5 Ý kiến khác: Dùng được hình ảnh sơ đồ minh họa cho những vấn đề khó trình bày, diễn giải bằng lời; số lượng câu chữ trên mỗi slide vừa phải,
2.2.2. Quy trình thiết kế bài giảngđiện tử trong tổ chức dạy học các bài học Tự nhiên và Xã hội lớp
Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Để có hiệu quả trong giảng dạy, q trình thiết kế bài giảng điện tử, người giáo viên không thể tùy tiện làm việc theo cảm xúc và ý thích của cá nhân mà cần phải tuân thủ những nguyên tắc và quy trình nhất định, những nguyên tắc này được đặt ra và yêu cầu người thiết kế phải tuân thủ mới đem đến một sản phẩm bài giảng điện tử chất lượng. Một số bước trong quy trình thiết kế bài giảng điện tử, đó là:
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy, xác định mục tiêu bài học, soạn bài giảng
Đây là công việc cần làm đầu tiên của giáo viên. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài qua giáo trình, sách tham khảo và các tài liệu có liên quan.
- Trong dạy học tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, người học đạt được cái gì? Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà người học có được sau bài học. Tùy theo đối tượng người học khác nhau mà mục tiêu sẽ có sự khác nhau. Mục tiêu của bài học được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hóa được và cần nêu rõ sau khi học xong phần đó người học biết cách tiến hành hoạt động để có được kiến thức mới nào? Kĩ năng mới nào? Có thái độ tích cực gì?
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm của bài học. Muốn thực hiện được cần phải: dựa vào mục tiêu của bài học, mục đích và yêu cầu của bài giảng chia bài học ra làm nhiều phần lớn (mỗi phần là một “vùng kiến thức cơ bản”); chọn lọc các nội dung chủ yếu những khái niệm, hệ thống khái niệm, các mối liên hệ, các qui luật, các sự kiện, hiện tượng hóa học tiêu biểu...trên những vùng kiến thức cơ bản đã khoanh lại ở trên; sắp xếp, hệ thống lại cho thành một thể thống nhất, đảm bảo logic bài học và tiến trình tự nhiên của quá trình nhận thức.
- Soạn bài giảng theo cấu trúc của giáo án dạy học tích cực: chia bài giảng làm nhiều hoạt động trong đó mỗi hoạt động tương ứng với một vùng kiến thức cơ bản; trong mỗi hoạt động tìm hiểu về vùng kiến thức cơ bản lại
chia ra thành những đơn vị kiến thức nhỏ hơn phù hợp cho việc trao đổi, truyền tải đến người học; lựa chọn PPDH phù hợp cho từng đơn vị kiến thức nhỏ dựa trên nội dung kiến thức dạy học và mức độ nhận thức của người học (phải linh động); thiết kế các hoạt động của người dạy và người học.
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ khác. B
ư ớ c 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy
Đây là bước rất quan trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Khi thực hiện bước này giáo viên cần phải hình dung được tồn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của máy vi tính để đạt hiệu quả dạy học cao. Đối với nội dung bài giảng môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, không quá đặt nặng việc xây dựng kịch bản đến chi tiết, tuy nhiên, người giáo viên cần phải lập ra một kế hoạch cụ thể bao gồm: Tên hoạt động – Thời gian – Nội dung – Hình ảnh thể hiện trên máy tính. Để tự tạo cho bản thân tính kỷ luật trong q trình thiết kế bài giảng, và trên cơ sở đó cũng là một bước chuẩn bị của quá trình thục luyện giáo án, giúp cho người dạy tự tin hơn trong quá trình lên lớp.
B
ư ớ c 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế bài giảng (Multimedia)
Đây là bước rất quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, và là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với bài giảng truyền thống, hoặc các loại giáo án có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc ứng dụng Multimedia hóa kiến thức được thực hiện qua các bước:
- Dữ liệu hóa thơng tin kiến thức.
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ họa, ảnh tĩnh, phim, âm thanh…
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet…hoặc xây dựng mới bằng đồ họa, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ họa chuyên dụng như Macromedia Flash…
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.
- Xử lí các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng hình ảnh, âm thanh. - Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mĩ và ý đồ sư phạm. B
ư ớ c 4: Xây dựng các thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lí. Cây thư mục hợp lí sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thơng tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
B
ư ớ c 5: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính
- Xử lí chuyển các nội dung trên thành bài giảng điện tử trên máy vi tính. - Dựa trên một số phần mềm cơng cụ tiện ích (MS Powerpoint, Violet, Crocodile, Pro Show Gold…) để thể hiện kịch bản đó.
- Lựa chọn ngơn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thơng qua các hoạt động cụ thể.
- Trước hết cần chia quá trình dạy học trên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong MS Powerpoint). Sau đó xây dựng nội dung các slide. Tùy theo nội dung cụ thể mà thơng tin trên mỗi slide có thể là văn bản, đồ họa, âm thanh, video clip…
- Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tùy theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi ý, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời… Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để người học thấy ngay cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.
- Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền thống nhất cho các slide, hạn chế sử dụng màu chói hoặc q tương phản nhau.
sự tị mị khơng cần thiết của người học, phân tán sự chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của người học. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn khơng chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy – trò, trò – trò.
- Cuối cùng là thực hiện các liên kết (Hyperlink) hợp lí, logic trên các đối tượng bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một các linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, người học dễ tiếp thu.
B
ư ớ c 6: Xem xét, điều chỉnh thể hiện thử trên máy tính, dạy thử, sửa chữa và hoàn thiện
- Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện.
- Chạy thử (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều chỉnh những sai xót về kĩ thuật trên máy tính).
- Chỉnh sửa và hồn thiện bài giảng điện tử.
- Có thể dạy thử để kiểm tra lại tính nhất quán của nội dung dạy học trước khi dạy chính thức.
- Nếu là bài giảng điện tử viết cho người khác sử dụng thì cần sử dụng thêm bước thứ 7.
B
ư ớ c 7: Viết bản hướng dẫn
Bản hướng dẫn cần phải nêu được:
- Kĩ thuật sử dụng (cách mở đĩa, mở bài giảng…
- Ý đồ sư phạm của từng phần bài giảng, từng slide được thiết kế trên máy tính.
- Phương pháp giảng dạy, việc kết hợp các phương pháp khác, phương tiện khác (nếu có)
người học.
- Tương tác giữa người dạy, người học và máy tính.