Nhận xét chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KHOA học GIÁO dục THIẾT kế và sử DỤNG bài GIẢNG điện tử vào dạy học môn tự NHIÊN và xã hội lớp 2 (Trang 87 - 91)

III. Tiến trình dạy học

4. HĐ4: Củng cố, dặn dò: (1 2’)

3.7. Nhận xét chung về thực nghiệm

* Đối với kết quả định lượng thu được

Xét về tỷ lệ học sinh yếu - kém, trung bình, khá - giỏi : Qua kết quả thu được ở trên, ta thấy : tỷ lệ học sinh bị điểm yếu - kém ở các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp các lớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ học sinh đạt điểm khá - giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn lớn hơn các lớp đổi chứng.

* Đối với kết quả định tính:

Qua sự quan sát các giờ học, chúng tơi nhận thấy học sinh các lớp thực nghiệm tỏ ra rất thích thú và tích cực làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Cô L.T.P trường Tiểu học Thực hành cho biết : “Các em học rất thoải mái và đầy hứng thú. Giáo án này đã giúp các em hiểu bài tốt hơn và sâu rộng hơn so với lúc mình dạy bình thường. Bình thường vì khơng có thời gian và điều kiện nên mình hay lướt qua phần ứng dụng và điều chế ...” Cịn cơ N.T.H trường tiểu học Ngọc Sơn cho biết cô giao việc cho các nhóm tìm hiểu trước từng phần, sau đó mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm về một phiếu học tập theo phương pháp hỏi – đáp với các bạn cịn lại trong lớp. Cơ H cho nhận xét: “Dạy kiểu này giáo viên rất khoẻ, mà học sinh thì rất năng động và rất hứng thú”.

Đồng thời, qua sự theo dõi, đánh giá định tính chất lượng kiến thức của học sinh, chúng tơi cũng nhận thấy.

Với các câu hỏi tái hiện lại các kiến thức trong bài thì khơng có sự chênh lệch đáng kể giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Bởi vì, ở các lớp đối chứng, giáo viên chỉ cần nhấn mạnh và bắt học sinh ghi nhớ một vài kiến thức chủ chốt là có thể làm tốt ngay các câu hỏi loại này. Có lẽ chính vì thế mà trong kết quả thu được về thực trạng sử dụng giáo án diện tử , có một số GV cho rằng dạy bằng giáo án điện tử làm mất thời gian và không đạt kết quả cao như phương pháp truyền thống. Đó là vì theo cách dạy truyền thống, giáo viên chỉ cần giảng giải một vài kiến thức chủ chốt (cần thiết cho việc thi cử) trong bài và chốt lại sao cho học sinh dễ nhớ, sau đó hướng dẫn học sinh vận dụng vào một vài ví dụ để nắm vững kiến thức. Nhưng nếu làm như thế thì dường như họ đã mắc bệnh thành tích, chỉ coi trọng kết quả kiểm tra mà không coi trọng việc rèn luyện cho học sinh những năng lực và phẩm chất khác quan trọng khác trong cuộc sống thực tế sau này như khả năng tư duy, tính chủ động sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, khả năng hợp tác …

Tiểu kết chương 3

Sử dụng bài giảng điện tử và ứng dụng trong dạy học hiện nay khơng phải là hình thức mới nhưng nó lại là hình thức hữu hiệu giúp phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy nó được các cơ sở giáo dục đào tạo khuyến khích giáo viên sử dụng hơn là một bài dạy truyền thống.

Với sự đa dạng về nguồn thông tin, về cơ sở dữ liệu và về các phần mềm ứng dụng, mỗi giáo viên sẽ tự tìm cho mình được hướng đi đúng đắn và hiệu quả nhất. Ở trường Tiểu học Thực hành cũng vậy, bằng sự nhiệt huyết, say mê tìm tịi sáng tạo và khám phá những cái mới trong tất cả các hoạt động giáo dục chính khóa cũng như ngoại khóa, các giáo viên đã cho thấy được tính tích cực, ưu điểm của các biện pháp này. Nó làm cho cơng tác dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 ở nhà trường bước lên một cấp độ mới, đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ năm học nhà trường và môn học đã đặt ra.

Học sinh được tiếp xúc với bài giảng điện tử linh hoạt, nhanh nhẹn hơn, các em thể hiện tính chủ động của mình trong các tiết học. Khi các em được tiếp xúc với những hình ảnh trực quan sinh động, các em sẽ dễ nắm vững được kiến thức và nhớ bài lâu hơn. Có thể nói sử dụng bài giảng điện tử môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là một bước tiến tích cực, đảm bảo hướng học sinh phát triển tồn diện cũng như thay đổi môi trường, cách thức học tập một cách tiến bộ hơn.

KẾT LUẬN

Việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 như kết quả đã triển khai ở chương 1 và chương 2 dựa trên các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn việc ở trường tiểu học Thực Hành và trường Tiểu học Ngọc Sơn, quận Kiến Anh, thành phố Hải Phịng bước đầu có kết quả rất khả quan. Với mục tiêu đề tài đã đặt ra, qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, đề tài đã đưa ra các bước xây dựng và thiết kế bài giảng điện tử môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 cũng như cho người đọc thấy được phương pháp dạy học bằng bài giảng điện tử có tác dụng rất tích cực đối với q trình dạy và học của giáo viên và học sinh trong các nhà trường Tiểu học.

Đề tài đã thực hiện nghiêm túc mọi yêu cầu đặt ra cũng như xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học. Trong quá trình khảo sát 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng đề tài đã khẳng định được tính hiệu quả của việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2. Bằng cách thiết kế và sử dụng bài giảng chi tiết, công phu, chất lượng các tiết học Tự nhiên và Xã hội đã được nâng lên rõ rệt, học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ động, nhanh chóng. Tính chun nghiệp trong các tiết học Tự nhiên và Xã hội dần được khẳng định, từng bước vượt ra khỏi việc dạy và học một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Phát huy tối đa sự đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông, từ sự thụ động chuyển sang chủ động lĩnh hội tri thức của học gióp phần định hướng tốt cho việc nhận thức về thế giới tự nhiên,

con người và những kỹ nắng sống ban đầu của học sinh lớp 2.

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận mới như sau:

- Việc dạy học sử dụng bài giảng điện tử Tự nhiên và Xã hội lớp 2 ở trường Tiểu học đem lại hiệu quả tích cực, đảm bảo học sinh phát huy tính tích cực chủ động của các em.

- Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 giúp giáo viên nâng cao hiệu quả chất lượng chuyên môn; tạo động lực để giáo viên phát huy hết năng lực sáng tạo của mình; tích cực tìm tịi, thử nghiệm các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mới nhằm tạo cho học sinh hứng thú với hoạt động học tập.

- Với một số kinh nghiệm ít ỏi có được sau khi thực thi đề tài, người viết hy vọng sẽ góp một phần nhỏ giúp các bạn đồng nghiệp cũng như các bạn quan tâm đến lĩnh vực này có thêm một số kiến thức để soạn bài giảng điện tử của mình hay hơn, hấp dẫn học sinh và đáp ứng nhu cầu về kiến thức bộ môn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KHOA học GIÁO dục THIẾT kế và sử DỤNG bài GIẢNG điện tử vào dạy học môn tự NHIÊN và xã hội lớp 2 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w