III. Tiến trình dạy học
4. HĐ4: Củng cố, dặn dò: (1 2’)
2.2.5. Các điều kiện để thiết kế và sử dụng bài giảngđiện tử môn Tự nhiên và Xã hội lớp
và Xã hội lớp 2
2.2.5.1. Mạng Internet
Để đảm bảo mọi điều kiện thuận tiện nhất cho giảng viên khi sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy trực tuyến, các nhà trường cần: Xây dựng hạ tầng mạng, đường truyền, dịch vụ Internet, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến. Bồi dưỡng đội ngũ nhân lực (cán bộ quản
lý, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Không gian, thời gian dạy học theo hình thức trực tuyến mở rộng hơn vì khơng bó buộc và khơng gian lớp học hay quy định cứng vào một khung thời gian nữa. Vì thế, để khắc phục tình trạng nghẽn mạng, mạng chập chờn, đang học có thể bị đẩy ra ngồi… các nhà trường cũng cần sắp xếp linh hoạt thời gian học tập phù hợp. Thời gian dạy học của một tiết linh hoạt tuỳ theo đặc thù môn học, thiết kế của giáo viên trên cơ sở thống nhất trong các tổ chuyên môn.
2.2.5.2. Máy tính cho giáo viên và học sinh
Đối với sử dụng bài giảng điện tử hỗ trợ trong tổ chức dạy học nói chung và các bài học Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng điều kiện tiên quyết là phải có máy tính đảm bào.
Về phía nhà trường: Cần trang thiết bị cơng nghệ thơng tin (như máy tính, máy chiếu, tivi, camera, máy in, máy qt…) và phịng học đảm bảo có thể sử dụng các thiết bị đó (như hệ thống điện, máy chiếu, loa…).
Về phía giáo viên: Tự trang bị máy tính cá nhân (nếu có), chuẩn bị bài giảng điện tử chu đáo, đầy đủ; trau dồi khả năng, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm… Đồng thời, giáo viên chuẩn bị các hoạt động dạy học cũng như các trò chơi, video clip với các hoạt động khởi động vui nhộn tạo bầu khơng khí thoải mái trong lớp học.
Về phía học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị học tập quan trọng và sách giáo khoa đầy đủ. Duy trì tâm lý và tậm trạng tốt nhất khi tham gia học tập. Trong quá trình học tập cần chú ý lắng nghe, tham gia thảo luận và đóng góp tích cực vào bài họ.
2.2.5.3. Kỹ năng xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử
Mọi thao tác của giáo viên khi thực hiện trên slide đều được trình chiếu. Trong q trình học vẫn có tình trạng học sinh vẽ lên màn hình zoom, điều chỉnh slide hay phơng chữ trong các slide bị lỗi. …Vì vậy, mỗi giáo viên cần nắm được kiến thức cơ bản về cơng nghệ thơng tin, có kỹ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin, cũng như kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ
cơng việc dạy học. Để có những kỹ năng này, ngồi việc giáo viên tự giác tích lũy học tập trau dồi kiến thức, kỹ năng thì nhà trường cần xây dựng kế hoạch chi tiết bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho giáo viên theo từng bộ môn, khối lớp…
Trong thời điểm hiện nay, ngay cả khi dịch Covid – 19 đã được kiểm soát, dù dạy trực tuyến hay trên lớp học thì việc soạn bài giảng điện tử có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bài giảng. Mỗi giáo viên đều tâm huyết và đầu tư nhiều công sức vào việc thiết kế bài giảng điện tử một cách khoa học, cơng phu. Chính từ việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin và sử dụng các phương tiện hiện đại trong hoạt động giảng dạy làm cho chất lượng bài giảng của giáo viên được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng của nhà trường đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở lí luận của chương 1, tác giả đề xuất các nguyên tắc quy trình thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được thiết kế theo định hướng khám phá, cho học sinh có thể tự bổ trợ kiến thức, trợ giúp cho học sinh trong học tập. Quá trình thiết kế và xây dựng bài giảng điện tử hỗ trợ trong tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 ln căn cứ vào nội dung chương trình dạy học theo chủ đề. Trong bài giảng điện tử, các chủ đề được thiết kế có lời bài giảng, có các ví dụ, hình ảnh minh hoạ sinh động và các bài tập tương tác trực tiếp.
Trong quá trình dạy học tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi chủ để và cái đích cần đạt tới của mỗi chủ đề. Từ đó, mục tiêu đưa ra trong mỗi bài giảng sẽ tăng cao tính hiệu quả.
Ở chương này, chúng tôi đã tiến hành thiết kế một số bài giảng điện tử theo tiết học và chủ đề trong chương trình mơn học Tự nhiên và Xã hội lớp 2
theo như nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra từ ban đầu. Tuy nhiên, do độ dài luận văn có giới hạn, chúng tơi chỉ chọn trình bày một số bài thuộc các dạng bài lên lớp tiêu biểu. Các giáo án khác được để ở phần phụ lục. Sau mỗi bài giảng điện tử được trình bày, chúng tơi có phân tích thêm về những ưu điểm trong thiết kế, sử dụng bài giảng điện tử sẽ phát huy tính tích cực và sự hứng thú của học sinh như thế nào. Việc phân tích những ưu điểm của bài giảng điện tử vừa là nền tảng của việc thiết kế giáo án, vừa là căn cứ để dự đốn tính hiệu quả và khả thi của bài giảng điện tử đó. Những thiết kế, xây dựng của bài giảng điện tử sẽ đạt được kết quả như thế nào cần phải được kiểm tra trong thực tế. Cần tổ chức phân tích định tính, định lượng cũng như theo dõi một nhóm học sinh với các học lực khác nhau nhằm đánh giá tính hiệu quả của dạy học Tự nhiên và xã hội với sự trợ giúp của bài giảng điện tử. Nội dung này sẽ được đề cập đến trong thực nghiệm của chương 3.
CHƯƠNG 3