Xuất phát từ quan niệm, tiền trong tay thương nhân là đồng tiền cần thiết phải sinh lời, cho nên đối với các vi phạm nghiã vụ thanh toán trong pháp luật thương mại, lãi suất tiền nợ quá hạn thường được tính cao hơn lãi suất tiền nợ quá hạn trong pháp luật dân sự. Điều 63, 233 LTM lại không tuân theo thông lệ quốc tế như vậy mà lặp lại hầu như nguyên vẹn Điều 313 BLDS.
1.3.4. Một số HĐTM có bản chất giống HĐDS
Theo điểu 550 BLDS, hợp đồng gia cơng là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện một công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia cơng, cịn bên đặt gia cơng nhận sản phẩm và trả tiền cơng. Cịn theo điều 128 LTM, gia công trong thương mại được hiểu là hành vị thương mại, theo đó bên nhận gia công thực hiện việc gia cơng hàng hố theo u câu, bằng ngun liệu, vật liệu của bên đặt gia công để hưởng tiền gia công; bên đặt gia cơng nhận hàng hố đã gia công để kinh doanh thương mại và phải trả tiền công cho bên nhận gia công. Như vậy, trong hai loại hợp đồng trên, bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu để bên gia cơng thực hiện. Sau đó bên nhận được một lợi ích vật chất (bên đặt gia công) sẽ phải trả một lợi ích vật chất khác cho bên nhận gia công theo nguyên tắc đền bù.
Theo Điểu 585 BLDS thì hợp đồng uỷ quyển là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyển có nghĩa vụ thực hiện cơng việc nhân danh bên uỷ quyển, còn bên uỷ quyển chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận. So sánh điểu này với các Điều 83,84,85 LTM, ta có thể thấy hai loại hợp đồng này giống nhau ở các điểm: Thứ nhất, chúng đều liên quan đến thực hiện một công việc, song khác hợp đồng dịch vụ, bên được uỷ quyền hoặc đại điện nhân danh bên uỷ quyền hoặc bên được đại diện để thực hiện cơng việc cịn trong hợp đồng dịch vụ thì bên thực hiện cơng việc nhân danh mình. Thứ hai, chúng là hợp đồng ưng thuận, có thể có đền bù hay khơng, có thể đơn vụ hoặc song vụ. Thứ ba, cả hai loại hợp đồng trên đều mang tính chất cá nhân, bên được uỷ quyền hoặc bên đại diện không được uỷ quyền lại hoặc nhờ một
người thứ ba đại diện thay nếu không được người ủy quyển hoặc người đại điện đồng ý.
Tại Điều 521 BLDS, hợp đồng dịch vụ được định nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên theo đó bên làm dịch vụ thực hiện một cơng việc cho bên th địch vụ, cịn bên thuê địch vụ phải trả tiền công cho bên làm dịch vụ. Trong LTM không định nghĩa trực tiếp hợp đồng mơi giới thương mại là gì nhưng nếu xem Điều 93 về người mơi giới thương mại, ta cũng có thể hiểu được bản chất của loại hợp đồng này. Người môi giới thương mại là thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại trong việc đàm phán, kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Theo Điều 99 LTM, ủy thác mua bán hàng hố là hành vi thương mại, theo đó bên được uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hố với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ-thác và nhận được phí uỷ thác. Cịn theo Đều 111 LTM, đại lí mua bán hàng hố là hành vi thương mại, theo đó bên giao đại lí và bên đại lí thoả thuận việc bên đại lí nhân danh mình mua hoặc bán hàng hố cho bên giao đại lí để hưởng thù lao. Từ những định nghĩa trên, dù câu chữ trong từng loại hợp đồng có thể khác nhau nhưng ta vẫn thấy chúng có một điểm chung thống nhất. Đó là thực hiện một cơng việc trên cơ sở có đền bù. Việc thực hiện công việc này không tạo ra sản phẩm mới nhưng đem lại lợi ích cho các chủ thể.
Hợp đồng mua bán tài sản theo Điều 184 BLDS là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyển sở hữu tài sản đó cho bên mua và nhận tiển, cịn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiển cơng cho bên bán. Cịn mua bán hàng hoá theo Điều 46 LTM là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyển sở hữu hàng hoá cho người mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận của hai bên. Như vậy, hai loại hợp đồng trên đều có sự chuyển dịch đối tượng của hợp đồng và quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua trên cơ sở hàng – tiền. Hợp đồng có đền bù theo qui luật ngang giá và tương đương.
Tóm lại, như đã phân tích ở phần này, xét thấy một số HĐTM có bản chất giống như HĐDS, nếu có khác chúng chỉ khác ở mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, có cần qui định lại một số điều đã hồn toàn giống những qui định đã được thể chế hố trong BLDS hay khơng?