Đánh giá kết quả về mặt định tính

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KHOA học GIÁO dục THIẾT kế và sử DỤNG bài GIẢNG điện tử vào dạy học môn tự NHIÊN và xã hội lớp 2 (Trang 85 - 86)

III. Tiến trình dạy học

4. HĐ4: Củng cố, dặn dò: (1 2’)

3.5.2. Đánh giá kết quả về mặt định tính

Quan sát, trao đổi với học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng để rút ra kết luận. Tiến hành trao đổi với giáo viên giảng dạy để nắm hiệu quả việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học. Qua khảo sát các giờ học, chúng tôi nhận thấy học sinh các lớp thực nghiệm tỏ ra thích thú và tích cực làm theo hướng dẫn của giáo viên. Trong hoạt động học tập theo nhóm cho thấy tính hiệu quả trong q trình học tập, khi làm việc nhóm học sinh tự tìm tịi nghiên cứu đọc sách trước. Trong q trình làm việc nhóm học sinh có thể tự mình trình bày ý kiến của mình, trong đó cũng sẽ có những ý kiến trái chiều và học sinh sẽ có cơ hội tranh luận tìm ra câu trả lời đúng nhất. Đây chính là những điểm tích cực để phát huy khả năng phản biện của học sinh. Tạo cho các tính kỹ năng đứng trước đám đơng để trình bày một vấn đề nào đó.

Mơn Tự nhiên và Xã hội là một học trọng tâm của chương trình tiểu học. Nội dung mơn học khá phong phú, đa dạng. Với các bài giảng được thiết kế và giảng dạy theo phương pháp truyền thống thì trong thời gian lên lớp giáo viên chỉ có thể trình bày những nội dung cốt lõi của bài học chứ chưa nói đến việc vận dụng và sử dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Nhưng khi sử dụng bài giảng điện tử vào giảng dạy thì giảng viên đã vận dụng được nhiều phương pháp vào trong quá trình giảng dạy. Với những ưu điểm của việc sử dụng bài giảng điện tử vào quá trình giảng dạy giáo viên sẽ tạo ra sự húng thú vào bài học. Kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, trao đổi, hợp tác cùng làm việc trong nhóm. Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh tiểu học được học bằng trực quan sinh động, bằng hình ảnh chân thực về kiến thức tự nhiên và xã hội sẽ giúp cho các em nắm và nhớ được

nội dung lâu hơn. Với những ưu điểm tích cực trong q trình dạy học bài giảng điện tử cũng phù hợp với bốn trụ cột giáo dục của thế giới: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KHOA học GIÁO dục THIẾT kế và sử DỤNG bài GIẢNG điện tử vào dạy học môn tự NHIÊN và xã hội lớp 2 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w