Học sinh Giáo án điện tử sinh động khơng chỉ có văn bản chữ mà cịn có cả âm thanh, hình ảnh sống động, chân thực giúp học sinh cảm thấy hứng khởi hơn trong tiết học vì có thể nhìn hình ảnh trực quan bằng mắt thấy, tai nghe… Do đó, hiểu bài học sâu sắc hơn.
Hai là, bài giảng điện tử dễ dàng lưu trữ, sao chép
Bài giảng điện tử là dạng file mềm có thể di chuyển qua USB, CD nên có thể sao chép, lưu trữ dữ liệu đơn giản, thuận tiện cho các thầy cô trao đổi kiến thức, chuyên môn với nhau.
Ba là, bài giảng điện tử giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, dễ dàng cập nhật
Áp dụng bài giảng điện tử vào trong quá trình dạy học sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian. Nếu như bài giảng truyền thống giáo viên muốn trình bày thì phải viết lên bảng điều này sẽ mất rất nhiều thời gian, còn bài giảng điện tử giáo viên chỉ cần chiếu lên thì học sinh có thể quan sát được một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi áp dung bài giảng điện tử học sinh có thể truy cập một cách dễ dàng khi cần xem lại những nội dung chưa hiểu.
Bốn là, nội dung học đa dạng, sáng tạo
Nội dung bài học đa dạng hơn như có thêm sơ đồ, chú ý tới vấn đề trọng tâm để trình bày chi tiết, cụ thể hơn mà rất thuận tiện qua vài thao tác chuột. Người học sẽ được truyền đạt thông tin đầy đủ, mạch lạc nhất.
Giáo viên được phát huy tính sáng tạo, ý tưởng cho bài học của mình sao cho hấp dẫn, chất lượng hơn. Khi sử dụng tiện ích của cơng nghệ thơng tin sẽ làm cho bài giảng có hình thức thể hiện phù hợp với nội dung bài giảng và ngày càng hay hơn, hồn thiện hơn.
Nhìn chung, lợi ích của giáo án điện tử mang lại trong trường học là không thể phủ nhận cũng như không thể phủ nhận sự phấn đấu, tâm huyết của các thầy cơ trong việc giảng dạy của mình.
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học và việc sử dụng bàigiảng điện tử giảng điện tử
Các em học ở trường tiểu học, hay còn gọi là tuổi nhi đồng, lứa tuổi đầu tiểu học. Đến trường thực hiện hoạt động học tập là bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ ở lứa tuổi này. Giờ đây các em đã trở thành một học sinh thực sự, học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất giúp các em tích lũy kiến thức.
Khi đến trường, các em bước vào những mối quan hệ mới và phức tạp hơn: quan hệ với thầy cô giáo, với bạn bè. Trong môi trường hoạt động mới sẽ tạo ra cho các em một thế giới nội tâm phong phú.
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh nhỏ. Thời kì này ở trẻ phát triển mạnh về nhận thức, tình cảm – ý chí – ý thức – nhân cách.
1.1.3.1. Đặc điểm về mặt cơ thể
Hệ xương cịn nhiều mơ sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,…Vì thế cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.
Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trị chơi vận động như chạy, nhảy, nơ đùa,… Vì vậy nên đưa các em vào các trị chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trị chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,… Dựa vào đặc điểm sinh lý này mà cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.
1.1.3.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống
Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.
Trong gia đình: các em ln cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các cơng việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn, hồn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,… các em phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.
Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các mơn học đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt.
Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính tập thể (đơi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình.
1.1.3.3. Đặc điểm của quá trình nhận thức
Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính khơng ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng
Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,…). Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ cịn yếu, khả năng kiểm sốt, điều khiển chú ý cịn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trị chơi,…Sự tập trung chú ý của trẻ cịn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Ở cuối tuổi tiểu học, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một cơng thức tốn hay một bài hát dài,… Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hồn thành cơng việc trong khoảng thời gian quy định.
* Trí nhớ: Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – lơgic.
thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em…
* Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động.
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát, Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận.
- Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức cịn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.
* Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi.
Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hồn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,…. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.
* Ngơn ngữ: Hầu hết học sinh tiểu học có ngơn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngơn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hồn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngơn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung
quanh và tự phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngơn ngữ có vai trị hết sức quan trọng đối với q trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngơn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thơng qua ngơn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thơng qua khả năng ngơn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
* Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Mơi trường thay đổi: địi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Chuyển từ hiếu kỳ, tò mị sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết…Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.
1.1.3.4. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
- Tính cách: Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong mơi trường nhà trường cịn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sơi nổi, mạnh dạn… Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ.
- Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau:
+ Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong q trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vơ tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này cịn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em cịn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách khơng thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học cịn đang trong q trình phát triển tồn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hồn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.
* Xúc cảm – Tình cảm
- Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và ln gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,…Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vơ tư…
- Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều. - Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,…khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ.
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp giáo viên dễ dàng minh họa bằng hình ảnh, video thay cho những giáo án truyền thống viết tay như trước đây. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu một số lợi ích của giáo án điện tử bao gồm như sau:
- Làm tăng tính sinh động của tài liệu giúp học sinh tiếp thu một cách dễ dàng và linh động nhất trong bài học bằng những minh họa hình ảnh, video…
- Có thể cầm theo bất cứ đâu bằng cách lưu giáo án bằng thẻ nhớ, USB… thay vì cầm những cuốn sổ như trước đây.
- Lưu trữ và trao đổi chuyên môn với những giáo viên cùng môn dễ dàng và thuận tiện
Qua đó chúng ta thấy sử dụng giáo án điện tử với các hình ảnh, sơ đồ, âm thanh…trong dạy học giúp học sinh dễ dàng tiếp thu hơn, học nhanh hơn, dễ hiểu hơn.
Đặc biệt, trước u cầu thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19 khi chuyển dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến, ngành giáo dục đào tạo khuyến khích giáo viên áp dụng bài giảng điện tử vào quá trình giảng dạy. Qua thực tế cho thấy, việc áp dụng phương pháp này được coi là giải pháp hữu hiệu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.