Kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệpgiai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp tư nhân Công Chiến” (Trang 30 - 32)

Kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệptrong 3 năm 2015 – 2017 theo chỉ tiêu giá trị được thể hiện qua Bảng 2.5.

- Doanh thu của doanh nghiệpcó xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2015-2017 với TĐPTBQ là 39,8%. Cụ thể, doanh thu BH&CCDV năm 2016 tăng 107,63 so với năm 2015 và năm 2017 giảm 5,87% so với năm 2016. Điều này là hồn tồn hợp lý vì doanh nghiệpđang tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh, tuyển thêm rất nhiều lao động dẫn đến việc sản xuất kinh doanh chưa đi vào ổn định và vẫn đang bị thua lỗ do các chi phí tăng lên. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có những điều chỉnh phù hợp đối với kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh để doanh nghiệpsẽ nhanh chóng phục hồi doanh thu.

- Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong q trình SXKD. Giá vốn hàng bán nhìn chung tăng với TĐPTBQ là 140,03%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng xuất hiện nhiều dẫn đến việc các nhà cung cấp ép giá nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào. Hơn nữa, doanh nghiệp tư nhân Công Chiến đang tiến hành mở rộng kinh doanh một số mặt hàng mới nên việc cân đối chi phí giá vốn cịn chưa ổn định và đang ở mức cao.Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm kiếm thêm các nguồn hàng, nguyên vật liệu,.. để giảm giá vốn hàng bán, tăng doanh thu.

- Lợi nhuận gộp về BH&CCDV trong giai đoạn 2015-2017 có xu hướng tăng với TĐPTBQ là 34,88%. Cụ thể, LNG năm 2016 tăng 40,58% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 29,41% so với năm 2016. Từ đó cho thấy, việc mở rộng quy mơ kinh doanh đã mang lại được những giá trị nhất định cho doanh nghiệp.

- Chi phí quản lý kinh doanh có xu hướng tăng lên qua từng năm với TĐPTBQ là 183,64%. Nguyên nhân là do số lượng lao động qua các năm tăng lên để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Chi phí QLKD tăng sẽ dẫn đến việc lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ giảm đi. Chính vì vậy DN cần cân đối chi phí để vẫn đạt hiệu quả KD và tiết kiệm chi phí.

Bảng 2.5. Kết quả SXKD của Doanh nghiệp3 năm 2015 – 2017

ĐVT: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tốc độ tăng trưởng (%)

Liên hoàn Bình

quân 2016/2015 2017/2016

1 Doanh thu BH&CCDV 5.985.286.231 12.426.983.293 11.697.720.541 207,63 94,13 139,80

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 - - -

3 Doanh thu thuần về BH&CCDV 5.985.286.231 12.426.983.293 11.697.720.541 207,63 94,13 139,80

4 Giá vốn hàng bán 5.712.528.248 12.043.546.136 11.201.532.228 210,83 93,01 140,03

5 Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 272.757.983 383.437.157 496.188.313 140,58 129,41 134,88

6 Doanh thu hoạt động tài chính 302.433 422.111 281.967 139,57 66,80 96,56

7 Chi phí tài chính 205.881.315 10.542.864 0 5,12 - -

Trong đó chi phí lãi vay 205.881.315 0 0 - - -

8 Chi phí quản lý kinh doanh 282.424.056 651.939.920 952.395.963 230,84 146,09 183,64

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

KD -215.244.955,00 -278.623.516,00 -455.925.683 129,44 163,64 145,54

10 Thu nhập khác 1.458.465.661 148.427.020 42.010.977 10,18 28,30 16,97

11 Chi phí khác 1.729.467.258 0 0 - - -

12 Lợi nhuận khác -271.001.597 148.427.020 42.010.977 - 28,30 -

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -486.246.552 -130.196.496 -413.914.706 26,78 317,92 92,26

14 Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 0 - - -

15 Lợi nhuận sau thuế TNDN -486.246.552 -130.196.496 -413.914.706 - - -

- Lợi nhuận khác của DN giảm xuống trong giai đoạn 2015-2017. Nguyên nhân do năm 2015 DN đã tiến hành thanh lý máy móc thiết bị đã qua sử dụng và không sử dụng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến việc LN khác năm 2015 tăng cao.

- Lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp tư nhân Công chiến đang có sự biến động tăng giảm không ổn định. Cụ thể mức lợi nhuận gộp có tăng nhưng lợi nhuận sau thuế trong ba năm đều giảm. Năm 2015 doanh nghiệp lỗ hơn 400 triệu, nhưng sang đến năm 2016 mức lỗ giảm xuống chỉ còn 130.196.496. Nguyên nhân là do, việc mở rộng sản xuất kinh doanh mới đang trong giai đoạn bắt đầu nên doanh nghiệpgặp nhiều bất lợi. Chính vì vật doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh, thay đổi với bản kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa doanh nghiệpthoát khỏi khung hoảng.

Nhìn chung hoạt động SXKD doanh nghiệpbước đầu đã có được những hiệu quả nhất định sau khi mở rộng quy mô kinh doanh về mặt doanh thu, lợi nhuận gộp. Nhưng tồn tại rất nhiều bất cập trong việc cân đối thu chi, giảm chi phí tới mức tối đa. Để đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tới doanh nghiệpcần có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn để thu được lợi nhuận cao hơn.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp tư nhân Công Chiến” (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)