bản thân trong ngày khai giảng.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động trong ngày khai giảng.

- Yêu trường lớp, bạn bè, thầy cô.

sách của chúng em được ý nghĩa của sự kiện này.

- Nhận xét được sự tham gia của các bạn và chia sẻ được cảm nhận của bản thân trong ngày hội đọc sách.

- Tích cực đọc sách và tham gia vào hoạt động trong ngày hội này.

- Tuyên truyền cho hoạt động đọc sách, yêu quý sách và tự giác đọc học tập những điều hay từ sách.

Bài 8: An toàn khi ở trường

- Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủ ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường.

- Biết cách lựa chọn các hoạt động an toàn và hướng dẫn các bạn vui chơi an toàn khi ở trường. - Có ý thức phịng tránh rủi ro cho bản thân và những người khác.

- Tuyên truyền để các bạn cùng vui chơi và hoạt động an toàn khi ở trường.

Bài 9: Giữ gìn vệ sinh trường học

- Thực hiện được giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường.

- Chia sẻ được cảm nghĩ của bản thân sau khi tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, làm đẹp trường lớp.

Bài 10: Ôn tập chủ đề trường học

- Hệ thống hóa được kiến thức đã học về trường học.

- Chia sẻ thông tin với bạn bè về các hoạt động ở trường trong ngày khai giảng, ngày hội đọc sách, hoạt động an toàn khi ở trường.

- Tuyên truyền để các bạn phịng tránh các tình huống nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường và thực hiện giữ vệ sinh trường học.

- u q trường lớp, bạn bè, thầy cơ và tích cực tham gia các hoạt động ở trường một cách an toàn.

Chủ đề 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Bài 11: Hoạt động mua

bán hàng hoá

- Kể được tên một số hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hằng ngày và vai trò của hàng hóa đối với cuộc sống con người.

hàng, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại. - Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hố trước khi mua.

- Có ý thực tiết kiệm khi sử dụng hàng hóa và tuyên truyền cho mọi người cùng hoàn thiện.

Bài 12: Thực hành mua bán hàng hóa

- Biết cách lựa chọn những hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.

- Biết cách mua bán hàng hóa ở những địa điểm khác nhau.

- Thực hành lựa chọn hàng hoá phù hợp về giá cả và chất lượng (theo tình huống giả định).

Bài 13: Hoạt động giao thông

- Kể được tên các loại đường giao thông.

- Nêu được một số phương tiện giao thơng và tiện ích của chúng.

- Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh.

- Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.

- Vận dụng được trong thực tế cuộc sống khi tham gia giao thơng.

- Có ý thức thực hiện và tuyên truyền người khác tuân thủ các quy định của biển báo giao thông.

Bài 14: Cùng tham gia giao thông

- Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thơng (ví dụ: xe máy, xe buýt, đò, thuyền,...) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

- Dự đoán, nhận biết được các tình huống nguy hiểm có thể sảy ra khi tham gia giao thơng.

- Biết cách xử lí những tình huống đơn giản khi bản thân hoặc người thân tham gia giao thông.

- Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết chấp hành các quy định về trạt tự an tồn giao thơng.

Bài 15: Ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương

- Hệ thống hóa được kiến thức đã học trong chủ đề Cộng đồng địa phương.

- Chia sẻ thông tin với bạn về cách mua bán, lựa chọn hàng hóa cho phù hợp về giá cả và chất lượng.

- Thực hiện được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông và tuyên truyền để những

người xung quanh cùng thực hiện.

Chủ đề 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Bài 16: Thực vật sống

ở đâu? - Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật,động vật xung quanh. - Đặt và trả lời được câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh và (hoặc) video.

- Phân loại được thực vật, động vật theo môi trường sống.

- Biết cách chăm, tưới cây đúng cách.

Bài 17: Động vật sống ở đâu?

- Đặt và trả lời câu hỏi về môi trường sống của động vật thông qua quan sát thực tế, tranh, ảnh hoặc video.

- Nêu được tên và nơi sống của một số động vật xung quanh.

- Phân loại được động vật theo môi trường sống. Yêu quý và biết chăm sóc con vật đúng cách.

Bài 18: Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật?

- Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi mơi trường sống của thực vật, động vật.

- Giải thích được ở mức độ đơn giản sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.

- Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ, hạn chế sự thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật. - Thực hiện được các việc làm giúp bảo vệ môi trường sống thực vật và động vật, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện.

Bài 19: Thực vật và động vật quanh em

- Tìm hiểu, điều tra được một số thực vật và động vật xung quanh.

- Mô tả được môi trường sống của một số thực vật và động vật.

- Tìm hiểu những việc làm của người dân tác động đến môi trường sống của thực vật và động vật.

- Yêu quý động vật, thực vật nói chung và động vật thực vật xung quanh nói riêng.

Bài 20: Ơn tập chủ đề thực vật và động vật.

- Củng cố được các kiến thức, kĩ năng đã học về môi trường sống của thực vật và động vật.

- Thực hiện được một số việc làm bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật, chia sẻ với người xung quanh để cùng thực hiện.

Chủ đề 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ Bài 21: Tìm hiểu cơ

quan vận động

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan vận động, hơ hấp và bài tiết nước tiểu trên sơ đồ, tranh ảnh.

- Nhận biết được ở mức độ đơn giản chức năng của cơ, xương và khớp qua các hoạt động vận động. - Nêu được điều gì xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động không hoạt động.

Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động

- Kể tên được những việc làm giúp chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động.

- Kể tên được những việc làm gây hại cho cơ quan vận động.

- Thực hiện được đi, đứng, ngồi, bê mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.

Bài 23: Tìm hiểu cơ quan hơ hấp

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hơ hấp trên sơ đồ, hình vẽ.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hít vào, thở ra. - Đưa ra được dự đốn điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người khi cơ quan hô hấp không hoạt động. - Nêu được sự cần thiết của cơ quan hơ hấp, khơng có sự sống.

Bài 24: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hơ hấp

- Nói được cách chăm sóc và bảo vệ cơ quan hơ hấp như: Thở đúng cách, vệ sinh mũi, họng hàng ngày, tránh xa nơi khói bụi và mầm bệnh, thường xuyên giữ sách nơi ở và trồng nhiều cây xanh… tự thực hiện chăm sóc, bảo vệ cơ quan hơ hấp theo cách đã nêu. - Kể được một số bệnh về hô hấp. Nêu được các nguyên nhân và cách phịng bệnh đường hơ hấp. - Nói được lợi ích của việc hít thở sâu. Thực hiện được việc hít vào thở ra đúng cách.

chăm sóc và bảo vệ đường hơ hấp. có ý thức thực hiện được các việc làm để giúp phịng bệnh đường hơ hấp.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người khác biết cách chăm sóc và bảo vệ cơ quan hơ hấp

Bài 25: tìm hiểu cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu trê sơ đồ, hình vẽ.

- Nhận biết được chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động thải nước tiểu.

- Kể tên được một số bệnh liên quan đến cơ quan bài tiết nước tiểu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KHOA học GIÁO dục THIẾT kế và sử DỤNG bài GIẢNG điện tử vào dạy học môn tự NHIÊN và xã hội lớp 2 (Trang 26 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w