5 Ý kiến khác: Dùng được hình ảnh sơ đồ minh họa cho những vấn đề khó trình bày, diễn giải bằng lời; số lượng câu chữ trên mỗi slide vừa phải,
2.2.1. Căn cứ đề xuất quy trình thiết kế bài giảngđiện tử hỗ trợ trong tổ
chức dạy học các bài học Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
2.2.1.1. Căn cứ vào các văn bản quản lý nhà nước
Văn bản của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định các nội dung liên quan đến xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử nói chung, bài giảng điện tử mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng bao gồm:
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáodục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”;
Căn cứ Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an tồn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19;
Căn cứ Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo.
Thông tư số 08/2020/TT-BGDĐT ngày 1 tháng 3 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục”.
dụng bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử phải sử dụng và phát huy được hiệu quả của một số phần mềm ứng dụng. Cần chú ý khai thác các phần mềm miễn phí, mã nguồn mở theo hướng dẫn tại các trang Wedsite cho phép sử dụng. Hiện nay có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ việc quản lí và tổ chức dạy học, tiêu biểu như phần mềm hỗ trợ trình chiếu, sinh động hố hình ảnh (Power point; Media Flash), phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng (Violet), phần quản lí nội dung học tập (Leaning content management system – LCMS), phần mềm quản lí học tập, (Leaning management system – LMS) v.v... Tuỳ theo các môn học cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn các phần mềm phổ dụng hoặc đặc trưng của bộ môn, phù hợp với ngành đào tạo.
Tuy nhiên các phần mềm trong thiết kế bài giảng điện tử phải đáp ứng những yêu cầu như: Dễ tiếp cận, tiện ích, tích hợp nhiều tính năng liên kết với các học liệu, thông tin từ Internet hay các nguồn học liệu điện tử khác theo hướng mở, hỗ trợ hoạt động nhận thức của người học (cung cấp thông tin, tạo tình huống, mơi trường quan sát, định hướng tư duy, kích thích hứng thú, nảy sinh ý tưởng), tiện lợi trong các mối tương tác, phát huy tính tích cực của người học, xử lí, chia sẻ thơng tin, hợp tác tìm tịi khám phá, phát triển các kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, ứng dụng, định hướng phát triển tư tưởng, tình cảm, thái độ đúng đắn, hỗ trợ hoạt động quản lí (kế hoạch, nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học học tập, nhận ý kiến phản hồi từ người học).
2.2.1.3. Căn cứ vào đặc điểm môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội, về cơ thể và sức khoẻ con người. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 của cấp tiểu học và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên.
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu mơi trường
tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh tình u con người,thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống và các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo).
Về nội dung giáo dục, Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 bao gồm 6 chủ đề: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. So với chương trình hiện hành, Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội mới tinh giản một số nội dung khó hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp trung học cơ sở, đồng thời cập nhật một số nội dung mới gần gũi và thiết thực hơn với học sinh.Phương pháp thực hiện chương trình mơn học là: khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tị mị khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thơng tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.
Chương trình mơn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh học qua quan sát và trải nghiệm thực tế. Đối tượng quan sát là các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội từ tranh ảnh, vật thật, video, môi trường xung quanh. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái qt hố những gì đã quan sát được ở mức độ đơn giản. Các hoạt động trải nghiệm của học sinh là điều tra, khám phá, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử phù hợp liên quan đến sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ mơi trường sống.
sinh học thông qua tương tác, cụ thể là thực hiện các hoạt động trị chơi, đóng vai, thảo luận, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn để tăng cường kĩ năng hợp tác, giao tiếp, sự tự tin của học sinh. Giáo viên cần lựa chọn, phối hợp, vận dụng các phương pháp giáo dục nói trên một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là chương trình mở. Trên cơ sở bảo đảm yêu cầu cần đạt đối với mỗi lớp học, giáo viên có thể lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để dạy học, thay đổi thứ tự các chủ đề học tập, đặt tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường. Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn học là cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt đã được quy định ở mỗi lớp; từ đó, giúp giáo viên, học sinh điều chỉnh phương pháp dạy, phương pháp học để đạt được kết quả tốt hơn; đồng thời tăng động cơ và hứng thú học tập môn học cho học sinh.
2.2.1.4. Căn cứ vào cơ sở vật chất và quy mô, nguồn nhân lực các nhà trường tiểu học
Đối với các Trường Tiểu học Thực Hành, Trường Tiểu học Ngọc Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phịng ln tự hào là những ngơi trường có mơ hình giáo dục tiên tiến và hiện đại ở thành phố Hải Phòng, được rất nhiều trường bạn ở các tỉnh thành phố trong cả nước đến học tập và các trường quốc tế đến tham quan, giao lưu. Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thiết kế và sử dụng bài giảng ở các nhà trường được trang bị đầy đủ, bao gồm cả phương tiện trình chiếu trong phịng học và ngồi trời. Hệ thống Internet được trang bị tới từng phòng học và phủ sóng wifi 100% trong khn viên của các nhà trường.
Để đáp ứng được mơ hình giáo dục và tôn chỉ của các nhà trường Tiểu học với phương châm “Đi học là Hạnh Phúc”; “Mỗi ngày đến trường là một
niềm vui” đòi hỏi một đội ngũ cán bộ giáo viên hùng hậu, vừa hồng vừa chuyên, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và rất năng động, nhiệt huyết trong mọi công tác giáo dục rèn luyện chăm sóc học sinh. Đội ngũ cán bộ giáo viên của các trường tiểu học khảo sát hiện được chia làm các tổ chuyên môn rõ ràng với 5 tổ gồm: Tổ Tiếng Việt, Tổ Toán, Tổ Ngoại Ngữ, Tổ các mơn Nghệ Thuật và Tổ Hành chính văn phịng. 100% giáo viên có trình độ chun mơn Cử nhân và trên Đại học với cương vị vừa là cán bộ nghiên cứu, biên soạn các chương trình giáo dục vừa là nhà giáo dục, luôn dày công sáng tạo và nghiên cứu ứng dụng các phương pháp, nội dung, hình thức dạy học mới ở tất cả các bộ môn. Công tác soạn thảo bài giảng điện tử được triển khai và thực hiện đồng bộ ở đa số cán bộ giáo viên từ giáo viên lâu năm đến giáo viên trẻ với rất nhiều tiết dạy chất lượng. Phương pháp soạn bài giảng điện tử cũng rất là đa dạng, mang đặc trưng riêng của từng bài học, có bài thì đưa vào bài giảng điện tử các phiếu học tập, có bài mơn lại đưa video clip hoặc trị chơi, hoặc sử dụng máy chiếu để thị phạm trực tiếp.
Với môn Tự nhiên và Xã hội, bài giảng điện tử thường chủ yếu là các bài học thông qua các bộ phim hoạt hình, phim tài liệu hay các đoạn video về cuộc sống, có câu hỏi tương tác trực tiếp với học sinh. Những tiết học như vậy thường khiến cho học sinh rất thích thú, tiếp thu nội dung bài học nhanh và chủ động ghi nhớ kiến thức dễ dàng. Tựu chung, sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học các chủ đề đều giúp tiết học đạt hiệu quả cao hơn, học sinh tiếp thu bài học tốt hơn. Tuy nhiên, khơng phải tiết học nào cũng có thể sử dụng bài giảng điện tử và có thể sử dụng với tất cả các môn học. Bởi vì, việc soạn ra được một bài giảng điện tử chất lượng đòi hòi người giáo viên phải dày cơng tìm tịi, sáng tạo, đầu tư nhiều công sức thời gian hơn một kế hoạch bài dạy thơng thường gấp nhiều lần. Đồng thời, dẫu có soạn ra được một bài giảng điện tử chất lượng, nhưng nếu khơng biết cách sử dụng hợp lý thì sẽ là phản tác dụng và đạt hiệu quả khơng được như mong muốn. Chính vì vậy, việc tn thủ các quy trình trong thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử có vai trị đặc biệt quan trọng.