5 Ý kiến khác: Dùng được hình ảnh sơ đồ minh họa cho những vấn đề khó trình bày, diễn giải bằng lời; số lượng câu chữ trên mỗi slide vừa phải,
2.2.3. Quy trình sử dụng bài giảngđiện tử hỗ trợ trong tổ chức dạy học các bài học Tự nhiên và Xã hội lớp
bài học Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Nếu như quá trình thiết kế bài giảng điện tử là quá trình người giáo viên đi tìm tịi, thiết kế bằng những ý tưởng, chuẩn bị đầy đầy đủ nội dung cần thiết. Thì quá trình sử dụng bài giảng điện tử là bước cụ thể hóa những ý tưởng, đưa sản phẩm làm ra được ứng dụng trong thực tiễn. Đây cũng là một khâu rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng của bài giảng điện tử và biến ý tưởng sư phạm thành kỹ năng kiến thức được truyền thụ đến học sinh. Quy trình sử dụng bài giảng điện tử hỗ trợ trong dạy học gồm có một số bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu đối tượng, nội dung, tư liệu
Khâu đầu tiên của quy trình sử dụng bài giảng điện tử môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 chính là nghiên cứu đối tượng, nội dung, tư liệu của bài giảng điện tử. Cụ thể:
- Nghiên cứu đối tượng thì chúng ta sẽ nắm được trình độ nhận thức của học sinh, ( mỗi lứa tuổi học sinh, mỗi khối học khác nhau sẽ có những nhận thức khác nhau, và ngay trong một lớp học cũng có học sinh có trình độ khác nhau) cho nên khi thiết kế và sử dụng giáo án điện tử phải đảm bảo tính vừa sức cho số đơng học sinh trong lớp tuy nhiên cũng cần đảm bảo có sự phân hóa để có cách đánh giá học sinh chính xác hơn.
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học cũng quan trọng trong quá trình sử dụng bài giảng điện tử, nắm kĩ nội dung bài học sẽ đảm bảo giảng dhạy đúng chương trình, đảm bảo chuẩn đầu ra kiến thức của học sinh. Do đó khi nghiên cứu nội dung bài học giáo viên phải có tư duy rõ ràng, rành mạch và độ chính xác cao về mặt kiến thức, khoa học. Dạy nội dung gì? Sau tiết học Học sinh nắm được cái gì? Qua nội dung đó các em hình thành được những kĩ năng nào? Và từ nhận thức đến hình thành thái độ - giáo dục các em ra sao? Đó là những cái cần đạt được khi nghiên cứu nội dung bài học để người giáo viên sử dụng vào bài giảng điện tử.
Sau khi đã xác định rõ đối tượng và nội dung bài học, giáo viên sẽ đi tìm những tư liệu liên quan để kết hợp với giáo án điện tử đã soạn và thực hành giảng dạy cho học sinh.
Bước 2 . Thao tác thuần thục các phần mềm
Thao tác thuần thục các phần mềm trình chiếu và phần mềm có liên quan là khâu thứ hai trong quy trình sử dụng bài giảng điện tử, cũng là nét riêng biệt không thể lẫn vào đâu của bài giảng điện tử và bài giảng thông thường.
Các thao tác liên quan đến công nghệ, phương tiện và phần mềm, đặc biệt là việc thuần thục các phần mềm sử dụng trong bài học là yêu cầu không thể thiếu được của người giáo viên trong thực hành dạy học bằng giáo án điện tử. Hiệu quả của tiết học một mặt phụ thuộc vào việc chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung thì mặt khác địi hỏi các thao tác phải thực hiện một cách thuần thục, có như vậy đảm bảo được tính liên tục, tính hệ thống trong sử dụng bài giảng điện tử.
Để đảm bảo thao tác thuần thục các phần mềm, việc đầu tiên phải đảm bảo dữ liệu hóa mọi thơng tin kiến thức bài học (đây cũng chính là thực hiện bước 1 nói trên); rồi phân loại chúng ra thành các loại dữ liệu văn bản, liên kết chúng vào các phần mềm dạy học phù hợp. Nếu nắm chắc về công nghệ thơng tin giáo viên có thể xử lý các tư liệu đã có bằng các phần mềm chuyên dụng nhằm nâng cao chất lượng các tư liệu đó. Ví dụ như chỉnh hình ảnh có phần mềm photoshop, Chỉnh phơng chữ có phần mền Unikey... sau khi chỉnh sửa thì liên kết vào phần mềm trình chiếu Power Point.
Như vậy, từ bước này đặt ra một trong những nhiệm vụ của người giáo viên là cần nâng cao hiểu biết và trình độ cơng nghệ thơng tin trong sử dụng bài giảng điện tử hỗ trợ trong tổ chức dạy học nói chung và dạy học các bài học Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng.
Bước 3: Xây dựng cấu trúc các bước lên lớp
Đây là khâu cuối cùng của quy trình, là bước thực thi bài giảng điện tử đã thiết kế.
Khi thiết kế xong bài giảng điện tử, thực hiện chạy thử từ đầu đến cuối chương trình thì sau đó việc cuối cùng là đưa bài giảng điện tử vào dạy học.
Lúc này giáo viên phải đảm bảo nắm chắc 5 bước lên lớp, đó là: ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố và dặn dị. Thực hiện 5 bước đó giúp giáo viên phân chia thời gian hợp lý, chủ động trong từng hoạt động, thao tác, nhằm điều khiển giờ học một cách tự tin nhất (tùy từng bài học cụ thể và tình hình thực tế để tiến hành cho phù hợp, không nhất thiết phải qua 5 bước).
Bước 4: Kết hợp với các phương pháp giảng dạy khác
Có thể nói, bài giảng điện tử mang lại hiệu quả tích cực hay khơng nhờ vào việc kết hợp hài hịa với các phương pháp giảng dạy học. Vì vậy, trước tiên để thực hiện tốt việc giảng dạy, người giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết trình với việc trình chiếu nội dung bài giảng cho phù hợp. Trong q trình trình chiếu cần phân tích nội dung trong bài giảng có sự so sánh, bình luận, liên hệ thực tiễn để bài giảng đảm bảo sự lôgic. Giáo viên không nên giảng theo kiểu đọc slide. Không nên chuyển tiếp các slide quá nhanh, cần đảm bảo cho học sinh quan sát được hết nội dung trong mỗi slide. Kết hợp linh hoạt giữa việc thuyết trình với việc trình chiếu các slide, sao cho nhịp nhàng, tránh tình trạng thuyết trình xong cả một phần rồi mới trình chiếu từng ý nhỏ của phần đó. Bên cạnh đó, để phát huy tối đa hiệu quả của bài giảng điện tử thì mỗi giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học khác. Ở các lớp học thơng thường, giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực như thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, lấy ý kiến ghi lên bảng … nhưng khi chuyển sang hình thức bài giảng điện tử thì một số phương pháp như thảo luận nhóm, lấy ý kiến ghi bảng… sẽ khơng phù hợp vì vậy giáo viên cần thay đổi các phương pháp cho phù hợp như: thuyết trình, phỏng vấn nhanh, hỏi đáp... Slide nên ghi câu hỏi hay nội dung câu hỏi thảo luận. Từ đó, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh được nâng lên, qua quá trình trả lời câu hỏi, trao đổi, thảo luận trực tiếp giúp học sinh nắm chắc kiến thức và tập trung trong giờ học.